Trang

15/09/2013

ĐẶNG NGỌC VIẾT, CÁI CHẾT & SỰ SANG TRỌNG CẦU KỲ

Blog: Phalanxist
Trong tập truyện ”MỘT CUỘC GẶP GỠ” được Nhã Nam xuất bản mới đây, tác giả-Milan Kundera kể lại:
Trong tiểu thuyết, “Từ lâu đài này đến lâu đài khác”, có câu chuyện một con chó cái; nó đến từ những vùng băng giá Đan Mạch, nơi nó đã quen với các cuộc chạy rông nhiều ngày trong rừng. Khi được đưa đến Pháp cùng với Céline, là hết những cuộc chạy rôn. Rồi đến một ngày, ung thư:
“…tôi muốn đặt nó nằm trên lớp rơm…ngay lúc bình minh lên…nó không muốn tôi đặt nó nằm…nó đã không muốn…nó muốn ở một nơi khác…phía lạnh nhất trong nhà và trên lớp sỏi…nó nằm dài khoái trá…nó bắt đầu thở khò khè…kết thúc đến rồi..,người ta bảo tôi như vậy, tôi không tin thế…nhưng đúng là vậy, nó nằm theo hướng ký ức, nơi từ đó nó đã đến đây, từ phương Bắc, quay về phương Bắc…con chó cái rất trung thành theo một cách, trung thành với những khu rừng nơi nó vẫn chạy rông, Korsor, ở trên kia…trung thành với cuộc sống khắc nghiệt…khu rừng Meudon chẳng là gì cả đối với nó…nó chết trong hai…ba hơi thở dốc nhẹ…ôi, rất kín đáo…tuyệt không hề rên rĩ…có thể nói…trong tư thế thực sự là đẹp, nhưng đang đà lao lên, trong cuộc chạy rông…nhưng là nằm nghiêng về một bên, bị đánh gục, thôi rồi…mũi hướng về những khu rừng chạy rông của nó, ở trên kia nơi từ đó nó đã đến đây, nơi nó đã từng đau khổ…có Trời biết! “Ôi, tôi đã từng chứng kiến biết bao nhiêu con hấp hối…ở đây…ở kia…khắp nơi…nhưng không có con hấp hối nào đẹp thế, kín đáo…trung thành…điều làm hỏng cơn hấp hối của con người là cái sang trọng cầu kỳ…con người bất kể lúc nào cũng đóng kịch…cho đến người bình thường nhất…” (1)
“Điều làm hỏng cơn hấp hối của con người là cái sang trọng cầu kỳ”. Cái câu mới lạ làm sao! Và, “con người bất kể lúc nào cũng đóng kịch”…Có ai không nhớ cái cảnh hài kịch chết chóc của “những lời nói cuối cùng” thốt lên lúc lâm chung? Đúng như vậy đó: ngay cả khi đã thở dốc, con người vẫn còn đóng kịch. Và “ngay cả người bình thường nhất”, người ít phô trương nhất, bởi vì không phải bao giờ cũng đúng là con người tự mình đóng, thì người ta sẽ đóng cho anh. Đấy là số phận làm người của anh. (2)
Đặng Ngọc Viết đã tự chọn cho mình một cái chết…trung thành với cuộc sống khắc nghiệt…trung thành với bản ngã nguyên sơ của mình…giữa đồng đất quê hương….khi tới giờ cơm…anh xin một bát cơm chay ở nhà chùa để ăn…sau đó ra phía lăng quan âm Phật Bà rồi ngồi im tại đó…thi thoảng Viết quỳ gối dưới chân bức tượng…và rồi có tiếng nổ lớn. Đặng Ngọc Viết đã nằm xuống dưới chân tượng Quan Âm…thở phì phò và không nói gì…rất kín đáo…tuyệt không hề rên rỉ…không hề van xin…không cần ai phán xét…trước hiện thân của Phật Bà Quan Âm. 
Cái chết đấy, Đặng Ngọc Viết, không diễn ra như một cái chết anh hùng, đừng gán cho nó cái tên sang trọng cầu kỳ như thế, cái sự sang trọng của những vở kịch xin đừng dành cho anh. Đặng Ngọc Viết, anh đã chọn cho mình cái chết như là một nạn nhân được đội vầng hào quang của bất công phải chịu đựng, đơn giản thế thôi. Anh không muốn được tẩm liệm trong hương hoa của những ngôn từ sang trọng…anh hùng…chống tham nhũng…chống bất công…biểu tượng…chiến thắng. 

Hãy để anh yên với những phát súng chỉ thẳng mặt những kẻ hữu danh đang nắm quyền…, và những thằng chưa bị chỉ mặt khác nữa. Đừng phán xét anh, cũng đừng xót thương anh, chúng ta - những kẻ ưa sự sang trọng cầu kỳ, chưa từng trải nghiệm một cuộc sống đã bị người ta tịch thu tất cả…chúng ta vẫn còn tất cả những phông màn xanh đỏ….chúng ta ưa cầu kỳ…thì mặc kệ…
Viết - anh đã tin vào sự công bằng nơi Đức Phật, anh khác chúng ta từ gốc rễ.

Vâng, “sự sang trọng cầu kỳ”! Cái đó dành riêng cho chúng ta, những vở kịch vẫn đang tiếp tục và những vai diễn vẫn đang hào hứng…những lời rên rĩ giả tạo…những đau khổ nửa vời…những tiếng hô xung phong…những chứng nghiệm…tất cả đều sang trọng và hẳn nhiên, chúng cũng rất cầu kỳ.

5 commentaires:

  1. Anh hành động trong sự bĩnh tĩnh chứ không phải trong sự cuồng nộ, năm viên đạn rời khỏi nòng súng đều trúng ĐÍCH và anh chừa lại một viên cuối cùng trong ổ đạn cho anh !
    Anh chết trong sự bình thản, không hối hận, có lẽ điều anh suy nghĩ cuối cùng là muốn cho Việt Nam không còn lũ cướp ngày để cho con của anh không phải gặp cảnh đau lòng như anh .Tôi nghĩ rằng anh cầu nguyện Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát như vậy.Tuyệt đối anh không cầu nguyện sự THỨC TỈNH của những kẻ đang cầm quyền và cầm tiền, bỡi vì anh biết không bao giờ xảy ra, chỉ trừ khi bọn đó nằm xuống bằng những viên đạn như anh đã làm.

    RépondreSupprimer
  2. Anh ra đi đơn giản một phát súng
    Lặng lẽ trước Quan Âm
    Không quằn quại, rên rỉ - chỉ âm thầm
    Lòng vốn tin Đức Phật
    Sẽ thấu hiểu những điều còn lặng câm

    RépondreSupprimer
  3. Tôi thắc mắc là sao anh Viết không bắn vào đầu mình để tự sát mà bắn vào tim, trong khi đó những người bị anh bắn lại vào đầu?

    RépondreSupprimer
  4. Anh Đặng Ngọc Viết đã tìm một cái chết rất đáng được ngưỡng mộ: Bị cướp sạch, hai bàn tay trắng cuộc đời hoàn toàn vô vọng, không đáng sống nhưng
    phải diệt những kẻ ác rồi mới tự xủ.
    Anh đã làm được việc hơn người mặc dù anh không muốn làm người anh hùng, nhưng đó là tấm gương để mọi ngườinkhông cứ oằn mình mãi để kẻ có quyền hành giầy xéo!
    "Một hành động như thế là anh hùng chứ còn gì nữa?
    ¨Phải xử lý những kẻ cướp đất của dân, như thế là tha hoá đạo đức. Xin các đồng chí xử lý vụ cướp đất này" (Nói theo ý ông Tổng Bí)

    RépondreSupprimer
  5. Đặng Ngọc Viết nghĩ gì dưới chân Phật bà Quan Âm
    -Anh cầu xin đức Phật siêu thoát vì đã đại khai sát giới?
    - Anh cầu xin đức Phật một lần nữa xuất hiện tung áo cà sa, để bóng áo cà sa phủ đến đâu đó là đất của dân cày bọn Quỷ không được xâm phạm

    RépondreSupprimer