Trang

05/10/2013

Thư ngỏ gửi Giáo Sư Hoàng Tụy

Nguyễn Trần Sâm
Theo blog Đào Hiếu
Kính thưa Giáo Sư,

Trước khi đề cập đến vấn đề cần thưa với Giáo Sư, kẻ viết bức thư này, một công dân Việt Nam hạng thấp nhất cả về địa vị xã hội lẫn học hàm học vị, xin kính cẩn cúi mình trước nhân cách cao cả và những thành tựu khoa học nổi tiếng thế giới của Ông. Chính vì uy tín lớn của Ông trong giới khoa học và trong toàn xã hội mà mỗi lời nói của ông trên các phương tiện truyền thông đại chúng có thể có những tác động đáng kể đối với nhận thức của quảng đại quần chúng. 

Điều làm tôi băn khoăn muốn thưa với Giáo Sư là phát biểu mới đây của Ông về Đề án đổi mới toàn diện giáo dục. Khi được phóng viên hỏi, Ông đã nói: 
 “Đây là đề án đổi mới giáo dục tốt nhất từ trước đến nay” và “Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục lột xác và lấy lại niềm tin của nhân dân”.
Bằng những phát biểu như vậy, đương nhiên Giáo Sư đã bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành việc triển khai “đề án” đó.
Vâng, xin thưa Giáo Sư, hoàn toàn có thể đó là một bản đề án rất tốt, không những tốt hơn mọi đề án đã từng có, mà thực sự là rất tốt. Nhưng xin được nêu ra những câu hỏi sau đây:
Một: Người thực hiện (và đặc biệt là nhóm người nắm quyền sử dụng số tiền nhà nước chi cho bản đề án đó) gồm những ai?
Hai: Có phải từ trước đến giờ chưa có đề án nào đặt vấn đề đổi mới theo những cách rất hay ho và nghe ra rất hợp lý hay không, mà tại sao giáo dục vẫn trở nên tồi tệ như hiện nay?
Ba: Người ta đưa ra bản đề án đó nhắm tới những mục đích gì?
Bốn: Giáo Sư có thể nói gì về giáo dục nước nhà sau 10 năm thực hiện bản đề án đó?
Thưa Giáo Sư,
Chẳng biết Giáo Sư nghĩ sao, nhưng đa số dân đen chúng tôi đã quá chán ngán và mệt mỏi với những đề án này, chương trình nọ. Từ gần 30 năm nay, giáo dục nước nhà đã trải qua biết bao nhiêu những cơn đau cải cách và đổi mới. Hàng núi mỹ từ đã tuôn ra, nghe mà nức lòng. Hàng đống những nhóm giải pháp đã được áp dụng để kéo giáo dục ra khỏi vũng bùn. Và sau mỗi giai đoạn cải cách hay đổi mới, người ta lại thấy khẳng định trong những bản tổng kết rằng giáo dục đã “đi lên”. Vâng, lần cải cách nào, lần đổi mới nào cũng “đi lên”, nhưng kết quả là sau mấy chục năm nó lại tồi tệ hơn khi bắt đầu có cải cách. Vì sao vậy? Đó là vì, mặc dù những gương mặt cụ thể có thể thay đổi, nhưng đội ngũ những người thực hiện cải cách vẫn thuộc một tập đoàn đó, tập đoàn không bao gồm những người uyên bác nhưng lại có quyền tuyệt đối trong việc biến những ý kiến chủ quan thành “chân lý”, tập đoàn mang tính chất một nhóm lợi ích, nắm trong tay và tự ý thao túng những nguồn tài chính khổng lồ!
Đó là cách nghĩ đơn giản của đám dân đen chúng tôi để trả lời hai câu hỏi đầu. Về câu hỏi thứ ba, chúng tôi xin thưa: ngoài việc lấy thành tích, “đề án” còn có một mục đích khác nữa. Chỉ cần nói đến một “tiểu đề án” cũng sắp “triển khai” là viết lại toàn bộ sách giáo khoa phổ thông (vâng, lại viết lại SGK!) với số tiền dự chi là 70 ngàn tỉ đồng, trong khi một số chuyên gia tính ra chỉ cần chi 70 tỉ, là đủ thấy cái Đề án đổi mới toàn diện nó nhắm tới cái gì rồi. Than ôi!
Cuối cùng, nếu nói đến 10 năm sau khi bắt đầu thực hiện cái “đề án” đó, dân đen chúng tôi xin mạn phép đánh cuộc với Giáo Sư rằng giáo dục sẽ tồi tệ hơn hiện nay, bất kể Giáo Sư có thể đưa ra bao nhiêu phép chứng minh khoa học rằng nó sẽ tốt hơn hiện nay rất nhiều. Vâng, vì không đủ trình độ để phân tích, chứng minh một cách khoa học, chúng tôi chỉ xin nói ngắn gọn: đánh cuộc! (Trừ trường hợp bản “đề án” đó hay bản khác tương tự được một tập đoàn khác thực hiện.)
Chúng tôi biết rằng các công trình của Giáo Sư đóng góp rất nhiều cho khoa học thế giới, nhưng Việt Nam ta còn lâu lắm (có thể mấy trăm năm nữa) mới có thể đủ văn minh để ứng dụng các công trình đó. Vì vậy, với mong muốn được nhờ Giáo Sư một chút gì đó, chúng tôi xin thỉnh nguyện Ông một điều: Xin đừng làm cho một thiểu số dân đen tiếp tục có cái nhìn mơ hồ về giáo dục nước nhà, và nói chung về tương lai đất nước.
Xin kính chúc Giáo Sư mạnh khỏe và trường thọ!
Kính thư,
Công dân NGUYỄN TRẦN SÂM

9 commentaires:

  1. sự ngưỡng mộ của tôi và mọi người dân việt đã vơi đi khi thấy gs phát biểu như vậy, ông gs nguyễn lân dũng cũng thế. đừng làm khổ dân thêm.

    RépondreSupprimer
  2. Có lẽ GS Tụy là đồng tác giả của đề án nên mới khen hay như thế.
    "Rằng hay thì thật là hay,nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào."

    RépondreSupprimer
  3. Anh Sâm ạ, đây là Đề án "chiến lược", dài hơi, có tầm nhìn đến tận năm 2099 lận. Do vậy mới 10 năm mà anh đã sốt ruột rồi, chắc tại bụng anh yếu thôi. Bình tĩnh đợi kết quả đi anh. Bây giờ tôi cùng đợi với anh.

    RépondreSupprimer
  4. 70 ngàn tỉ đồng có là cái chi chi. Hết tiền thì vào IMF mà lấy

    RépondreSupprimer
  5. Xin trích: "Chẳng biết Giáo Sư nghĩ sao, nhưng đa số dân đen chúng tôi đã quá chán ngán và mệt mỏi với những đề án này, chương trình nọ. Từ gần 30 năm nay, giáo dục nước nhà đã trải qua biết bao nhiêu những cơn đau cải cách và đổi mới. Hàng núi mỹ từ đã tuôn ra, nghe mà nức lòng. Hàng đống những nhóm giải pháp đã được áp dụng để kéo giáo dục ra khỏi vũng bùn. Và sau mỗi giai đoạn cải cách hay đổi mới, người ta lại thấy khẳng định trong những bản tổng kết rằng giáo dục đã “đi lên”. Vâng, lần cải cách nào, lần đổi mới nào cũng “đi lên”, nhưng kết quả là sau mấy chục năm nó lại tồi tệ hơn khi bắt đầu có cải cách. Vì sao vậy? Đó là vì, mặc dù những gương mặt cụ thể có thể thay đổi, nhưng đội ngũ những người thực hiện cải cách vẫn thuộc một tập đoàn đó, tập đoàn không bao gồm những người uyên bác nhưng lại có quyền tuyệt đối trong việc biến những ý kiến chủ quan thành “chân lý”, tập đoàn mang tính chất một nhóm lợi ích, nắm trong tay và tự ý thao túng những nguồn tài chính khổng lồ!"
    Quả thật GS Hoàng Tuỵ đã quá ảo tưởng khi ông tin và đánh giá tốt đề án cải cách giáo dục lần này, mà thực ra nó không đáng một tờ giấy lộn, bởi GS nên biết rằng người viết đề án và chủ đề án, trước khi nhận tiền họ đã nghĩ suy trong việc này có bao nhiêu tiền vào túi họ và lên một danh sách chi cho quan to, quan nhỏ là bao nhiêu rồi sau đó nghĩ cách làm quấy quá cho xong mà vẫn quyết toán tiền êm xuôi thôi, thưa GS ạ.
    Vì vậy tôi mong GS không nên sa vào những việc vớ vẩn đó làm vẩn đục uy danh của mình mà nên nghĩ cách làm sao cho chế độ này mau sụp đổ, chứ chúng phá khủng khiếp quá, phá bằng mọi cách, mọi nơi, mọi lúc.
    Xin cảm phục bài viết sâu sắc và cần thiết của ông Nguyễn Trần Sâm.

    RépondreSupprimer
  6. Xin thưa với GS Hoàng Tuỵ: Đây là một đề án mũi nhọn, chủ đạo, sâu rộng, đại nhảy vọt, siêu tốc, chi tiết ... và vô cùng hoành tráng, thuộc tầm cỡ thế giới văn minh, nhằm lấy lại vị trí quốc sách cũng như lòng tin chiến lược của nền giáo dục vĩ đại của Việt Nam. Nhưng xem ra kinh phí 70.000 tỷ là chưa đủ đâu, mà ít ra cũng cỡ 100.000 tỷ đồng như Vinasin thì mới ngon lành.
    Thưa GSHoàng Tuỵ, chúng nó toàn một lũ giả dối, đểu cáng, cướp bóc cả thôi.
    Cảm ơn bác Sâm, bác Chênh đã đưa bài này cho chúng tôi đọc.

    RépondreSupprimer

  7. THỬ LÀM BÀI TOÁN KINH TẾ SƠ CẤP : 
    *****************************************

    Vốn đầu tư là 700 triệu Đôla, bán được 12 tỷ Đôla, như vậy :

    TỈ SỐ LỢI NHUẬN DOANH THU Profit-turnover-ratio = 12 tỷ Đôla : 700 triệu Đôla = 17%

    Điều ấy có nghĩa là chỉ trong một năm là Samsung đã thu lợi trở về là :

    DOANG THU LUÂN CHUYỂN VỐN Asset turnover = 700 triệu Đôla x 17% = 1 tỷ 200 triệu Đôla

    Trừ đi vốn đầu tư thì thu lợi của Samsung tại Việt Nam trong năm 2012 là :

    1 tỷ 200 triệu Đôla – 700 triệu Đôla = 500 triệu Đôla

    Trong năm 2013 mà Samsung-Vietnam vẫn giữ được mức thu nhập 12 tỷ Đôla đó và trừ đi operating costs chừng 100 triệu Đôla, 

    thì Samsung thu được 11 tỷ 900 triệu Đôla trên xương máu của người Việt. 
    CHỈ ĐÓNG THUẾ 1000 tỷ đồng Việt Nam đóng thuế là con số 1000, 000,000,000 
    đồng nếu 1 đô la ăn 20,000 đồng Việt Nam 
    thì Samsung thu được 11 tỷ 900 triệu Đôla trên xương máu của người Việt MÀ 
    CHỈ ĐÓNG THUẾ 1000 tỷ đồng Việt Nam đóng thuế là con số 1000, 000,000,000 CHIA CHO 1 đô la ăn 20,000 đồng Việt Nam TƯƠNG ĐƯƠNG 50,000,000 đô la 

    1000, 000,000,000 CHIA CHO 20,000 BẰNG 50,000,000 đô la 
     

    Ngoài ra môi trường của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi sản xuất những dụng cụ này

    Nam Hàn bây giờ thông minh hơn dân Việt nhiều, chẳng giống khi xưa khi MIỀN NAM VNCH còn tồn tại thì Nam Hàn vẫn còn thua VNCH nhiều .. .. Dân NAM HÀN qua làm công nhân nhan nhản tại Sài Gòn !!!!
    Trước 75 : Nam Hàn,Mã lai,Thái Lan,Nam Dương,Phi,Tân Gia Ba không hơn gì Miền Nam VN .
    Nam Hàn,Mã lai,Thái Lan,Nam Dương,Phi,SINGAPORE thua trong nhiều lãnh vực,trong số đó có Nam Hàn

    Viết điều này có lẽ chói tai Cán Bộ vô Văn Hóa CSVN.Nếu thế,thì nên phản bác đi để khỏi phải bị ấm ức là bị người ta chê bai CS chỉ là thứ ăn hại đái nát 

    Hàn quốc xui xẻo chỉ có Park chung-hee PHÁC CHÁNH HY chứ không may mắn như dân ta có bác Hồ, nên ngày nay Samsung phải làm chủ thuê nhân công VN làm để giảm giá thành sản phẩm. 

    Thiên tài của đảng ta là copy y xì lại mô hình Trung Quốc

    RépondreSupprimer
  8. Chừng nào "Nhà nước''còn lấy đường lối "Chính trị hóa" để quán triệt" toàn bộ nền GD
    này từ chương trình đào tạo cho đến cả suy nghĩ của người lãnh đạo GD, người dạy và người học để biến họ thành công cụ để sai bảo và điều khiển ... thì mọi cải cách chỉ
    là cái bánh vẽ, để bọn quyền gian kiếm cớ bòn rút chia chác ngân quỹ quốc gia mà thôi !

    RépondreSupprimer
  9. Tôi có hỏi một người bạn lam bên Bộ GD-ĐT đang soạn thảo lại SGK rằng : Sao cứ thay đổi, soạn đi soạn lại mãi mà chẳng bao giờ hoàn chỉnh được lâu dài cả thế; bất ngờ nhận được câu trả lời rất thực : các ngành khác người ta có công trình này dự án khác để kiếm tiền, GD không soạn lại SGK và Chương trình giảng dạy thì lấy gì mà ăn. Buồn nhưng rất đúng hiện trạng.

    RépondreSupprimer