Tin buồn: Nhạc sĩ Việt Dzũng, tác giả của các tác phẩm lừng danh như Chút quà cho Quê Hương, Lời kinh đêm, Bài Tango cuối cùng, Bên đời hiu quạnh... đã qua đời đột ngột vào lúc 10g34' sáng thứ Sáu 20-12 tại Wesminster, California, Hoa Kỳ. Ông mất ngay trên bàn làm việc ở nhà, sau khi vừa làm việc xong với Đài truyền thanh Radio Bolsa.
Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng (sinh 1958). Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư. Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean qua sự hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ. Sự nghiệp của ông là một chuỗi dài hoạt động nghệ thuật và xã hội liên tục dến kinh ngạc, dù chỉ có thể di chuyển trên đôi nạng. Gia tài âm nhạc của ông để lại gồm tình ca và nhạc tranh đấu có trên 450 bài hát.
Việt Dzũng được coi là gương mặt đấu tranh cho nhân quyền và tự do hàng đầu của người Việt hải ngoại trong nhiều thập niên. Trong 2 năm gần đây, ông trở bệnh rất nặng về tim và huyết áp nhưng vẫn cố hoạt động, không chịu ngừng nghỉ dù bác sĩ đã cảnh báo nhiều lần. Tháng 3 năm 2013, nhạc sĩ Việt Dzũng và Nguyệt Ánh cũng được trung tâm Asia vinh danh cho một đời hoạt động nghệ thuật tranh dấu ở chương trình riêng mang tên Hùng Ca Sử Việt 2. Đây cũng là một trong những chương trình nghệ thuật lớn cuối cùng mà ông tham gia, cũng là dịp kỷ niệm nhiều năm hoạt động phong trào Hưng Ca (âm nhạc chính trị) do ông và nhạc sĩ Nguyệt Ánh chủ xướng.
Với nhiều người, nhạc sĩ Việt Dzũng được coi là tấm gương hoạt động và tranh đấu đáng ngưỡng mộ, với một số người khác, nhạc sĩ Việt Dzũng được xem như là nhân vật đối lập không thể chấp nhận được của Nhà nước Việt Nam. Vài năm sau biến cố tháng 4-1975, trong bối cảnh đời sống xáo động và còn nhiều chủ trương cực đoan, ông và nhạc sĩ Nguyệt Ánh từng bị nhà nước Việt Nam kết án tử hình vắng mặt.
Khi còn sinh thời, nhạc sĩ Việt Dzũng từng nói đùa rằng ông đợi nhạc sĩ Việt Khang ra tù để kết nghĩa anh em, vì có cùng chữ "Việt" trong nghệ danh, cũng như cùng tâm hồn tranh đấu. Nhưng nay thì ước muốn đó đã không thể thành sự thật.
Bài và Ảnh của Tuấn Khanh.
Xin chia buồn với gia đình nhạc sỹ Việt Dzũng
RépondreSupprimerĐọc tiểu sử thu ngắn của Việt Dzũng thấy anh là người không thể không có trí tuệ và tài năng vì song thân là những nhà trí thức (trí thức thật sự, không phải nhờ mua bằng) lại được giáo dục bởi những sư huynh Công Giáo ở Lasan Taberd (tài sản của giáo hội CG sau nhà cầm quyền cs chiếm hữu và đổi tên là Trần Đại Nghĩa ?), và bởi đức giám mục Benard Law, sau này là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ)
RépondreSupprimerÍt người biết anh còn là dưỡng tử của cố đại tá Nguyễn Văn Ba, vị chỉ huy trưởng đầu tiên của ngành tình báo VNCH cũng là thân phụ của ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh người đã từng đi bên cạnh và nâng đỡ VD từ những ngày đầu chập chững vào nghề ca hát thời 1980's Hai chị em đều có tài và được sự hưởng ứng vô cùng nồng nhiệt của đồng bào hải ngoại, dù bản chất họ vô củng khiêm tốn và chỉ dùng tài đàn ca vào công tác đầu tranh tuyên vận chứ không phải để kiếm cơm như đa số các ca sĩ "bất tri vong quốc hận " khác. Đó là đặc điểm nổi bật của VD
Người ta vẫn bảo "có tật, có tài" Ở VD anh đã chứng minh cho thấy cái "tài" không phải là mặc nhiên mà có được, bởi nó được gầy dựng bởi nhiều yếu tố, gia đình, ý chí, và tấm lòng đôn hậu của một người quân tử chính nhân đúng nghĩa . Anh đã thật sự được mọi người yêu mến không phải vì lòng thương hại, cũng không phải chỉ vì anh là một người nghệ sĩ có tài mà là tổng hợp của tất cả những đặc tính thiết yếu mà một kẻ sĩ VN trong thời đại nhiễu nhương cần có, cái mà người trong nước hay gọi là TÂM và TẦM. Đọc những comment biểu lộ cảm xúc của rất nhiều người khi viết về cái chểt của VD để hiểu là cái bản án tử hình khiếm diện của nhà cầm quyền độc tài cs chỉ là một tấm giấy chứng nhận lòng yêu nước thật sự của một người (thật sự là) kẻ thù của họ. Còn để VD tồn tại thì kế hoạch của họ vạch ra còn phải chịu nhiều cản trở.
Vậy hỡi những ai yêu mến Việt Dzũng, hãy nuốt ngược giòng nước mắt của mình vào bên trong và vững tin rằng dù hôm nay anh đã nằm xuống nhưng tinh thần của anh sẽ còn sống mãi trong tâm thức của những người đồng cảm với anh, rằng tấm gương rất trong và sáng của anh sẽ còn được lưu truyền mãi nơi thế hệ đàn em mà anh rất yêu thương và kỳ vọng, đã vui lòng chấp nhận làm viên gạch lót đường cho họ tiến tới. Theo tôi, anh mới thật sự là một "unsung hero" của thời đại hiện nay. Mất một Việt Dzũng hôm nay nhưng nhất định sẽ có thêm vô số VD đang trong giai đoạn rèn luyện. Tất cả đều được bắt nguồn từ hứng khởi mà VD original đã khơi dậy.
Vậy hãy ngưng khóc thương anh, hãy thể hiện bằng hành động cụ thể mà VD mong mỏi ở tất cả chúng ta khi anh còn sống đó là : 'HÃY GIÚP TÔI NÓI LÊN SỰ THẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY"
RIP, Việt Dzũng. Hãy an lòng về nghỉ ngơi ở "đồng cỏ tươi" nơi Chúa chăn đã chọn cho anh làm chỗ an nghỉ đời đời sau 55 năm dài không ngừng làm người đi rao giảng sự thật , như Chúa đã muốn mỗi tín hữu như anh làm cho đồng bào của mình.
Rất buồn sau khi phải vượt bao nhiêu tường lửa để đọc hung tin. Sự ra đi của anh là một mất mát lớn về mặt tinh thần bởi vì anh là 1 nhạc sĩ tài hoa theo đúng nghĩa, một nhân cách lớn theo đúng nghĩa vì sự nghiệp đấu tranh không mệt mỏi vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.
RépondreSupprimerThêm một người con tài hoa của Việt Nam phải gữi than xác nơi xứ người.
RépondreSupprimerMột nén hương lòng thành kính cho một trái tim vừa an nghỉ. Nguyện cầu anh được "ngủ yên trong giấc ngủ da vàng". Mong hồn anh về lại đất mẹ yêu thương. Như mộng ước chàng thanh niên thuở ấy.
Tôi không biết làm sao để có thể đăng nhận xét được, xin cảm ơn.
RépondreSupprimer