Trang

15/12/2013

VÀ ANH ĐẰNG THÌ ĐANG NẰM Ở TRONG KIA


Hạ Đình Nguyên
clip_image010Sáng thứ 6, tôi định đi thăm anh Lê Hiếu Đằng, nhưng rồi tâm trạng ngổn ngang không thích hợp, bèn không đi. Vì thế, sáng nay, thứ 7, tôi vào bệnh viện để thăm anh, thì ý định đi thăm anh hôm qua đã trở thành một sự hối tiếc, vì bây giờ không thể gặp được. Anh phải ở trong một phòng biệt lập, theo y lệnh của bác sĩ Trưởng khoa.
Buổi sáng hôm qua, anh còn khỏe và tỉnh táo.
Anh viết một đề nghị yêu cầu Quốc hội phải trả lời kiến nghị của Luật sư Trần Vũ Hải. Song anh sực nhớ, anh đã giã từ chính thức Đảng Cộng sản mà anh đã theo từ khi còn đầu xanh tuổi trẻ, cũng như cái chức vụ trong Mặt trận Tổ Quốc mà anh đã ghé vai chung sức bao năm. Anh nhanh chóng loại cái quán tính ấy ra khỏi đầu, và trở lại tư thế của một công dân tự do. Anh vứt bỏ cái đề nghị. Chẳng đáng gì nữa để kính thưa!

Biết là mình tồn tại không bao lâu, anh phải làm gì trong bối cảnh hôm nay? Tuổi trẻ của anh đã đứng lên như thế nào, với ước vọng tốt đẹp nào? Anh thấy cần phải truyền lại cho thế hệ thanh niên một ngọn lửa nhiệt tình với đất nước và dân tộc, dù cái đóm lửa trong anh đang thoi thóp. Anh quyết định viết một lá thư gởi cho Thanh niên Sinh viên Học sinh. Tôi chưa biết lá thư ấy tâm sự điều gì.
Anh nằm nghiêng trên giường, chật vật, vất vả, viết được ba trang giấy, nhưng chưa hoàn thành. Anh viết lại lần thứ hai. Xong lúc 12 giờ.
Mấy ngày trước, cũng như buổi chiều hôm qua, rất nhiều anh em, bạn bè đến thăm anh. Bạn bè cũ từ thời còn ở Trung học Phan Chu Trinh - Đà Nẵng, bạn bè của một thời đấu tranh ở Sài Gòn, hay trong mật khu, và những bạn mới từ sau ngày “hòa bình - độc lập” ở Miền Bắc vào. (Tôi sẵn sàng kể tên từng người cho tiện việc “an ninh”, nếu cần). Đến buổi chiều, anh hãy còn tỉnh, chuyện trò với mọi người về xã hội - thời sự, cho đến 21 giờ tối. Qua 4 giờ sáng hôm nay, sức của anh kiệt dần, đến 9 giờ sáng thì các cơ quan nội tạng như đồng loạt nổi dậy. Chất nhờn gì đó trào lên miệng, thở khó, màu da xám sậm, mắt lờ đờ rồi nhắm lại, anh bắt đầu không nhận ra người thân. Bác sĩ ra lệnh đưa anh vào phòng riêng. Vì thế trưa nay chúng tôi chưa được gặp.
Chiều hôm qua, anh có bày tỏ lời trân trọng với các bác sĩ Giám đốc Bệnh viện, bác sĩ Trưởng khoa, và các nhân viên y tế đã rất tích cực và có nhiều biểu lộ tình cảm kín đáo, mà anh cảm nhận được.
Chị Hồng, vợ anh, con gái và người rể luôn có mặt ở bệnh viện để chăm sóc anh. Vòng ngoài là bạn bè với tinh thần giúp đỡ triệt để, mọi thứ, tiền thuốc, tiền phòng, các chi phí khác, đặc biệt là tình cảm, sự quý mến, thân ái như những ngày gian khổ xa xưa.
Người con gái thương bố, cho rằng anh đã mất chút năng lượng ít ỏi cuối cùng, có thể do anh… viết thư. Trong số những người bạn, nay có những người đi tu (tại gia), lại nghĩ khác. Họ nghĩ, những giây phút cuối đời, những ai đã quên được những bám víu bản thân, cá nhân, ích kỷ, mà hướng về cái chung, vì tha nhân thì người ấy sẽ được ra đi trong thanh thản. Một số lần nước mắt anh chảy, không phải vì bi lụy, luyến tiếc hay thù hận, mà là hạnh phúc của sự chia sẻ, cảm thông gởi gắm.
Tối nay, 19 giờ lại được bác sĩ thông tin cho biết: Anh lại tỉnh lại, khá hơn. Cái leo lắt của ngọn đèn đã cạn dầu.
Dù lúc nào chưa biết, nhưng anh sẽ ra đi, sẽ từ biệt chúng ta – chỉ xin dám nói là những bè bạn thân quen. Anh không phải là người có chức vụ cao hay tầm cỡ hào nhoáng đáng kể nào, nhưng anh là người đã khẳng định được giá trị mình, anh có những bước đi tiền phong của một thế hệ. Người thanh niên ấy, cho đến tuổi 70 vẫn giữ nguyên một phẩm chất, xứng đáng vai trò Tổng Thư ký của tổ chức Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình từ khi còn rất trẻ, và dù nó đã được chôn vùi, dù đó là một sách lược từ đâu chăng nữa. Anh đã sống trọn với lòng mình về chính danh và bản chất đích thực của tổ chức ấy. Anh đã mang một án tử hình kép và sẽ không được vinh danh bởi ai, và đó cũng là điều anh mong muốn.
Tôi nhìn quanh một lượt thế hệ mình, những mái đầu bạc, khuôn mặt và thân thể không còn trẻ trung, tôi thấy chiến tranh, cách mạng và tuổi trẻ đã bay qua, đăm chiêu còn lại và sức trẻ đâu đó đang nảy mầm.
Và anh Đằng thì đang nằm ở trong kia.
H. Đ. N.
Một số hình ảnh anh Lê Hiếu Đằng đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược:
clip_image002
clip_image004
clip_image006
clip_image008
clip_image012

7 commentaires:

  1. Mot con en khong lam nen mua Xuan, Nhung con en la dau hieu cua mua Xuan sap den.

    RépondreSupprimer
  2. Anh vẩn đang nằm trên giường bệnh đối chọi với bệnh tật ,nhưng vẩn không quên giấc mơ cháy bỏng là tìm độc lập tự do và quyền làm người thật sự cho nhửng tư tưởng mà anh theo đuổi đến suốt cả cuộc đời.trong lúc anh nằm bệnh thì ngoài kia nhửng chuyên án về tham nhủng được đưa ra xét xử và trong đó nhửng bị cáo là nhửng đứa con SUỐT ĐỜI NGUYỆN ĐI THEO ĐẢNG ĐẾN CÙNG ,trước khi nói loi cuối cùng với hdxx họ lại NÊU THÀNH TÍCH CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐẢ ĐI THEO ĐẢNG TỪ NHỎ ĐẢ CỐNG HIẾN CHO CÁCH MẠNG .NHƯNG CỐNG HIẾN VỚI CÁI LÝ GÌ HAY CỐNG HIẾN VÌ NGỒI TRÊN HÀNG TRĂM TI ĐOLA ,VÀ CÁI TỆ HẠI NHẤT CỦA LỜI BIỆN HỘ LÀ họ không biết đây là ụ khác với tàu mua ụ nổi mà ngở là tàu nên mới đồng ý mua ..1 chủ tịch HĐQT ngồi điều hành 1 tập đoàn mà kiến thức văn hóa như vậy thì làm sao mà không tàn bại ,đây chính là cocc nên mới được đưa lên ,thực chất anh chẳng có tài cán gì .anh còn xin ân xá giảm án ,ông còn cái liêm sỉ ít oi của kẻ làm quan hay không khi ông đem tiền thuế của dân đổ vào .....bồ nhí ,hơn 400 tỉ và hơn 50 tỉ phải trả để bảo dưởng cho 1 ......đống sắt vụn .ÔNG HẢY NHÌ NGƯỜI DÂN VÙNG LỦ ĐANG SỐNG THẾ NÀO ,CÁC HỌC SINH VÙNG CAO ,VÙNG SÂU VÙNG XA SỐNG VÀ HỌC HÀNH RA SAO ,ÔNG CÓ KHI NÀO CHỢT NGHỈ VÀ CHẠNH LÒNG ĐẾN HỌ.đây là nền kinh tế thị trường xhcn cóp định hướng là như thế nầy hay sao .?thảo nào họ cứ nhất quyết kinh tế nhà nước là chủ đạo ..
    NHỬNG người tâm huyết như ông Đằng ngày càng hiếm hoi và dần mất đi thay vào đó là nhửng bầy sâu ,nhửng bầy sâu có tổ chức và đường dây hẳn hoi ,củng không cói gì lạ VÌ ĐƯỜNG TĂNG THỈNH KINH MÀ CÒN PHẢI HỐI LỘ NÓI CHI NGƯỜI TRẦN MẮT THỊT ,cái ông nào đó ví hay quá ,đọc sách thành hiền mà không hiền mà không hiểu hết cái nghỉa của nó thì nguy hại thay .

    RépondreSupprimer
  3. Tôi không hiểu vụ "Cống hiến cho cách mạng"? Nó khác "Cống hiến cho nhân dân, Cống hiến cho đất nước" à? Nên mới phải "tách bạch" ra vậy?

    RépondreSupprimer
  4. Đoàn Trọng Hiếu16 décembre 2013 à 10:00

    Chán các anh quá, ngày xưa các anh đã mù quáng để đi theo việt cộng, chính các anh là những người đã góp phần tạo nên cái tình trạng xã hội khốn nạn như ngày hôm nay. Nay các anh nhìn thấy cái chế độ mà các anh cúc cung phục vụ nó sẽ đi về đâu, nó đang phá nát cái đất nước này như thế nào. Các anh ân hận, các anh từ bỏ đảng, Tốt, đáng quý, các anh không đủ can đảm để dám nói lên sai lầm của tuổi trẻ cũng không sao vì là con người mà, dễ gì dám tự thú nhận là mình sai. Nhưng các anh vẫn cứ bám víu, ngụy biện cho cái sai lầm thời tuổi trẻ của mình thì không thể chấp nhận được. Ngày xưa đã can đảm đi theo việt cộng, nay thấy nó sai hãy can đảm bỏ nó, và nếu can đảm hơn nữa hãy nhận mình đã sai lầm đó mới là những người trí thức nặng lòng với đất nước.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Còm hay, các lão thành cắt mạng nếu thật sự nhận thức rõ ràng cái sai lầm bồng bột lúc trẽ thì hãy can đãm, chấp nhận, như hai anh em Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Hải ở Đà Lạt bỏ đãng bỏ chức vị trong lúc đang ở vị trí cao, có đầy đủ đặc quyền đặc lợi.
      Mong thay.

      Supprimer
  5. Mô Phật! Chúc chú Đằng luôn minh mẫn.

    RépondreSupprimer
  6. Thôi thì méo mó có hơn không .Anh sám hối tuy hơi muộn nhưng cũng còn hơn nhắm mắt ra đi mà uất hận trong lòng .Anh là một trong những người năm xưa tích cực tạo nên cái xã hội này , giờ thì quả báo rồi .
    Dù sao anh chết đi vẫn còn đỡ hơn cách chết của mấy đồng chí xử nhau bên nước triều tiên anh em .

    RépondreSupprimer