Trang

08/01/2014

KHỞI TỐ VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN THƯỢNG TƯỚNG THỨ TRƯỞNG CÔNG AN PHẠM QUÝ NGỌ

Khởi tố vụ án làm lộ bí mật khiến Dương Chí Dũng bỏ trốn


Sự nghiệp của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, trưởng ban chuyên án Vinalines
(Dân trí) – Hội đồng xét xử quyết định tuyên bố khởi tố vụ án hình sự làm lộ bí mật công tác trong việc để lộ thông tin mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Quyết định khởi tố vụ án được chuyển sang VKSND Hà Nội.

 >> Đề nghị khởi tố người “mật báo” để Dương Chí Dũng bỏ trốn
 >> Dương Chí Dũng khai được ông Phạm Quý Ngọ “mật báo”

Từ lời khai của Dương Chí Dũng, Tòa quyết định khởi tố vụ án hình sự về vụ làm lộ bí mật công tác.
Từ lời khai của Dương Chí Dũng, Tòa quyết định khởi tố vụ án hình sự về vụ làm lộ bí mật công tác.
Xét lời khai của Dương Chí Dũng về các tình tiết liên quan đến vụ án này, tòa khẳng định, Dương Chí Dũng nhận được lời mật báo và khuyên lánh đi một thời gian nên vội vàng bỏ trốn. Điều này phù hợp với nhật ký ghi chép của bị cáo cũng như lời khai của Dương Tự Trọng, Vũ Tiến Sơn về việc có 1 "sếp" to mách cho Dũng. Tòa nhận định sự việc này là có thật trong khi đây là một vụ án lớn, cần đảm bảo tuyệt mật.
Căn cứ theo điều 263 BLHS, Tòa quyết định khởi tố vụ án hình sự về vụ làm lộ bí mật công tác.
Tòa yêu cầu điều tra làm rõ hành vi nhận 500.000 USD để chạy tội cho Dương Chí Dũng cũng như hành vi nhận 20 tỷ đồng để làm dự án chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn mà Dương Chí Dũng đã khai tại tòa. Xét đề nghị của VKS về việc khởi tố vụ án, HĐXX nhận định là cần thiết. HĐXX cũng quyết định giao VKSND kiến nghị cơ quan phù hợp để làm rõ các khoản tiền Dương Chí Dũng đưa các cán bộ Bộ Công an để lo "chạy tội'.  
Phương Thảo

Sự nghiệp Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ- Trưởng ban chuyên án Vinalines

Hiện tại, thượng tướng Phạm Quý Ngọ giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

Ngày 7/1/2013, TAND TP.Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Người được đưa đi trốn là ông Dương Chí Dũng (anh trai Dương Tự Trọng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ GTVT). Trước đó, ngày 12/12/2013, TAND TP.Hà Nội đã đưa vụ án tham nhũng đối với bị cáo Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm ra xét xử.

Trong vụ án này, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố các ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (cựu Tổng giám đốc Vinalines), Trần Hữu Chiều (cựu Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban quản lý dự án mua ụ nổi 83M), Trần Hải Sơn (cựu giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) về 2 tội danh Tham ô tài sản và tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị can còn lại gồm Bùi Thị Bích Loan (cựu kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên), Mai Văn Khang (cán bộ Ban quản lý dự án Vinalines), Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức (đều là cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa) bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Sau 3 ngày xét xử, bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tuyên tử hình về 2 tội danh Tham ô tài sản và tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; các bị cáo khác cũng phải nhận những hình phạt tương ứng với những sai phạm do mình gây ra.

Đây là đại án tham nhũng đã được Bộ Công an thành lập ban chuyên án do Thượng tướng Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng ban để điều tra những sai phạm tại Vinalines.

Ông Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Hiện tại, ông và gia đình đang cư trú tại Hà Nội. Trước đây, ông Ngọ theo học tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày 19/04/1980, ông Ngọ gia nhập, đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện tại, ông Ngọ giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an. Trong quá trình hoạt động của mình, ông Ngọ đã được tặng thưởng nhiều huân huy chương và chưa từng bị kỷ luật.

Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá. Trong thời gian này, với tư cách Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, ông Phạm Quý Ngọ đã hoàn thành xuất sắc việc xử lý những biến động tại Thái Bình, được đồng chí Phạm Thế Duyệt – Ủy viên Bộ Chính trị lúc đó – rất khen ngợi. Sau này, chính ông là người được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ huy, xử lý vụ Tiên Lãng.

Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Trong thời gian này, ông cũng được quyết định thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng.

Ông Ngọ trong lễ thăng cấp
Ông Ngọ trong lễ thăng cấp

Và chỉ sau mấy tháng, đến ngày 11/7/2006, ông Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an, thay thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.

Ngày 28/01/2008, ông được quyết định giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an. Trên cương vị này, ông giữ vai trò Chủ tịch Hội nghị Cảnh sát các nước ASEAN lần thứ 29 (ASEANAPOL-29) diễn ra từ 13 đến 15/5 /2009 tại Hà Nội.

Từ ngày 1/1 / 2010, ông được chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm. Ngày 12/08/2010, được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.

Ngày 18/1 / 2011, ông được bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Ngày 22/7/2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng Công an nhân dân. Ông Ngọ vinh dự là một trong 3 cán bộ được thăng cấp bậc đợt này.

Trong suốt quãng thời gian hoạt động chính trị của mình, ông Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines..
Thanh Thảo
Theo TTT/Soha

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire