Dự án 34 nghìn tỉ đồng đổi mới sách giáo khoa vừa trình ra thường vụ quốc hội bị dư luận phản ứng quyết liệt và vạch ra bao nhiêu sai trái cũng như động cơ bất chính của kẻ soạn ra nó. Điều nầy gây ra xôn xao dư luận cả tuần nay. Thứ trưởng bộ giáo dục phải đăng đàn họp báo để giải trình về cái khoản kinh phí khổng lồ 34 ngàn tỉ đó, nhưng chỉ làm cho dư luận càng bất mãn hơn vì sự giải thích lòng vòng mập mờ của ông ta.
Bây giờ hết đường lùi rồi, đích thân ông bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải đăng đàn giải thích rằng Bộ GDĐT chưa hề đưa ra con số 34 ngàn tỉ đồng trong đề án.
Hết biết, các bố điều hành nhà nước mà làm giống như chuyện giỡn chơi của con nít, nói đó rồi chối đó.
Tôi từng viết bài nói rằng các ông nắm vận mệnh giáo dục toàn dân mà mấy ông làm như hàng tôm hàng cá chợ trời, cứ hô lên thật cao, 1 hô lên thành 100, để sau đó khách hàng trả giá nào cũng bị dính bẫy. Từ 70 ngàn tỉ đồng trong đề án năm 2011 bị phản đối, các ông hạ xuống còn 34 ngàn tỷ đồng trong đề án trình ra quốc hội lần nầy, rồi bị dư luận phản bác quá các ông giải trình rằng phần đổi mới sách giáo khoa chỉ có 5 ngàn tỉ đồng thôi. Nhưng cả 5 ngàn tỉ đồng thì các chuyên gia từng viết sách giáo khoa cũng tính ra rằng con số đó cũng vô cùng lớn.
Vậy là té ra các ông cứ hô lên như bọn buôn gian bán lận chợ trời, bây giờ bị vạch mặt lại chối phăng và đổ thừa do cấp dưới nhầm lẫn.
DÂN HỎI, BỘ TRƯỞNG TRẢ LỜI.
VTV1 vừa phát tối 20/04/2014 (cách đây ít phút): Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: “Với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục, lẽ ra tôi phải trực tiếp báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng vào thời điểm đó tôi đang đi công tác nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á”.
Trước đó, ngày 14/04/2014, trình bày dự thảo nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển. Ông Hiển lúc đó cho biết: “Để xây dựng chương trình và sách giáo khoa, dạy thử nghiệm và đại trà... sẽ cần 34.275 tỉ đồng. Đó là chưa kể tiền xây dựng cơ sở vật chất ở những trường chưa đủ điều kiện…”.
Đúng là miệng quan ..., thế này thì dân không chửi mới lạ.
chuyện thật như đùa : ( trực tiếp trên bản tin thời sự 19h00 ngày 20/4/2014 )
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục phát biểu chưa bao giờ Bộ đưa ra con số 34.000 Tỷ ,mà con số đó của nhóm do chuyên gia đưa ra , Bộ chưa bao giờ đưa ra con số đó, còn Phát biểu của Thứ trưởng phát biểu 34.000 Tỷ tại buổi họp báo là do sai sót . Và Bộ Trưởng đã nhận những sai sót đó .
Như vậy là có 1 số chiến sĩ ở Bộ lên thớt rùi.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Không hề có con số 34.000 tỉ đồng
(TBKTSG Online) – Liên quan đến khoản kinh phí trên 34.000 tỉ đồng cho đề án cải cách chương trình và sách giáo khoa đang gây xôn xao dư luận, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định: “Trong tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí”.
Ông Luận nhấn mạnh điều này trong chương trình dân hỏi bộ trưởng trả lời vừa phát sóng tối nay, 20-4 trên đài truyền hình Việt Nam. Ông Luận cho biết: “Với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục, lẽ ra tôi phải trực tiếp báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng vào thời điểm đó tôi đang đi công tác nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á”.
Người trình bày dự thảo nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 14-4 là Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển. Ông Hiển lúc đó cho biết: “Để xây dựng chương trình và sách giáo khoa, dạy thử nghiệm và đại trà... sẽ cần 34.275 tỉ đồng. Đó là chưa kể tiền xây dựng cơ sở vật chất ở những trường chưa đủ điều kiện…”.
Con số này đã gây sốc cho các đại biểu cũng như công luận và sau đó, vào tối 16-4 được Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển giải thích thêm là việc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa chỉ tốn chừng 105 tỉ đồng, các khoản kinh phí lớn hơn nhiều lần như trên 20.000 tỉ đồng là để mua sắm trang thiết bị dạy học hay trên 5.000 tỉ đồng là chi cho ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng kênh truyền thông giáo dục....
Nay Bộ trưởng Luận nhấn mạnh việc nêu ra con số ước tính 34.000 tỉ đồng này gây nên sự hiểu nhầm. “Đây là sơ suất rất đáng tiếc và Bộ GD xin nhận trách nhiệm về việc này”, ông Luận nói.
Ông Luận nói thêm là cá nhân ông và lãnh đạo Bộ GD-ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Con số 34.000 tỉ đồng chỉ là tổng hợp từ kết quả nghiên cứu ước tính của các nhóm chuyên gia khác nhau. Chưa rõ vì sao lãnh đạo Bộ GD-ĐT chưa xem xét và thảo luận về chi phí mà Thứ trưởng Hiển đã đưa ra con số này cũng như khái toán các hạng mục kinh phí khác thuộc đề án.
Ông Luận khẳng định: “Khi Quốc hội chưa ra Nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông thì chưa thể có một đề án và kinh phí cụ thể”.
Ông cho biết chỉ sau khi Quốc hội đồng ý chủ trương thì lúc đó Bộ GD-ĐT mới bắt tay vào xây dựng đề án chi tiết, lấy ý kiến chuyên gia, đóng góp của các bộ ngành, địa phương, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. Trên cơ sở đó, bộ sẽ hoàn thiện đề án để xin ý kiến Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục, đào tạo, sau đó mới trình lên Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội nếu vượt thẩm quyền.
Cách làm này có thể tạm thời làm dư luận lắng dịu về câu chuyện 34.000 tỉ đồng nhưng lại gây khó khăn cho Quốc hội vì nếu chưa có đề án và kinh phí cụ thể thì các đại biểu khó lòng bàn luận để đồng ý hay phản đối dự thảo Nghị quyết trong kỳ họp vào tháng 5 sắp tới.
trước hết phải dẹp bỏ ngay cái tư tưởng độc tài vô dụng, con ông cháu cha. rồi hay nói đến đổi mới nền giáo dục
RépondreSupprimerBộ ...chưởng nói rất...hay và rất...rất...hài, khiến dân tình...phát...hải...hết biết luôn...
RépondreSupprimerXót xa cho dân Việt Nam quá! sao lại cứ nhịn và nhục, để cho cái đám tham quan đè đầu hút máu - hút mủ? Dũng khí của dân Nam sao tàn lụi thế này?
RépondreSupprimerNuận ra lịnh cho hiển,định kiếm chác Máu cạn khô của dân Việt.
RépondreSupprimerAi nhận chỉ đạo của cả trọng làm trận đánh nhớn nầy?.Vẩy phân,rũ cánh,vượt bờ,thí chóa nhợn,làm tiền trên Máu của Đất nước đau thương nầy.Mầy còn vị gì không hỡi chó thối.
RépondreSupprimer