Hà Hiển
Theo nhiều nguồn thông tin, đồng thời với việc hạ đặt phi pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đang triển khai việc xây dựng một đường băng quân sự tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong một bài viết mới đây, nhà báo Bill Hayton suy đoán mục đích Trung Quốc đặt giàn khoan nói trên có thể chỉ là một động tác đánh lạc hướng nhằm hướng sự quan tâm của thế giới và Việt Nam vào quần đảo Hoàng Sa để Trung Quốc có “không gian cần thiết” thực hiện việc xây cất này trên đảo Gạc Ma mà tác giả gọi theo tên tiếng Anh là Johnson Reef.
Nếu đúng như suy đoán trên thì công trình mà Trung Quốc đang thực hiện tại Gạc Ma mới là mục tiêu chiến lược chính mà Trung Quốc đang hướng đến trong thời điểm hiện nay.
Trong Phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ mới đây tại Washington, trong khi coi việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương-981 tại Biển Đông là hành động gây căng thẳng, đe dọa tới hòa bình, an ninh trong khu vực, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng không quên cảnh báo về dự án xây dựng mà Trung Quốc đang tiến hành tại đảo Gạc Ma như là “một hành động nhằm quân sự hóa các hòn đảo để làm cơ sở cho các yêu sách chủ quyền”.
Điều này cho thấy Mỹ coi hành động này của Trung Quốc tại Gạc Ma là rất nghiêm trọng, ít nhất thì cũng không kém nghiêm trọng hơn hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Về hành động phi pháp này của Trung Quốc, ngày 14/5 vừa qua, Philippines đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc, đồng thời đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc trong cuộc họp kín bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua.
Đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hơn nữa đây còn là nơi thấm máu hàng chục chiến sĩ hải quân Việt Nam đã hy sinh trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền năm 1988.
Thế thì tại sao Việt Nam lại không có phản ứng chính thức gì về hành động này của Trung Quốc tại đảo Gạc Ma mà lại nhường quyền lên tiếng về sự kiện nói trên cho Mỹ và Philipines?
Tin về phản ứng của Phillipines đối với sự việc trên trên được báo Thanh Niên phản ánh dưới cái tít thật hài hước: ” Phillipines tố Trung Quốc xây đường băng trên đảo Gạc Ma của Việt Nam”
Hay là Việt Nam đã ngầm từ bỏ chủ quyền đối với đảo Gạc Ma cho Phillipines?
Hy vọng rằng điều đó không xảy ra.
[Hay là Việt Nam đã ngầm từ bỏ chủ quyền đối với đảo Gạc Ma cho Phillipines?
RépondreSupprimerHy vọng rằng điều đó không xảy ra.]
Có xảy ra cũng không sao, miễn là đổi lại Việt Nam sẽ được cái gì tương xứng. Rõ ràng Việt Nam phải thương lượng với Phi để phân chia Trường Sa. Đòi ăn cả là bất hợp lý, chẳng khác gì Trung Quốc đòi cả biển Đông. Nên nhớ nhiều đảo và bãi của Trường Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi. Hãy mau chóng giải quyết với Phi, Mã, Indo để cùng đoàn kết chống kẻ thù chung: Tàu (trước 1988 Tàu không có xơ múi gì ở đây cả).