Trang

10/08/2014

Năm Tính Chất Cơ Bản của Một Nền Dân Chủ

Hạnh Trần

Để hiểu tại sao...
  • Việt Nam tự xưng là ‘Dân chủ Cộng hoà’,có ‘Dân chủ tập trung’, có ‘Quốc hội do Đảng cử Dân bầu’, có ‘Toà án Nhân dân’, có lãnh đạo là ‘đỉnh cao trí tuệ’ mà dân ta vẫn sống trong cảnh lầm than về dân chủ và ngục tù VN vẫn còn đầy tù nhân lương tâm?
  • trong khi chống chính phủ là một trong những quyền công dân ở các nước dân chủ thì ở VN đó là một tội hình sự (Điều 258 Luật Hình sự).
  • ĐCSVN rất sợ quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu – hai quyền tối thượng trong một nền dân chủ.
  • Việt Nam chưa từng được hưởng một nền dân chủ thực sự, và dưới  hiện nay thì dân chủ sẽ không bao giờ được hình thành trên đất nước này...
Thiết nghĩ ta nên suy ngẫm về năm đặc điểm của một nền dân chủ thực sự:
  1. Xã hội phải tôn trọng nhân phẩm của từng cá nhân - bất kể địa vị và lai lịch. Mọi công dân đều phải công nhận và tôn trọng lẫn nhau. Trong một số tình huống, cá nhân có thể nhường lợi ích của mình vì trật tự và lợi ích chung cộng đồng.
  2. Tôn trọng sự bình đẳng giữa các công dân. Không như chủ nghĩa Cộng sản, Dân chủ không hứa hẹn tất cả mọi công dân đều có các điều kiện sống như nhau, nhưng bảo đảm là mọi công dân đều có cơ hội như nhau để phát triển tối đa tiềm năng, mưu cầu hạnh phúc và an sinh. Dân chủ bảo đảm tất cả mọi công dân đểu được luật pháp đối xử bình đẳng. Mọi công dân, kể cả lãnh đạo, và mọi định chế chính phủ và cơ quan nhà nước, đều phải tuân thủ cùng một nền luật pháp.

    Về thực hành, chế độ CS dùng luật pháp như một công cụ để bảo vệ quyền lực của mình: bảo đảm độc quyền cai trị và đàn áp người chống đối. Để thực hiện mục tiêu đó, ĐCSVN tự đặt mình bên trên luật pháp.
  3. Dân chủ được vận hành trên cơ bản là thiểu số phải phục tòng đa số, nhưng ý kiến và quyền lợi của thiểu số luôn được tôn trọng. Nguyên tắc này dựa trên sự tin tưởng rằng quyết định chính trị dựa trên ý kiến của đa số sẽ có cơ may đúng đắn hơn cả, nhưng không vì thế mà ý kiến của thiểu số bị triệt tiêu. Dân chủ là một quá trình thử nghiệm nhằm tìm ra một phương sách tốt nhất để điều hành đất nước, và phương sách này cần được sự ủng hộ của đa số dân chúng. Dân chủ tôn trọng ý kiến của thiểu số và cho họ đầy đủ mọi cơ hội để phản bác ý kiến của đa số, cũng như vận động để thuyết phục đa số ủng hộ họ.

    Nhà nước CS chuyên lợi dụng nguyên tắc này bằng cách nhân danh nhân dân để áp đặt các chính sách nhằm giúp họ củng cố ngôi vị thống trị. Nhà nước CS nguỵ tạo đa số và không công nhận thiểu số nên không hề tôn trọng họ ngoài việc dùng họ vào mục đích tuyên truyền.
  4. Dân chủ cho rằng vì hiếm khi có đồng thuận hoàn toàn trong các quyết định về chính sách nên nhân nhượng là lẽ đương nhiên. Nhân nhượng là quá trình thương thảo, tìm ra các điểm tương đồng và tương khắc giữa các quan điểm và từ đó điều chỉnh các quyết định về quốc sự để được sự ủng hộ của đa số lớn nhất. Dân chủ hành xử trong tinh thần nhân nhượng vì cho rằng (1) mọi công dân cũng như ý kiến cuả họ phải được tôn trọng, và (2) mọi vấn đề chính trị xã hội thường có nhiều mặt và không có giải pháp nào toàn hảo, cho nên cần nhân nhượng để đi đến một quyết định được đa số chấp nhận.

    Điểm này khác biệt hoàn toàn với chính thể toàn trị nơi tập đoàn lãnh đạo tự cho mình là sáng suốt hơn cả và luôn muốn có sự đồng thuận tuyệt đối của dân chúng, dù họ luôn phải nguỵ tạo để có sự đồng thuận đó. ‘Quốc hội’ đảng cử ở các nước độc tài biếu quyết 100% đồng thuận là chuyện cơm bữa. Trong khi đó, quốc hội dân cử ở các nước dân chủ tiên tiến chấp nhận đa số tương đối là điều kiện ắt có và đủ để ban hành luật lệ và chính sách.
  5. Quyền tự do cá nhân được phổ cập và tôn trọng tối đa. Điều này không có nghĩa là chấp nhận sự hổn loạn của tình trạng vô chính phủ và mạnh ai nấy sống. Mọi cá nhân được tự do sống như mình muốn nhưng cần phải nhân nhượng để không lấn át quyền tự do của người khác. Xã hội dân chủ ý thức được là sự thiếu tôn trọng quyền tự do trong hành động và tư tưởng của cá nhân sẽ đưa đến độc tài. Việc cân bằng giữa tự do cá nhân và lợi ích cộng đồng là một thử thách lớn của Dân chủ. Trong một nền dân chủ, hai quyền tự do cơ bản và thiêng liêng nhất là tự do tư tưởng và tự do phát biểu. Không có hai quyền này thì sẽ không có dân chủ nên chúng cần được tuyệt đối bảo vệ.

    Chế độ CS sợ hai quyền này nhất nên họ sẳn sàng dùng những đạo luật mơ hồ như Điều 258 để đàn áp và bỏ tù những ai chống đối, bảo vệ công lý và nói lên quan điểm khác với chính quyền.
    Facebook Hanh Tran

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire