Trang

04/09/2014

HE HE, CÓ BÀI BÊNH CHO "THÁI TỬ ĐẢNG" XUÂN ANH

Nhà báo Trương Điện Thắng: THƯA BÍ THƯ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG TRẦN THỌ
Vì không biết địa chỉ mail của anh, tôi đành up bài này lên đây. Vì tôi không thể đồng ý với anh khi nói rằng TPHCM còn đập bỏ thương xá TAX nên Đà Nẵng cũng không nên giữ lại chợ Cồn và chợ Hàn làm gì...
CHỢ VÀ VĂN HÓA
TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG
Chợ Cồn ngày xưa
Vừa qua, đoàn kiểm tra thực hiện “Đề án phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng” do Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Xuân Anh dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo cácSở, ban ngành tại TP Đà Nẵng về tình hình triển khai đề án này. Trong những nội dung làm việc, có ý kiến đề xuất “kết liễu” vai trò lịch sử của hai ngôi chợ gắn liền với lịch sử và văn hóa người Đà Nẵng, đó là chợ Cồn và chợ Hàn! Xây dựng chúng thành những trung tâm thương mại hiện đại!
Rất may, chúng ta vẫn còn nhiều người có suy nghĩ sâu sắc đã không đồng tình. Phó Bí thư Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Sở Công Thương Phan Văn Kha, Phó Giám đốc Sở KHĐT Đồng Thị Bích Chính, Phó Giám đốc Sở Nội Vụ Nguyễn Thương là những người như vậy! Các ý kiến trên đều cho rằng chợ Cồn và chợ Hàn đã trở thành địa danh gắn với tên Đà Nẵng, phù hợp với thói quen sinh hoạt của người Việt Nam nói chung, người dân thành phố nói riêng. Nếu đầu tư Trung tâm thương mại tại đây, thì người dân sẽ lại tìm đến các chợ truyền thống khác, sẽ lại xuất hiện những chợ tự phát. Phó Giám đốc Sở Nội Vụ Nguyễn Thương còn đề nghị thành phố cần tham khảo ý kiến các ngành, nhân dân, tiểu thương trong khu vực có đồng tình về việc đầu tư Trung tâm thương mại tại 2 địa điểm trên hay không?
Người viết bài này hoan nghênh với các ý khiến sáng suốt đó! Hãy duy trì Chợ Cồn, chợ Hàn như những chợ truyền thống bởi nó gắn liền với lịch sử thăng trầm của TP Đà Nẵng.
Chợ Cồn trước khi được xây dựng là một cồn cát hoang vắng mọc nhiều gai xương rồng và dương liễu. Thực dân Pháp thỉnh thoảng bắt được một cán bộ Việt Minh thường chém đầu và dùng đòn xóc dựng ở cồn cát này để đe dọa người dân…Trước khi được người Pháp xây dựng, chợ đã được đặt tên theo dân gian là Chợ Cồn gồm những hàng quán bằng tre, gỗ lợp tranh. Người Pháp xây dựng chợ Cồn từ những năm 40 thế kỷ trước bằng các ngôi nhà lồng lợp ngói rộng rãi. Cổng nhìn ra hướng tây (đường Sabiella, sau đổi thành Khải Định) đối diện với Kho Đạn. Chợ Cồn được xây dựng kiên cố đồng thời với hai bến xe, cây xăng gần kề, được gọi chung là bến xe Chợ Cồn. Xe cộ từ Huế vào, Quảng Nam ra đây luôn đông hành khách, hàng hóa tạo ra một tụ điểm thương mại, một chợ đầu mối rất sớm của Đà Nẵng. Có thể thấy, chính ngôi chợ này đã tạo ra những khu phố thương mại lớn của Đà Nẵng trên đường Hùng Vương, Ông Ích Khiêm cho đến ngày nay ...
Chợ Hàn thời Tây thuộc
Trong khi đó, Chợ Hàn nằm trên bờ sông Hàn, bên cạnh nhà ga xe lửa nổi liền Hội An- Đà Nẵng- Cảng- Ga Đà Nẵng và những kho hàng chu chuyển giữa hai cảng thị Faifo- Tourane từ rất sớm.“Thiên Nam tứ lộ đồ thư” từ thế kỷ XVII có nhắc đến “Ăn thì ở núi Hải Vân, trọ thì ở Chân Đằng, ăn thì ở chợ Hàn Quảng (tức chợ Hàn), trọ thì ở Tú Cú, ăn thì ở kho Hội An...”. Đến khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp và được đặt tên thành Tourane vào cuối thế kỷ 19, thì chợ Hàn được xây dựng kiên cố với các đình chợ và kios. Tuy vậy trong dân gian vùng Quảng Nam, người ta từ lâu đã đồng hóa Hàn là Đà Nẵng ( đi ra Hàn)…Trước khi đập phá nhà ga trước chợ Hàn, tôi đã may mắn chụp được bức ảnh có dòng chữ nhà ga của “ Marché de Tourane”!
Lịch sử có thể không nhiều, nhưng ai cũng biết hiệu sách Việt Quảng đầu tiên được lập ra ở mặt bờ sông của chợ Hàn. Cả chợ Cồn và chợ Hàn lại hiện diện không ít trong thơ văn đương đại khi các tác giả viết về Đà Nẵng. Ngày nay, trong các chương trình đưa khách đi các city-tours, các công ty lữ hành cũng không thể bỏ qua hai ngôi chợ truyền thống lớn nhất này của thành phố. Có lẽ điều mà cố nhà văn Thanh Tịnh khuyên người đi du lịch nên ghé vào các chợ để hiểu biết các nền văn hóa bản địa là vậy!

Dù Đà Nẵng có văn minh, hiện đại đến đâu, cũng nên giữ lại những ngôi chợ truyền thống đầy dấu ấn văn hóa-lịch sử như chợ Cồn và chợ Hàn; đó là một hồn cốt của một thành phố từng nổi tiếng là nơi khỏi đầu cho những cuộc chiến tranh đẫm máu thế kỷ 20 với phương Tây. Và quan trọng hơn, văn hóa xứ Quảng trong buôn bán, ứng xử luôn ẩn chứa trong những buổi chợ chính là điều mà càng hiện đại, chúng ta càng phải gìn giữ lấy. Chỉ có điều, cần cải tạo lại hệ thống xử lý ô nhiễm và trật tự trong mua bán mà thôi!
Trong các nhiệm kỳ trước, các nhà lãnh đạo Đà Nẵng đã vội xóa đi nhiều di tích lịch sử hiếm hoi của Thành phố. Xóa tiếp hai ngôi chợ này, chắc không thể là chủ trương của lãnh đạo nhiệm kỳ này, một nhiệm kỳ mà tôi rất kỳ vọng vì những nỗ lực liên quan đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Đà Nẵng!
T.Đ.T
FB Thắng Trương Điện

2 commentaires:

  1. Sắp đánh nhau đây nhưng chắc không bụp nhau bằng tay chân như ở Bình Phước! Chứng tỏ nội bộ Đảng TP này tá lả âm binh rồi! Ok, "oánh" đi!

    RépondreSupprimer
  2. Hoàn toàn đồng ý với Ông Nguyễn Xuân Anh và nhà báo Trương Điện Thắng.
    Ông Trần Thọ có vội làm cái gì đó trước khi về hưu thì nên làm cái Thiên Thanh, Vinacapital, 88 Hùng Vương... để hai cái chợ lịch sử lại cho Thành phố, cho con cháu.

    RépondreSupprimer