Một lô hàng ngà voi buôn lậu qua Hồng Kong bị bắt |
Nhiều quan chức ngoại giao và quân sự Trung Quốc đã lợi dụng việc miễn trừ kiểm tra an ninh để buôn lậu ngà voi bằng chính máy bay của ông Tập Cận Bình trong chuyến công du nhà nước Tanzania hồi tháng 3.
Hãng AP dẫn thông báo từ cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ sở tại London cho biết, khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Tanzania hồi năm 2013, các thành viên của phái đoàn chính phủ và doanh nghiệp nước này đã mua lậu nhiều ngà voi đến nỗi giá mặt hàng này tại địa phương đã tăng gấp đôi lên 700 USD/kg.
EIA dẫn lời ông Suleiman, một người buôn bán sản phẩm ngà voi ở Dar es Salaam cho biết, công việc của ông phất lên hẳn khi phái đoàn Trung Quốc đến Tanzania.
Các thương nhân Tanzania nói rằng những người mua đã tận dụng thành công việc miễn trừ những biện pháp kiểm tra an ninh dành cho các nhà ngoại giao, để mua hàng đem về Trung Quốc trên chiếc máy bay của ông Tập.
Báo cáo còn khẳng định, các vụ mua bán tương tự đã được thực hiện trong một chuyến viếng thăm trước đây của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Các viên chức sứ quán Trung Quốc cũng được mô tả như những “khách hàng lớn”. Những người buôn bán ngà voi ở Dar es Salaam còn nhận được “cú hích” mạnh trong việc kinh doanh từ chuyến thăm của một đoàn tàu hải quân Trung Quốc trở về sau khi tham gia tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Aden.
Lượng ngà voi buôn lậu mà Trung Quốc tịch thu hồi đầu năm 2014
Cũng theo EIA, vào năm ngoái, một công dân Trung Quốc tên Yu Bo đã bị bắt khi lái một chiếc xe tải chứa 81 ngà voi được giấu bên dưới các bức điêu khắc gỗ mà ông định giao cho 2 viên chức hải quân Trung Quốc cấp trung tại cảng Dar es Salaam. Một tòa án địa phương sau đó đã tuyên phạt Yu 20 năm tù giam.
Cơ quan Điều tra Môi trường nghi ngờ những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chấm dứt việc buôn bán bất hợp pháp ngà voi săn trộm xuyên châu Phi.
Theo AP, Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới về ngà voi lậu và Tanzania là nguồn cung ứng khá lớn.
Báo cáo của cơ quan điều tra môi trường trụ sở tại London cho biết, việc săn trộm ở Tanzania đã giết chết một nửa số voi của nước này trong 5 năm qua.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ cáo buộc trên. "Trung Quốc nhất quán phản đối việc săn trộm và buôn lậu ngà voi. Cáo buộc này là vô căn cứ. Chúng tôi bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ về điều này", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói.
Ông Meng Xianlin, một quan chức của Bộ Lâm nghiệp Trung Quốc phụ trách thực hiện cam kết của Bắc Kinh với Công ước thương mại quốc tế về các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) khẳng định, những cáo buộc mà EIA đưa ra là “không thể tin được” do thiếu “bằng chứng chắc chắn”.
Tanzania là một đồng minh quan trọng của Trung Quốc ở Đông Phi, và Tổng thống Jakaya Kikwete của nước này đã ký kết các thỏa thuận trị giá 1,7 tỷ USD trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng trước. Tanzania có khoảng 142.000 con voi khi Kikwete lên nhậm chức vào năm 2005, tuy nhiên số lượng voi có khả năng sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 55.000 con vào năm 2015 do hậu quả của nạn săn bắt trộm.
Cơ quan Điều tra Môi trường nghi ngờ những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chấm dứt việc buôn bán bất hợp pháp ngà voi săn trộm xuyên châu Phi.
Theo AP, Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới về ngà voi lậu và Tanzania là nguồn cung ứng khá lớn.
Báo cáo của cơ quan điều tra môi trường trụ sở tại London cho biết, việc săn trộm ở Tanzania đã giết chết một nửa số voi của nước này trong 5 năm qua.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ cáo buộc trên. "Trung Quốc nhất quán phản đối việc săn trộm và buôn lậu ngà voi. Cáo buộc này là vô căn cứ. Chúng tôi bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ về điều này", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói.
Ông Meng Xianlin, một quan chức của Bộ Lâm nghiệp Trung Quốc phụ trách thực hiện cam kết của Bắc Kinh với Công ước thương mại quốc tế về các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) khẳng định, những cáo buộc mà EIA đưa ra là “không thể tin được” do thiếu “bằng chứng chắc chắn”.
Tanzania là một đồng minh quan trọng của Trung Quốc ở Đông Phi, và Tổng thống Jakaya Kikwete của nước này đã ký kết các thỏa thuận trị giá 1,7 tỷ USD trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng trước. Tanzania có khoảng 142.000 con voi khi Kikwete lên nhậm chức vào năm 2005, tuy nhiên số lượng voi có khả năng sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 55.000 con vào năm 2015 do hậu quả của nạn săn bắt trộm.
Chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm chứng thông tin này này từ phía truyền thông Trung Quốc.
Theo Yên Yên (AP)/ Người đưa tin
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire