Trang

10/03/2015

ĐÈN CÙ TRONG HỘI THẢO VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Nguyễn Đình Cống

Ngày 27 tháng 2- 2015 Hội đồng lý luận TW tổ chức Hội thảo khoa học “ Định hướng xây dựng giá trị con người, giá trị văn hóa Việt nam trong giai đoạn mới”. Hội thảo nhằm phát triển nội dung của Nghị quyết 33 ngày 9 tháng 6 năm 2014 của TW Đảng khóa 11 về Xây dựng và phát triển văn hóa. Theo định hướng đã
nêu thì giá trị con người Việt trong giai đoạn mới gồm 7 tiêu chí : Yêu nước, Nhân ái, Nghĩa tình, Đoàn kết , Trung thực, Cần cù, Sáng tạo.
Hội thảo được một số nhà nghiên cứu lý luận, một số giáo sư, tiến sĩ có danh tham gia thảo luận khá sôi nổi. Tôi chỉ theo dõi được hội thảo thông qua các nguồn của thông tin đại chúng. Theo các nguồn đó tôi đã vô cùng thất vọng mà nhận xét rằng : hội thảo mang nặng "tính chất đèn cù". ( Xin dùng chữ "Đèn Cù" của Trần Đĩnh để chỉ sự
không có lối thoát ).


Bối cảnh của hội thảo là người ta thấy trong dịp Tết và các lễ hội cũng như trong đời sống hàng ngày sự xuống cấp về đạo đức của số đông người Việt, đặc biệt là trong lớp trẻ đã trở nên nghiêm trọng. Tội phạm do đánh nhau, trộm cắp, cướp giật, buôn lậu tăng nhiều, những thói hư, tật xấu như coi thường luật pháp, hung đồ, tranh giành, gian dối…càng ngày càng tăng, càng chống càng tăng. Tình trạng đó làm nặng thêm sự mất ổn định xã hội, tăng thêm sự mất lòng tin vào chính quyền. Tổ chức hội thảo, ngoài mục đích là tìm " Định hướng…” , tôi đoán chắc cũng còn mục đích ẩn dấu nhằm làm yên lòng một số người, cho là Bộ Chính trị và TW đã biết và quan tâm, đã có biện pháp.
Trong NQ cũng như trong hội thảo đều có đặt tiêu chí, tìm nguyên nhân, nêu biện pháp. Vừa nghe qua thì thấy rất hay, rất hợp lý nhưng ngẩm nghĩ kỹ mới rõ tính chất đèn cù trong việc phân tích nguyên nhân và đề xuất tiêu chí vì sự phân tích ấy, sự đề xuất ấy mới chỉ chạm đến “ phần nổi của tảng băng trôi”, lại có một số nhầm lẫn hoặc đánh tráo khái niệm giữa nguyê
n nhân và kết quả.
Về đánh giá nguyên nhân, trước đây nông dân đã có nhận xét : " Mất mùa là bởi thiên tai. Được mùa nhờ có thiên tài Đảng ta". Trong bài " Nguyên nhân gốc của nhiều tệ nạn", cũng như trong bài trao đổi với Anh Vũ về " Nguyên nhân gốc của sự xuống cấp đạo đức “ ( 2 bài đã đăng trước đây) tôi có dựa vào Duy thức luận mà đưa ra sự kết hợp, sự cộng hưởng giữa NHÂN và DUYÊN. Xin phép được nhắc lại ở đây : Nhân là một số mặt yếu kém trong nền văn hóa dân tộc ( tham lam, ích kỷ, gian dối, vô cảm…) do dân trí thấp, do nhiều năm quen thói nô lệ. Duyên là những nhân tố độc hại trong Chủ nghĩa Mác-Lênin ( đấu tranh giai cấp, chiến tranh cách mạng, vô sản chuyên chính, tuyên truyền ảo tưởng…). Nếu chỉ nhìn thấy rất rõ NHÂN mà bỏ qua hoặc xem nhẹ DUYÊN thì khó thoát khỏi cảnh đèn cù. Trong hội thảo và trong nhiều tài liệu đã có các phân tích về nhân ( chủ yếu là đổ lỗi cho giáo dục, đổ lỗi cho tuổi trẻ ), tôi không nhắc lại, mà
chỉ muốn bổ sung và phân tích một số thuộc về duyên.
Để làm chiến tranh cách mạng ( đặc biệt là chiến tranh du kích ) cần khuyến khích bạo lực, mưu mô để tiêu diệt kẻ thù. Trong đấu tranh giai cấp quá đề cao lòng thù hận và tranh đoạt vật chất mà nhẹ về đạo lý bao dung. Chuyên chính vô sản thực thi sự toàn trị, tạo ra giai cấp mới đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, mua bán quan chức, cửa quyền, hách dịch, mất dân chủ. Sự tuyên truyền về một xã hội tốt đẹp không tưởng buộc phải dùng thủ đoạn dối trá, lừa bịp. Sự công hữu hóa đất đai, giao tài sản của dân vào tay một số ít người có quyền, tạo ra nhiều sự bất công. Lực lượng chuyên chính của công an tạo ra nhiều oan trái. Tất cả những thứ đó và nhiều thứ khác nữa từ Chủ nghĩa Mác Lênin đã tạo thói quen dùng mưu mô, dùng gian dối, dùng bạo lực để tranh giành quyền lợi, để tồn tại. Từ thói quen đã tạo nên tính cách, từ tính cách của số đông đã tạo nên bộ mặt xã hội. Chủ nghĩa Mác Lênin đã không làm giảm nhẹ hoặc ngăn chặn thói hư tật xấu của nền văn hóa mà còn làm cho chúng nặng thêm, phát triển mạnh hơn. Sau khi giành chiến thắng trong chiến tranh, đáng lẽ lãnh đạo phải quan tâm đến văn hóa, đến thể chế dân chủ để khắc phục những thói hư tật xấu đã được tạo ra trong đấu tranh giai cấp thì lại quá quan tâm đến củng cố sự thống trị, tăng cường áp đặt ý thức hệ và chạy theo hình thức của sự phát triển kinh tế, để mặc cho sự xuống cấp về đạo đức trong thời gian dài, mặc cho sự bất công, mặc cho sự oan sai tăng lên không ngừng . Nếu không dám phân tích sâu đến tận gốc rễ để thấy “ thượng bất chính, hạ tắc loạn” hoặc " nhà dột từ nóc", thấy nhiều tệ nạn của xã hội hiện nay có nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân gốc rễ từ thể chế chính trị, từ lãnh đạo thì mọi biện pháp nêu ra chỉ là biện pháp đèn cù.


Nguồn: Theo Blog Nguyễn Đình Cống


Quảng Cáo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire