Trang

12/05/2015

MUỐN LÀM TỐT CÔNG TÁC NHÂN SỰ , PHẢI LÀM RÕ...


Bùi Hoàng Tám


(Dân trí) - Nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt: “Tôi cho rằng, không làm rõ “Ai có lợi ích nhóm? Ai tham nhũng? Ai độc đoán mất dân chủ? Ai quan liêu xa dân? Ai đã bị “doanh nghiệp” lợi dụng? Ai làm việc vô thưởng vô phạt, không có hiệu quả gì rõ trong cả nhiệm kỳ?…, thì khó có thể làm tốt được nhân sự như T.Ư mong muốn…”.


 
Tuyên bố "Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người…" của TBT Nguyễn Phú Trọng là một kiểu "kiên quyết mị dân" vì nếu được áp dụng sẽ không có một đảng viên nào lọt được vào Ban Chấp hành Trung ương Khóa 12.
Số phận của những "kiên quyết mị dân" sẽ không khác gì số phận của "Nghị quyết Trung ương IV" về chỉnh đốn đảng cũng rất mị dân của chính ông Nguyễn Phú Trọng.


 



Trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương XI khóa 12, đối với công tác nhân sự, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành hẳn một đoạn khá dài, nêu chi tiết những tiêu chuẩn của Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị về tinh thần yêu nước, bản lĩnh, đạo đức tác phong, trí tuệ và tầm nhìn tư duy chiến lược...

Để khẳng định thêm một lần nữa, sau đó bài diễn văn còn nhắc lại: “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị; không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay”.

Có lẽ chưa bao giờ những yêu cầu về nhân sự được đặt ra cụ thể, chi tiết như tại Hội nghị Trung ương XI vừa qua. Điều này thể hiện tinh thần coi cán bộ và công tác cán bộ là "cái gốc của mọi công việc", "nguyên nhân của mọi nguyên nhân", "then chốt của then chốt" như TBT Nguyễn Phú Trọng trong Diễn văn khẳng định.

Cũng có lẽ chưa bao giờ công tác cán bộ và nhân sự lại đặt ra những yêu cầu mạnh mẽ, cụ thể, kiên quyết về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống như tại Hội nghị này.

Song qua đó, cũng có thể hiểu rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang quyết tâm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, giữ gìn uy tín của một đảng cầm quyền, giữ vững niềm tin trong nhân dân.

Song, lòng tin không bao giờ đến từ một phía. Muốn được dân tin, Đảng phải thực sự tin dân và xứng đáng với niềm tin đó. Làm tốt công tác nhân sự lần này là cốt lõi để giữ vững niềm tin và đây là điều không dễ.

Tại buổi tiếp xúc cử tri Quận Ba Đình ngày 9/5, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết nhân sự là vấn đề phức tạp: “Nhân sự là vấn đề khó khăn phức tạp, phải làm chặt chẽ, đúng điều lệ”. Tổng Bí thư nói.

Trong cuộc Hội thảo khoa học quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh - Giá trị nhân văn và phát triển” ngày 8/5 vừa qua, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - GS.TS Tạ Ngọc Tấn dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài”.

Mong rằng bằng quyết tâm của mình, Đại hội Đảng nhiệm kỳ tới sẽ tìm ra được những hiền tài giúp dân, giúp nước và đặc biệt quan trọng là loại bỏ những đối tượng có các biểu hiện tiêu cực mà Diễn văn bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu.

Và chỉ có như vậy thì thể chế mới bền vững, đất nước mới ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, như Tổng Bí thư đã nói ở trên, đây là việc rất khó khăn, phức tạp. Trong bài trả lời phỏng vấn báo Lao động cũng về vấn đề này, nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt nhận xét: “Tôi cho rằng, không làm rõ “Ai có lợi ích nhóm? Ai tham nhũng? Ai độc đoán mất dân chủ? Ai quan liêu xa dân? Ai đã bị “doanh nghiệp” lợi dụng? Ai làm việc vô thưởng vô phạt, không có hiệu quả gì rõ trong cả nhiệm kỳ?…, thì khó có thể làm tốt được nhân sự như T.Ư mong muốn…”.

Đây là ý kiến xác đáng của một chính khách cao cấp, người từng nhiều năm nắm trọng trách lớn trong Đảng, phải không các bạn?


Bùi Hoàng Tám


Nguồn: Theo Dân Trí
Quảng Cáo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire