Trang

04/06/2015

Kế hoạch phục sinh Đại Hán Quốc của Tập Cận Bình


Vũ Ngọc Yên

 

 Ngày 26-5,  Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Cộng công bố Sách Trắng về chiến lược quân sự, nêu rõ hải quân  nước này sẽ tiếp tục tổ chức và thực hiện các cuộc tuần tra, sẵn sàng chiến đấu thường kỳ cũng như duy trì hiện diện quân sự ở  biển Đông. Sách Trắng Quốc phòng của Bắc Kinh  đã gây ra phản ứng lo ngại từ nhiều nước, nhất là trong bối cảnh thế giới đang chăm chú theo dõi việc Trung Cộng ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự  trái phép trên các quần đảo không thuộc chủ quyền Trung Cộng . Các chuyên gia chính trị đánh giá việc công bố chiến lược quân sự chỉ là sư tái khẳng định tham vọng bá quyền của một cường quốc  trổi dậy muốn hiên thực hóa kế hoạch“ phục sinh Đại Hán Quôc „ mà Tập Cận Bình ( Xi Jinping )  đã phác họa  khi đảm nhận vai trò Tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc cách đây hơn hai năm (2013) :
 


- Xây vạn lý trường thành trên biển.

-Thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (Asian Infratructure Invesment  Bank- AIIB).

- Thiếp lập  Con đường tơ lụa mới gồm hai phần: Vành đai (Hành lang ) kinh tế trên bộ và  Con đường tơ lụa trên biển. 

Tập Cận Bình (TCB)  hiện   nhân vật  lãnh đạo quốc gia tối cao,giữ các chức vụ then chốt trong quồng máy đảng  và nhà nước  như chủ tịch nhà nước,Tổng tư lệnh quân đội, chủ tịch Quân ủy trung ương,chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia..Với tư cách chủ tịch hôi đồng an ninh quốc gia ,TCB chỉ đạo  một chính sách đối ngoại,theo huớng quốc gia chủ nghĩa: - Trung Cộng không nhượng bộ  Nhật, và các quốc gia láng giềng trong  các cuộc tranh chấp hải đảo. - TCB ra lệnh quân đội phải sẵn sàng chiến đấu và phải  chiến thắng. So với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), TCB là người bảo thủ,giáo điều ,không chấp nhận đổi mới chính trị và dân chủ hóa đất nước.. 

Xây vạn lý trường thành mới trên biển

Mỗi năm vào dịp Tết Nguyển Đán , Tập Cận Bình (TCB) ngồi trước bức hình Vạn Lý Trường Thành đọc thông điệp năm mới. Vạn Lý Trường Thành được  bạo chúa Tần Thủy Hoàng (250 TCN-210TCN) xây dựng sau khi thống nhất Trung nguyên để một mặt xác định lãnh thổ và mặt khác  đề phòng Hung Nô xâm phạm.Nhưng nay biểu tương lịch sử này đối với TCB mang ý nghĩa khác .TCB không muốn Trung cộng an phận tự cô lập.Tập muốn bành trường lãnh thổ , lãnh hải  và bằng mọi giá phải đưa Trung cộng lên hàng siêu cường. Cộng đảng Trung quốc cho rằng thời gian giữa hai hội nghị không lliên kết ở Bandung (1955-2015) đã có nhiều thay đổi.Trước kia  siêu cường Mỹ và Liên xô ngự trị thế giới, nay đã được thay thế bằng Mỹ và  Trung cộng. Bây giờ  cuộc tranh dành quyền lực giữa hai siêu cường này   không còn nằm trong lãnh vực ý hệ Đông-Tây, kinh tế giầu nghèo Nam-Bắc, mà là cạnh tranh ảnh hưởng giữa lực cũ ( Mỹ) muốn duy trì vị thế và cường quốc đang lên(Trung cộng)  trở thành siêu cường mới .

Dưới mắt TCB, Nga sô dù bị mất địa vị siêu cường vì thất bại trong lãnh vực kinh tế,nhưng vẫn còn là một cường quốc quân sự.Nên Trung cộng muốn  trở thành siêu cường  không chỉ phát triển  kinh tế mà còn tăng cường vũ trang và phát triển quốc phòng, đăc biệt phải hiện đại hóa hải quân và không quân để có thể triển khai tác chiến ở bất kỳ khu vực nào trên các Đại Dương. Biển Đông mang ý nghĩa chiến lược quan trọng sẽi được xây dựng và phát triển thành khu vực đăt dưới sư kiểm soát của Trung Cộng.
Theo Tân Hoa Xã (Xinhua), Sách Trắng Quốc phòng “Chiến lược quân sự Trung Quốc” có nội dung chủ yếu đề cập đến xây dựng lực lượng quân sự, nhấn mạnh phương châm chủ động phòng vệ và tăng cường hợp tác an ninh quốc tế. Trong đó, đáng chú ý là Hải quân Trung Quốc sẽ chuyển đổi trọng tâm từ “phòng vệ ngoài khơi” sang kết hợp giữa “phòng vệ ngoài khơi” và “bảo vệ trên các đại dương” để đối phó “mối đe dọa đối với quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc”..

Ngoài việc đặt ra vùng nhận dạng phòng không (ADIZ),Trung Cộng  trong thời gian qua không ngừng ra sức bồi lấp các bãi đá, xây dựng cơ sở hạ tầng ở biển Đông để biến khu vực „đường lưỡi bò chín đoạn“ có diện tích trên 2 triệu cây số vuông thành một thành trì quân sự có khả năng bảo vệ lơi ích của Trung Cộng đối với các nguồn tài nguyên trên biển và trong lòng đai dương  mà Trung cộng dựa theo một tấm bản đồ có từ thập niên 1940  tự cho là có chủ quyền.

Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ và không được các nước liên quan công nhận. Đồ họa: Economist
 
Trong trường ,hoc sinh được giáo huấn: "Lịch sử thế kỷ quốc nhục của chủng tộc Trung Quốc luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng các giống dân ngoại quốc xâm chiếm chúng ta bằng đường biển. Kinh nghiệm không ngừng buộc chúng ta phải nhớ: chiến hạm xuất hiện từ Thái Bình Dương: tổ quốc chúng ta chưa thống nhất toàn vẹn; cuộc tranh đấu về chủ quyền trên Trường Sa, Diaoyo (Điếu ngư) và biên giới Ấn-Trung vẫn còn tiếp diễn... ta phải xây dựng một hải quân hùng hậu để thu hồi toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ những quyền và đặc quyền về lãnh hải của ta". Tập Cận Bình cũng đã tuyên bố  tương tự  khi Trung cộng  ngang nhiên cắm dàn khoan HD 981 trong vùng biển Hoàng Sa: "Chính sự yếu kém của quốc gia trong quá khứ đã giúp những kẻ ngoại xâm phá vỡ phòng thủ biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc hàng trăm lần, đẩy đất nước Trung Quốc đến tận cùng của tai họa" (Bangkok Post 30.06.2014) .
Sách Trắng về chiến lược quân sự  còn đưa ra cảnh báo trước những đe dọa về quyền và lợi ích mà Trung cộng phải đối mặt.“ sự hiện diện của Mỹ ở Á Châu cũng như sự gia tăng vũ trang của Nhật   là những thách đố an ninh lớn nhất.đối với Trung quốc nhưng “ Trung Quốc sẽ không bao giờ  tấn công,  trừ khi bị tấn công  sẽ phản công” .
Việc thay đổi chính sách đối ngoại (chuyển  trục sang  châu Á-Thái bình dương ) và đưa tàu chiến, máy bay quân sự vào biển Đông cho thấy Hoa Thịnh Đốn  đang tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh và bản thân Mỹ cũng muốn "hiện diện mạnh mẽ hơn trong khu vực.”  

Thành lập ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (AIIB)

Trong chiến lược lôi kéo đồng minh tranh dành ảnh hưởng trên thế giới, Trung cộng đã khởi xướng thành lập Ngân hàng  đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (AIIB)  với vốn thành lập 100 tỷ Mỹ kim trong đó Trung Quốc đóng góp 40%, Ấn Độ đóng góp 10%, các nước châu Á khác đóng góp 25%, 25% còn lại sẽ do các nước châu Âu đóng góp. AIIB được kỳ vọng sẽ chính thức được thành lập với trụ sở tại Bắc kinh  và bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2015.
Đến nay đã có 57 nước tham gia. Đáng chú ý là trong danh sách này, bên cạnh sự góp mặt của nhiều nước châu Á như Trung Cộng, Ấn Độ, Hàn Quốc, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân… còn có 6 nước châu Âu gồm Anh, Ý, Đức, Pháp, Lục  xâm Bảo và Thụy Sĩ., Gia Nã Đại cũng đang xem xét khả năng gia nhập AIIB. Như vậy, trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) chỉ còn Mỹ và Nhật Bản đứng ngoài cánh cửa của AIIB.
Sự ra đời của AIIB xuất phát từ nhu cầu thực tế khi châu Á là khu vực có dân số lớn nhất thế giới-chiếm 60% nhu cầu về vốn để phát triển hạ tầng., AIIB có tính chất khu vực, có thể phát huy vai trò hỗ trợ bằng việc đáp ứng các yêu cầu đầu tư ở châu Á, thúc đẩy sự phát triển khu vực châu Á không chỉ giúp nhiều người thoát nghèo, mà còn có thể làm gia tăng tầng lớp trung lưu ở khu vực này, tạo ra thị trường tiêu thụ cực lớn cho nền kinh tế khác bên ngoài châu lục. Mỹ lo ngại việc AIIB vận hành tốt sẽ là cơ hội để Bắc Kinh đầu tư cho cơ sở hạ tầng, làm đòn bẩy nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực, đe dọa tới vị thế của Mỹ. Vì vậy, Mỹ  khuyến cáo các nước đồng minh nên thận trọng trước việc tham gia AIIB, song lời khuyên này trên thực tế đã bị bỏ ngoài tai.
Sự thành lập AIIB là một thế cờ  Trung cộng đẩy Mỹ ra ngoài cũng như thoát được chủ trương cô lập Trung cộng qua Hiệp đinh đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Dự kiến mô hình hợp tác trong các dự án phát triển hạ tầng cơ sở có thể mở rộng qua các châu khác như Nam Mỹ , Phi Châu.

 
Thiết lập Con đường tơ lụa

 
Theo Reuters, chiến lược Con đường tơ lụa được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Cộng đang chịu nhiều tầng áp lực, do nhu cầu trong nước thiếu động lực và nhu cầu quốc tế suy giảm. Vì vậy, một trong những mục tiêu của chiến lược này được cho là nhằm giải quyết nhu cầu xuất khẩu của nền công nghiệp Trung Cộng. 

Trung Cộng  sẵn sàng  dùng hàng chục tỷ Mỹ kim  thúc đẩy chiến lược Con đường tơ lụa mới.Trong chuyến công du Hồi quốc (Pakistan)  của Tập Cận Bình vào ngày 20.04.2015 , Bắc Kinh đồng ý đầu tư 46 tỷ USD vào các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại nước này.

Trung tâm của các dự án là mạng lưới đường sắt và đường bộ do Trung Cộng xây dựng, nối liền Khu tự trị Tân Cương với cảng Gwadar trên biển Arab thuộc Pakistan. Trước chuyến thăm, Bộ Ngoại giao Trung Cộng cho hay đây là các dự án đầu tiên được phê duyệt của chiến lược Con đường tơ lụa mới.

Chiến lược Con đường tơ lụa mới được công bố lần đầu năm 2013, gồm hai cấu phần là Vành đai kinh tế (trên bộ) và Con đường tơ lụa (trên biển). Chiến lược này nhằm nối ba lục địa Á-Âu-Phi, với một đầu là trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu châu Âu - cả hai đều rất phát triển, và các quốc gia nằm giữa có tiềm lực phát triển lớn.

"Vành đai" sẽ giúp nối liền các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á và Nam Á.  "Con đường" sẽ nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có thể vươn sang tới Địa Trung Hải..

Con đường Tơ lụa của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Công còn ký kết hợp tác với Thái Lan xây kênh đào Pananma Châu Á  ở miền nam Thái,nhằm rút ngắn hải trình của tầu bè Trung Cộng từ Trung Đông về Quảng Châu. Đây là bước tiếp theo trong chính sách mở rộng vành đai kinh tế Con đường tơ lụa trên biển của Trung Cộng. 

 
Tuyến đường biển dự kiến qua kênh đào Kra Isthmus. Đồ họa: Ifeng

Theo đề xuất thỏa thuận, kênh đào hai chiều sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m. Việc xây dựng sẽ hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ Mỹ kim. Kra Isthmus được ví như kênh đào Panama của châu Á. .Khi kênh đào Kra Isthmus dài hơn 100 km đi vào hoạt động, thuyền bè, đặc biệt là tàu chở dầu Trung Quốc từ Trung Đông xuất phát từ biển Andman ở Ấn Độ Dương, có thể trực tiếp đi vào vịnh Thái Lan, tiết kiệm 1.200 km đường biển, so với tuyến đường hiện tại phải vòng qua eo biển Malacca.

Eo biển Malacca là tuyến hàng hải đặc biệt quan trọng đối với nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc. 80% dầu nhập khẩu vào Trung Quốc từ Trung Đông và châu Phi phải đi qua vùng này, nơi nạn cướp biển hoành hành.

Kênh đào có ý nghĩa chính trị và chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc. Dự án không chỉ giúp tăng cường khu vực tự do thương mại giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà còn giảm sự phụ thuộc của nước này vào khu vực eo biển Malacca,một khi Mỹ có thể phong tỏa tuyến đường biển qua eo biển Malacca, cắt đứt nguồn cung cấp dầu cho Trung Cộng.
 
Các nhà phân tích chiến lược nhận xét  Con đường tơ lụa là  con bài đối trọng của chiến lươc chuyển trục sang châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ. Qua  Con đường tơ lụa mới, Trung Cộng  tăng cường ràng buộc lợi ích với các nước châu Á, từ đó cạnh tranh với Mỹ, nâng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. 

Thái độ của Cộng sản Việt Nam trước kế hoạch của Tập Cận Bình

Việc Trung cộng ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo  trên quần đảo Trường Sa của Việ Nam và đang hiện thực hóa „ đường lưỡi bò“ phi pháp trong kế hoạch Tập Cận Bình hầu chiếm trọn biển Đông đã tạo ra bất bình trong dư luận quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter kêu gọi Trung Cộng "ngừng ngay lập tức và vĩnh viễn" các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ông nhấn mạnh cách hành xử của Trung Cộng trong khu vực hiện nay "vượt ra ngoài" các chuẩn mực quốc tế. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cho rằng, các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông sẽ làm phức tạp nỗ lực giải quyết tranh chấp. Ông Donald Tusk khẳng định lập trường của EU là các bên liên quan phải kiềm chế việc đe dọa hay sử dụng vũ lực, đồng thời nhấn mạnh phải tìm một giải pháp mang tính hòa bình. Washington Post cho rằng thái độ cứng rắn của Mỹ và các quốc gia châu Á trong việc đoàn kết chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh chùn bước.

Riêng Việt Nam là nước bị Trung Cộng lấn chiếm nhiều đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại có phản ứng yếu ớt, nhu nhược. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố (theo báo Nhân Dân ngày 21/5/2015) :”Chúng tôi mong các nước liên quan đóng góp có trách nhiệm tích cực, duy trì hoà binh an ninh hàng hải, hàng không trong vùng Biển Đông”. Viên chức này tránh cả việc nêu tên của Trung Cộng là nước đã gây ra cuộc khủng hoảng.

Giáo sư Carl Thayer chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc nhận xét thái độ của Cộng sản Việt Nam là đang đi nước đôi: Một mặt, Việt Nam không muốn dính líu trực tiếp vào căng thẳng với Trung Cộng, nhưng một mặt  muốn khuyến khích Hoa Kỳ can dự.

Trên phương diện đối ngoại đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam vẩn kiên  trì chính sách ba không : Không liên minh quân sự; không cho lập căn cứ quân sự ở Việt Nam và không liên minh chống lại bất kỳ nước nào.Chính sách này đã trói buộc quốc gia không tìm được đồng minh tín cây để  cùng chống sự khống chế của Trung Cộng. Về mặt đối nội, Cộng sản áp dụng một chính sách ba không khác  :Không chấp nhận đa nguyên dân chủ, không chấp nhận đối lập,không chấp nhận chính đảng nào ngoài đảng CS. Hậu quả đã làm giảm đi nội lực đoàn kết dân tộc.

Hiện nay Việt Nam đang đứng trước thách thức và mối đe dọa vô cùng to lớn về chủ quyền quốc gia. Trung Cộng ngày càng ngạo mạn,bất chấp luật lệ quốc tế  gia tăng tiềm lực quân sự, mở rộng các căn cứ quân sự tại Biển Đông. Một mình Việt Nam không thể tự bảo vệ chủ quyền quốc gia cho chính mình và Đảng cộng sản không thể phát huy sức mạnh của dân tộc nếu không sớm dẹp bỏ các chính sách ba không có hại cho đấ nước về mọi mặt.

 

Vũ Ngọc Yên

Quảng Cáo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire