Trang

04/07/2015

Việc ông Nguyễn Phú Trọng "qua Mỹ" và các Ý kiến Cộng đồng trên báo Văn Hóa


Nhân sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN qua Mỹ,  không nhiều thì ít, sự kiện này liên quan đến đời sống sinh hoạt cộng đồng và suy nghĩ của người Việt Nam hải ngoại đối với vận mệnh dân tộc quê hương.

Báo Văn Hóa đưa ra một cuộc phỏng vấn ngắn (bằng điện thư) một câu hỏi chung, và mời một số nhân sĩ làm việc trong nhiều lãnh vực khác nhau chia sẽ suy nghĩ về sự kiện Nguyễn Phú Trọng.


Tham gia "ý kiến" kỳ này gồm có các quý vị: Gs Lê Xuân Khoa từ California, Gs Nguyễn Ngọc Bích từ Washington DC.; Bác sĩ Đào Như từ Oak Park, Illinois, Kỹ sư Lý Thái Hùng từ Califorinia.

Báo Văn Hóa tiếp tục đón nhận các bài viết của quí vị thân hào nhân sĩ, quý bạn đọc, tòa soạn tiếp tục đăng tải vào các số báo tới. Trân trọng.
Liên lạc: lykientrucvaama@gmail.com  

Câu hỏi chung:

- Xin Quí vị vui lòng cho biết "nhận định" và "ý kiến" của quí vị về chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng có đem lại sự thay đổi nào đối với Việt Nam trong xu thế "xích lại gần hơn nữa" với một quốc gia tiêu biểu cho tự do dân chủ và nhân quyền?; Và "chuyến đi Mỹ" này của ông Trọng nó có tạo ảnh hưởng đối với tâm tư nguyện vọng của người Việt Nam hải ngoại không?



Giáo sư Lê Xuân Khoa:

Trả lời: Câu hỏi có hai phần, phần đầu là chính. Tôi xin trả lời như sau:

1.  Cho đến nay, chỉ có những thông tin rất tổng quát về chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng, trong đó có mấy điểm đáng chú ý:
   

•    Ông Trọng sẽ qua Mỹ ngảy 5 tháng Bảy và sẽ được Tổng thống Obama tiếp kiến tại Bạch Cung, một điều chưa từng có đối với một Tổng Bí thư Đảng cộng sản.

•    Sẽ có Tuyên bố chung về tầm nhìn trong quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, và tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng trong thời gian tới.

•    TT Obama sẽ đề cập vấn đề nhân quyền với TBT Trọng.

•    TT Obama sẽ tuyên bố thuận lợi cho Việt Nam về việc gia nhập TPP.

•    Vấn đề quan tâm hàng đầu giữa hai nước (và toàn khu vực) là chủ quyền Biển Đông thì chưa thấy (và chắc là Không) nhắc đến.

Ngoài ra, tôi chú ý đến phát biểu của TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học Viện Quan hệ Quốc tế, tại một Hội thảo Bàn tròn của BBC một tuần trước đây. Tuy không phải là người phát ngôn chính thức, TS Thái, trong chức vụ cao cấp về chiến lược ngoại giao, đương nhiên phản ánh quan điểm của chính phủ Việt Nam. Ông nhấn mạnh ba điểm chính:

•    Chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng có tính “biểu tượng về nhận thức giữa hai nước, cần hiểu biết lẫn nhau hơn,” nhất là Mỹ cần phải hiểu Việt Nam nhiều hơn.

•    Chuyến đi này “khẳng định sự công nhận lẫn nhau giữa hai nhà nước, giữa hai chế độ, đây là điều hết sức quan trọng đối với Đảng cộng sản Việt Nam.”

•    Kết quả là chuyến đi này “sẽ giúp gỡ bỏ nhiều rào cản, khó khăn, mở đường cho những cơ hội hợp tác giữa hai bên, giữa các doanh nghiệp, giữa nhân dân, giữa các đoàn thể và giữa các nhà nước với nhà nước.”

Căn cứ vào những thông tin và nhận định trên đây, tôi có lời bình luận như sau:

Chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng  không có gì thay đổi trong chiều hướng “xích lại gần hơn” với Hoa Kỳ về vấn đề “tự do, dân chủ và nhân quyền” như quý báo đặt ra trong câu hỏi.

Tôi chỉ thấy Hoa Kỳ đang xích lại gần hơn với Việt Nam bằng việc nhìn nhận chế độ và Đảng CSVN, hợp tác với Việt Nam nhiều hơn, nhất là về kinh tế, thương mại, với hi vọng sẽ đem lại kết quả (không có gì bảo đảm) là kéo được Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc.

Qua chuyến đi Mỹ của ông Trọng, Hoa Kỳ cũng giúp cho TBT Đảng CSVN khôi phục lại danh dự sau khi đã bị Tập Cận Bình hạ nhục quá nặng trong biến cố Giàn khoan HD-981 năm ngoái. Từ đó, Hoa Kỳ cũng hi vọng ông Trọng và phe thân Tàu sẽ cởi mở hơn về mặt nhân quyền (vẫn không có gì bảo đảm.)

Về điểm này, theo nhà nghiên cứu chiến lược Trần Việt Thái, thì Việt Nam sẽ “tiếp tục trao đổi tích cực, thẳng thắn trên cơ sở tôn trọng khác biệt,” tức là sẽ “không có gì cụ thể, ngay bây giờ.” Có thể sẽ có thêm một số tù nhân lương tâm được thả nhưng cũng có thể thêm một số khác bị bắt.

Tóm lại, chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn có tính “biểu tượng” với những tuyên bố tổng quát về tầm nhìn chung về quan hệ hợp tác tương lai giữa hai nước. Kết quả công khai và cụ thể nhất trong chuyến đi này là một số thỏa thuận giữa các doanh nhân Mỹ-Việt. Một số văn kiện hợp tác khác có thể được ký kết giữa các đại diện hai nước. Mọi cải thiện về dân chủ, nhân quyền sẽ chỉ có triển vọng thành hiện thực khi Việt Nam gia nhập TPP và tôn trọng những điều khoản cam kết. Như vậy, hãy chờ xem.

Rốt cuộc, hai vấn đề quan tâm lớn nhất của nhân dân Việt Nam hiện nay là bảo vệ độc lập và chủ quyền đất nước và thay đổi chế độ từ độc tài sang dân chủ vẫn là trách nhiệm chính--trách nhiệm lịch sử--của tất cả mọi người yêu nước. Hiểm họa Bắc thuộc đang tới gần đòi hỏi những thay đổi đột phá về chính sách đối nội và đối ngoại.

Những cơn sóng ngầm hình như mới bắt đầu chuyển động với những dấu hiệu rất khác thường trong nội bộ lãnh đạo giữa hai phe cải cách và bảo thủ: Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh thình lình phải giải phẫu vì bệnh ung thư phổi (tin đồn là bị ám sát); sự vắng mặt bất thường của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX đang diễn ra ở Hà Nội từ 1 tháng 7, 2015 (tin đồn là ông bị khống chế); lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Đại hội toàn quân này là “quân đội phải trung thành với nước, với dân” (chứ không phải với Đảng như ông Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo khác vẫn nói); và ngày 20.6, Quốc hội trao thêm quyền cho Thủ tướng.

Trí thức và các tổ chức xã hội dân sự cần gấp rút vận dụng sức mạnh dân tộc bằng mọi cách làm thức dậy tinh thần yêu nước của toàn quân, toàn dân, nhất là truyền thống anh dũng bảo vệ tổ quốc, luôn luôn đánh bại quân xâm lược từ phương Bắc. Đây là cơ hội cuối cùng và thuận lợi nhất để cứu nguy đất nước, mong sẽ là một cuộc “cách mạng nhung” không hao tổn nội lực dân tộc. Ngoài ra, cũng phải chuẩn bị một cơ cấu pháp lý và tiến trình thiết lập chế độ dân chủ thật sự, một lớp lãnh đạo mới, ngăn ngừa khuynh hướng trở lại chế độ độc tài của chính quyền mới. Cộng đồng người Việt hải ngoại cũng cần dồn mọi nỗ lực vào các hoạt động hỗ trợ nhân dân trong nước về tài chánh, kỹ thuật, vận động chính phủ sở tại và dư luận quốc tế.

2. Trong chuyến thăm Mỹ này của TBT Nguyễn Phú Trọng, Đại sứ quán Việt Nam chắc sẽ tổ chức một buổi tiếp xúc giữa ông Trọng với một số “Việt kiều” và một số sinh viên đang du học ở Hoa Kỳ. Hầu hết những người Mỹ gốc Việt tham dự sẽ là các nhà doanh nghiệp đang hoặc sẽ hoạt động đầu tư hay thương mại ở Việt Nam, số còn lại sẽ là một số nhỏ chuyên gia và đại diện NGO đang tham gia chương trình đào tạo, đóng góp kỹ thuật và giúp đỡ nhân đạo.

Đa số người Việt hải ngoại đều chống cộng sản Việt Nam ở nhiều mức độ khác nhau nên dù có được mời cũng sẽ không tham dự buổi tiếp xúc với ông Nguyễn Phú Trọng, Cộng đồng sẽ có những cuộc biểu tình ở Washington, DC và New York để chống ông Trọng, tố cáo những hành động lệ thuộc Trung Quốc và vi phạm nhân quyền của CSVN và đòi hỏi chấm dứt chế độ độc tài hiện nay để thay thế bằng chế độ dân chủ./ 
 

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích:

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ và nhất là được gặp TT. Obama là một biến-cố bất bình thường và do đó, đáng được ghi nhận và đem ra phân-tích.  Bất bình thường ở chỗ ông Trọng không có vai trò gì chính-thức trong chính-quyền nhà nước Cộng-hòa XHCH Việt-nam.  Ông không phải là chủ-tịch nước, cũng không phải là thủ-tướng, ông chỉ là một người trưởng đảng, vậy thì có lý-do gì Tổng-thống của Siêu-cường số 1 trên thế-giới lại cần đón tiếp ông?

Rất có thể ông Obama muốn để lại một di-sản chính-trị trong nhiệm-kỳ 2 của ông bằng cách đi một số nước cờ có khá nhiều rủi ro: bắt tay với Iran về vấn-đề vũ-khí hạt-nhân, nối lại bang-giao với Cuba, cho Hà-nội vào hàng ngũ chống Trung-quốc.  Người ủng-hộ thì cho là ông táo bạo, người chống đối thì cho là ông ngây thơ, để cho bị mắc lỡm.

Song phía Mỹ chắc cũng đã có một vài hứa hẹn từ Hà-nội.  Tướng Phùng Quang Thanh đã gặp Tổng-trưởng Quốc-phòng Mỹ Ashton Carter ở Hà-nội, rồi bí-mật sang Pháp gặp Bộ-trưởng Quốc-phòng Pháp (để có tin là ông đã bị ám-sát).  Tướng Công-an Trần Đại Quang đã sang Mỹ trong phái-đoàn tiền-phương thu xếp cho chuyến đi của ông Trọng.  Mấy ngày nay, Truyền Hình Hà-nội lần đầu nói đến chiến-tranh biên-giới 1979 và gọi Bắc-kinh là “Trung-quốc xâm-lược.”  Hà-nội cũng đã thả LS. Lê Quốc Quân.  Hà-nội cũng đang cần vào TPP.  Nên nhượng bộ và Mỹ thưởng cho Hà-nội chuyến đi của ông Tổng-bí-thư Đảng CSVN.

Cộng-đồng hải-ngoại thì vẫn chưa tin CS nên đang rầm rộ tổ-chức biểu tình chống./
Quảng Cáo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire