Trang

04/10/2015

Đại học Việt Nam không sánh bằng Bangladesh



      Lê Thanh Phong : "Gạn đục khơi trong môi trường đại học trong nước để xây dựng một nền đại học theo kịp với các nước. Nhìn Trường Đại học Quốc gia Singapore lọt vào “Top 30” mà thấy xấu hổ, “tự kỷ” hơn khi thấy Bangladesh cũng có tên trong Top 800. Trong lúc đó, đại học Việt Nam đang loay hoay xem có được quyền tự phong giáo sư hay chờ sự ban phát của một hội đồng độc quyền của Nhà nước. Trong lúc đó, đại học Việt Nam chưa đủ trưởng thành để tự chủ, mà đang còn thí điểm."
Ảnh minh hoạ.
 


Trong Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới năm 2016 do Tạp chí Times Higher Education phối hợp với tổ chức Thomson Reuter thực hiện, tìm đỏ con mắt không thấy bóng dáng một trường của Việt Nam, cho dù kéo “con chuột” đi hết hàng 800. 

Nhớ cách đây chừng 10 năm, Việt Nam tự tin bàn đến việc lọt vào “Top 200” đại học thế giới. Sau 10 năm, số lượng trường đại học, cao đẳng tăng gần gấp đôi, nhưng giấc mộng “Top 200” vẫn trong cơn mê chưa biết bao giờ tỉnh. Trường đại học nhiều để làm gì khi có những trường không nhận được sinh viên, vì càng ngày người ta càng nhận ra đó là trường cấp ba rưỡi. Trường đại học nhiều để làm gì khi cái bằng tốt nghiệp ở ngay chính trên địa phương mà nó sinh ra - dù là tỉnh lẻ - cũng không thừa nhận.

Đại học không phải là học đại, mà học để hành, để làm được việc cho bản thân và cho xã hội. Nhưng điều này dường như không phải là mục tiêu đào tạo đối với không ít trường đại học của Việt Nam hiện nay. Và tất nhiên trường nào không đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội thì sẽ tự xóa tên, những cái chợ bán bằng khoác áo đại học dứt khoát sẽ đóng cửa.

Gạn đục khơi trong môi trường đại học trong nước để xây dựng một nền đại học theo kịp với các nước. Nhìn Trường Đại học Quốc gia Singapore lọt vào “Top 30” mà thấy xấu hổ, “tự kỷ” hơn khi thấy Bangladesh cũng có tên trong Top 800. Trong lúc đó, đại học Việt Nam đang loay hoay xem có được quyền tự phong giáo sư hay chờ sự ban phát của một hội đồng độc quyền của Nhà nước. Trong lúc đó, đại học Việt Nam chưa đủ trưởng thành để tự chủ, mà đang còn thí điểm.

Trong “Top 50” của bảng xếp hạng trên, gần 50% là trường của Mỹ, sau đó là Anh, Canada, Thụy Sĩ, Đức, Australia, Nhật Bản…. Rõ ràng những nước có nền giáo dục đại học phát triển tầm thế giới thì đó là nước giàu mạnh. Câu hỏi đặt ra là: Vì nước giàu mạnh mới có trường đại học chất lượng thế giới, hay vì có trường đại học chất lượng thế giới nên mới có được một nước giàu mạnh?

Câu trả lời là, để có nền giáo dục đại học phát triển không cần phải có nhiều tiền cho nên không cần phải giàu có như Mỹ hay Nhật Bản, nhưng khi có một nền giáo dục đại học phát triển thì chắc chắn sẽ có được một quốc gia phát triển.

Đại học Việt Nam chưa có trường sánh bằng đại học của Bangladesh thì chưa thể biến giấc mơ rồng, hổ thành hiện thực.
 
Nguồn: Theo Lao Động
 

Quảng Cáo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire