Trang

09/10/2015

ĐẢNG CỬ-ĐẢNG BẦU-DÂN KHỐ XƠ

Phạm Trần


 
Càng sống lâu, người gìa càng lú lẫn là luật tự nhiên nhưng chuyện đảng Cộng sản Việt Nam cứ mãi tự cử, tự bầu để ăn hết quyền dân không chỉ kéo dài hại nước mà còn phản dân hơn bao giờ hết.

Chuyện này nói lại chỉ bằng thừa và nhàm tai, bực mình nhưng Hội nghị Trung ương 12 của khoá đảng XI từ ngày 05 đến 11 tháng 10/2015 lại cố tình khêu ra cho vết thương chảy máu tiếp. Theo như lối vẽ đường chỉ lối của Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì cách thức bầu chọn người vào Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XII, dự trù diễn ra đầu năm 2016, đã biến 175 Ủy viên Chính thức trong tổng số 200 Ủy viên (25 Ủy viên Dự khuyết không được quyền bỏ phiếu) thành những con người máy cho Bộ Chính trị bấm nút bảo sao làm vậy.


Theo nội dung diễn văn khai mạc của ông Trọng sáng ngày 05/10 (2015) thì trong 7 ngày họp, các Ùy viên  Trung ương sẽ thảo luận và cho ý kiến các vấn đề:
1)-- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2010 - 2020.

2)-- C
ông tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.

3)-- Về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021.


Vấn đề  chọn “nhân sự” cho khóa XII là quan trọng hơn cả vì đảng CSVN đang phải vật lộn với giữa “đổi mới kinh tế” và đòi hỏi phải  “đổi mới chính trị” để tồn tại.


Đã có nhiều ý kiến trong một số lãnh đạo đảng, các “lão thành cách mạng” và trí thức cấp tiến muốn đảng phải thay chiếc áo độc tài độc đảng bằng chiếc áo “dân chủ”.  Họ nói đã đến lúc đảng phải chấp nhận những ý kiến trái chiều và ngồi chung với người ngoài đảng để đòan kết tòan dân, hòa giải dân tộc thì mới xây dựng được đất nước để đưa dân tộc tiến lên. Nếu không, đất nước và con người Việt Nam sẽ tiếp tục bị bỏ lại sau lưng bởi nhân dân các nước trong khu vực, kể cả hai dân tộc Lào và Kampuchia, từng có qúa khứ chậm tiến và lạc hậu hơn Việt Nam.

Ấy là chưa nói đến hiểm họa bị Tầu “bóp cổ” lúc nào cũng đặt Việt Nam nằm trên thớt  Bắc Kinh.

Nhưng những ý kiến chân thực này đã bị các “chiếc loa phường” của Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị Quân đội phủ quyết trước khi nhen nhúm thảo luận trong nội bộ đảng.

Vì vậy, tuy cách chọn nhân sự của Bộ Chính trị khoá XI có khác với tất cả các khóa trước, từ khoá VI thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1986 đến khoá X thời Nông Đức Mạnh, nhưng những người được chọn kỳ này vẫn phải ưu tiên hàng đầu là tuyệt đối cắm đầu kiên định vào đống bùn “Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh” như  họ vẫn làm từ trước.

Lý do ông Nguyễn Phú Trọng buộc lãnh đạo tương lai phải “bảo vệ chủ nghĩa Cộng sản cho đảng có lý do tồn tại” vì đảng đang phải đối phó rất gay gắt với tình trạng  suy thoái tư tưởng, không còn tin vào chủ nghĩa Cộng sản và chủ trương, đường lối cầm quyền của đảng đang  lan rộng, ăn sâu trong hàng ngủ ngót 4 triệu đảng viên và Lực lượng võ trang, quan trọng nhất là hai lực lượng quân đội và Công an.

Đảng cũng đã giơ hai tay, hai chân đầu hàng quốc nạn tham nhũng; đạo đức của cán bộ, đảng viên đã rơi xuống vực sâu khiến dân không còn muốn liên hệ gì với đảng nữa.

Đó là lý do tại sao kỳ này ông Trọng muốn làm khác  để  nắm chắc phần thắng không có đối lập với  đảng ngay từ các địa bàn cơ sở.

Ông nói: “
Tiểu ban Nhân sự đã thành lập 168 tổ công tác, gồm một số cán bộ của các ban đảng Trung ương làm nhiệm vụ theo dõi, nắm tình hình và chứng kiến việc giới thiệu nhân sự ở các địa phương, cơ quan, đơn vị. Đến đầu tháng 7/2015, đã có 63 tỉnh, thành phố và 107 ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương thực hiện xong việc giới thiệu nhân sự vòng 1. Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã nghe báo cáo kết quả giới thiệu vòng 1 và cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn nhân sự để giới thiệu vòng 2; về phương pháp, cách làm và việc triển khai thực hiện giới thiệu vòng 2. Trong tháng 8/2015, tất cả các tỉnh, thành phố và ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương đã hoàn thành việc giới thiệu nhân sự vòng 2.”

Bộ Chính trị tuy chỉ có 16 người, có người tuy có học hàm cấp Tiến sỹ nhưng chỉ sáng trên giấy, lại cầm trịch, lèo lái, chọn người lãnh đạo 90 triệu dân.  Đại đa số  đảng viên không có tiếng nói hay chẳng có quyền hành gì trong cách chọn lựa này, nói chi đến “quyền làm chủ” chỉ thấy trên giấy của nhân dân.

Vì vậy, ông Trọng đã nói trắng ra : “Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị trình Trung ương kết quả giới thiệu nhân sự qua hai vòng của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương. Đề nghị Trung ương bám sát Phương hướng và Quy trình công tác nhân sự, nghiên cứu kỹ các phương án giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XII để thảo luận và đóng góp ý kiến. Căn cứ vào kết quả Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc tiếp tục chuẩn bị, hoàn chỉnh các hồ sơ, xem xét những trường hợp cụ thể, hoàn thiện thêm các phương án về nhân sự để Trung ương xem xét, quyết định vào các hội nghị tiếp theo.

Như vậy, tuy thời gian vào họp Đại hội XII chỉ còn hơn 100 ngày hay 3 tháng là nhiều mà  Danh sách Ủy viên Trung ương chuẩn của khoá XII vẫn chưa ngả ngũ. Theo ông Trọng thì chuyện ngổn ngang này sẽ  được “quyết định vào các hội nghị tiếp theo” , sau khi Trung ương đã cho ý kiến tại Hội nghị lần này ( kỳ 11).

Khi ông Trọng dùng chữ “các”, tức hơn “một” trong câu nói tuy ng
n mà  hàm chứa  vẫn còn nhiều bất đồng trong cách chọn người cho khoá đáng XII.

Nhưng đảng có mấy phe, bao nhiêu nhóm mà khó khăn đến phút chót như thế ? Chưa bao giờ thấy việc chọn người để “bầu”, rất hình thức từ các Đại hội trước, gặp khó khăn, rắc rối như kỳ này.
 

Tại sao ? Phải chăng vì những “tiêu chuẩn” mà chính ông Nguyễn Phú Trọng, hay của phe “đa số” trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị đã đặt ra để chọn các “ứng viên” khóa XII, kể cả Bộ Chính trị và 4 chức danh “chủ chốt”, đã biến thành những dao mã tấu cho đảng đánh nhau nên mới khó khăn, phức tạp như bây giờ ?

TIÊU CHUẨN CHO AI ?

Còn nhớ trong Diễn văn Bế mạc Hội nghị Trung ương 11, từ ngày 04 đến ngày 07-5-2015, ông Trọng nói về 3 nhóm tiêu chuẩn đối với Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, được dựa trên cái sườn của Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII) về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", theo đó ưu tiên số 1 là :”Có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc; có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc, kỷ luật của Đảng, nói đi đôi với làm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động, làm việc có hiệu quả.”

Thứ 2: “- Có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công việc; dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Đảng, của đất nước. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng; không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để trục lợi; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; công minh, công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ.”

Thứ 3: “- Có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới; qua thực tiễn thể hiện rõ là người có năng lực, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đoàn kết, quy tụ, phát huy được đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực, địa bàn được phân công, lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; có ý thức, trách nhiệm và khả năng tham gia thảo luận, đóng góp vào các quyết định chung của Ban Chấp hành Trung ương; đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ.”

Với những điều kiện và tiêu chuẩn chọn người cụ thể này, tất nhiên dân nghe rất khoái lỗ nhĩ. Nhưng nhìn quanh thấy chỗ nào, khe nào, hang nào cũng có cán bộ, đảng viên—nhất là những kẻ có chức có quyền--tham nhũng “ăn nhậu” với nhau ngổi chồm hổm giữa giờ làm việc thì dân hơi nghi chả hiểu ông trọng hay phe “đa số trong Bộ Chính trị 16 người” định soi đèn bắt ai, bỏ ai, hay loại ai trong đám Lãnh đạo bây giờ ?

Có lẽ chả ai biết, hay có biết cũng không dám hé răng. Chỉ thấy ông Trọng còn  tiết lộ chi tiết chọn “nhân tài” cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và 4 chức danh chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng cũng khá  gay gắt và rắc rối.


BỘ CHÍNH TRỊ-LÃNH ĐẠO CHÓP BU

Ông nói: “
Cũng tại Hội nghị này, lần đầu tiên, Bộ Chính trị trình Trung ương Báo cáo về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Trên cơ sở tổng kết công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt từ Đại hội VI đến Đại hội XI, cả về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, độ tuổi, quy trình giới thiệu, lựa chọn, kết quả bầu cử các khoá, việc phân công các chức danh chủ chốt, Báo cáo của Bộ Chính trị đã rút ra một số kinh nghiệm, phương pháp, cách làm và kiến nghị với Trung ương những vấn đề cần áp dụng cho khoá này.”

Tuy nói thế nhưng dân và đảng viên vẫn bị ông Trọng bịt mắt. Không ai biết mấy ông bà Bộ Chính trị đã mần chi hay làm ra sao mà giấu kín như mèo giấu “kít” ?

Đảng khoe “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, do dân và vì dân…nhân dân làm chủ” mà đy tớ của dân  là đảng viên lại đóng cửa chia chác miếng ăn với nhau thì ông chủ treo mõm chứ còn gì nữa phải không ?

Mọi người chỉ được nghe ông Trọng phán trong Diễn văn hôm khai mạc (05/
10/015) : “Đề nghị Trung ương tập trung nghiên cứu kỹ Báo cáo của Bộ Chính trị và các tài liệu nhân sự có liên quan để thảo luận, cho ý kiến về các nội dung này, nhất là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt" đối với Uỷ viên Trung ương và Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI tái cử khoá XII; trên cơ sở tiêu chuẩn chung của 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt đã nêu tại Phương hướng công tác nhân sự, Báo cáo đã đề xuất tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), về các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Thống nhất cao về vấn đề này sẽ là cơ sở rất quan trọng để Trung ương bàn và quyết định nhân sự cụ thể ở các hội nghị Trung ương tiếp theo.”

Lại phải lật chồng hồ sơ Hội nghị Trung ương 11 đế nghe ông Trọng nói về những điều kiện được chọn vào Bộ Chính trị.

Ông bảo: “
Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng chí thật tiêu biểu của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có khả năng phân tích, dự báo, tổng hợp, đề xuất những vấn đề mới một cách đúng đắn; có trình độ hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, biết phát hiện và sử dụng người có đức có tài; đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khoẻ để đảm đương nhiệm vụ.”

Cứ như điều kiện bình thường và công bằng thì ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi vào lúc Đại hội đảng XII
sẽ là người đầu tiên phải rút lui có trật tự. Người cao tuổi kế là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, 70  tuổi vào năm 2016 cũng phải “về nhà chăn gà”. Kế đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng tuổi 65 vào năm 2016 thì không về vườn thì đi đâu ?

Thế nhưng thật tréo cằng ngỗng khi thấy ông Trọng nêu ra 3 độ tuổi cho Ủy viên đảng khoá XII, theo đó ông cho biết : “
Ban Chấp hành Trung ương khoá XII cần có 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên). Trường hợp đặc biệt cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.”

Như thế là ông đã tự tay mở cánh cửa cho cả 4 chóp bu hiện hành (Trọng-Sang-Hùng-Dũng) có đường ở lại còn gì nữa phải không ?


NHẮM VÀO CON CHIM NÀO ?

Nhưng nếu ở lại thì ở đâu, làm gì thì chỉ có các Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng biết và “rỉ tai” với nhau cho được thuận tình, đẹp nghĩa đồng chí mí nhau mà thôi, chả ai dám chia chác.

Chỉ biết ông Trọng cũng rất quyết liệt trong phần kết luận Diễn văn Kỳ họp Trung ương 11, khi ông gằn giọng lưu ý: “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị; không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.”

Khi nghe thấy ông Trọng nói hăng như thế, uy tín ông lên tận mây xanh trong dư luận nhưng nhiều con mắt lại dồn về phía ông Thủ tướng Dũng và ông Chủ tịch Sang để xem hai ông phản ứng ra sao. 

Ông Dũng thì bình chân như vại. Ông Sang nói nhiều đến chống tham nhũng phải thế này thế nọ được dân Sè Goòng vỗ tay đôm đốp. Còn ông Hùng thì cứ âm thầm làm việc, chậm chạp mà đi cho vững theo đúng chính sách của người xứ Nghệ An, quê hương của dòng họ Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh ông Hồ Chí Minh, chả việc gì mà ồn ào.

Tuy nhiên, vì chưa biết gió sẽ thổi vào Việt Nam theo hướng nào trong năm 2016, nhưng ai cũng biết Việt Nam sẽ đón 2 ông khách Quốc tế nặng ký đến thăm trước ngày khai mạc Đại hôi XII. Đó là Tổng thống Mỹ Barack Obama dự trù ghé thăm vào tháng 11/2015, sau Hội nghị APEC ở Manila, Phi Luật Tân.
 

Người thứ hai là ông láng giềng , tuy thân nhưng nhiều mưu mẹo hiểm độc có tên là Tập Cận Bình, Lãnh tụ của Trung Quốc đang kiểm soát  Hòang Sa và đe dọa chiếm nốt các bãi san hô còn lại ở Trường Sa là hai quần đảo của Việt Nam.

Vì vậy, chuyện gì xẩy ra tại Hội nghị 12, kết thúc ngày 11/10/2015,  vẫn chưa rõ ràng. Chỉ có điều rõ nhất mà em bé 6 tuổi ở Việt Nam cũng đã thấy, đó là nếu đảng cứ tự cử, tự bầu và tự chia nhau ăn hết thì nhân dân trơ khố là chuyện hiển nhiên. -/-



Phạm Trần

(10/015)

Quảng Cáo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire