Trang

14/10/2015

Tiền xóa đói giảm nghèo 120 nghìn tỷ/năm mà sao người dân vẫn nghèo mãi?

Ngọn Hải Đăng
clip_image001
Theo số liệu thống kê mới nhất vào tháng 9/2015 của Bộ LĐ-TB&XH thì Việt Nam còn 1,4 triệu hộ nghèo. Trong hình, một em bé nghèo ở huyện Đồng Văn (Hà Giang) đang đi lấy củi phụ giúp cha mẹ. (Ảnh: Facebook)
Tiền xóa đói giảm nghèo bị “hô biến” như thế nào?
Theo số liệu thống kê mới nhất vào tháng 9/2015 của Bộ LĐ-TB&XH thì Việt Nam còn 1,4 triệu hộ nghèo (theo chuẩn nghèo của Việt Nam tự đặt ra). Hàng năm đều có các chương trình xóa đói giảm nghèo.
Dù có nhiều chương trình hỗ trợ, nhưng vì sao nhiều địa phương người dân vẫn cứ nghèo mãi? Các số liệu cho thấy quỹ xóa đói giảm nghèo lên đến 120 nghìn tỷ/năm, nhưng để người dân nhận được 1 đồng tiền xóa đói giảm nghèo, thì phải trả chi phí 10 đồng để nhận được số tiền đó. (Xem bài:  Tiền xóa đói giảm nghèo bị “hô biến” như thế nào)
Rất nhiều trường hợp các quan chức địa phương đã ăn chặn tiền của người nghèo, khiến cho “chiếc bánh” đến được tay họ chỉ còn một mẩu, nhiều xã nghèo người dân còn không được hưởng một “mẩu bánh” nào cả vì các quan đã ăn hết mất rồi.
Vậy các quan chức địa phương ăn chặn tiền của người nghèo như thế nào?

Lập hồ sơ khống để lấy tiền của người nghèo
Từ năm 2008 đến 2010, xã nghèo Xuân Thắng (thuộc huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) được hỗ trợ 115 triệu đồng (tính bằng trâu bò, 5 triệu đồng 1 con).
Thế nhưng cán bộ xã nói là để nhận 5 triệu đồng hỗ trợ này phải bỏ ra thêm tiền ra mua trâu bò mới được nhận, các hộ nghèo này không đủ tiền nên chẳng dám bỏ tiền ra mua. Kết quả các hộ nghèo không được hưởng số tiền này, thay vào đó là 9 hộ khác không nằm trong chuẩn nghèo được nhận 45 triệu đồng.
Số tiền còn lại là 70 triệu đồng thì chủ tịch xã là Vi Hồng Quang cùng Kế toán trưởng Vi Thanh Tuyết lập hồ sơ khống để chiếm đoạt.
Sau đó sự việc được thanh tra, ông Quang và ông Tuyết phải nộp lại số tiền đã chiếm đoạt, nhưng không hề có bất cứ hình thức kỷ luật nào. Đến nay ông Quang vẫn giữ chức chủ tịch xã, ông Tuyết chuyển sang làm viên chức phụ trách mảng dân tộc.
Đàn dê “đi nhầm” vào nhà Bí thư huyện ủy
Vào tháng 6/2014, ở huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa) được phân 24 con dê giống để trợ cấp cho 6 hộ dân nghèo xã Thành Yên. Thế nhưng trên giấy tờ khi ký xác nhận khi nhận dê thì chỉ có 3 hộ nằm trong diện chuẩn nghèo, 3 hộ còn lại không nằm trong đối tượng nghèo được trợ cấp dê.
Kết quả là chỉ có 12 con dê đến được hộ nghèo, 12 con còn lại được chuyển đến trang trại nhà ông Bí thư huyện ủy Đỗ Minh Qúy, nhưng lại được 3 hộ sai đối tượng nghèo ở trên ký nhận dê.
Mãi đến đầu năm 2015, nhờ đơn thư của người dân, sự việc mới được phát hiện, 12 con dê mới được phân phát đúng cho các hộ nghèo.
Giải thích cho việc 12 con dê “chạy nhầm” vào trang trại nhà Bí thư huyện ủy, ông Trương Văn Gương – Chủ tịch UBND xã Thành Yên cho báo Lao Động biết: “Thì đưa vào đó có điều kiện chăm sóc vì trang trại của bác ấy đã có hơn 70 con dê”.
Nhà Quảng Cáo
Làm giả chứng từ để chiếm đoạt tiền hỗ trợ người nghèo
Năm 2011, UBND huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) chuyển cho xã Lục Dạ số tiền 310 triệu đồng để hỗ trợ cho 24 viên chức xã có mức lương thấp và hỗ trợ 304 triệu đồng cho 1.216 hộ nghèo của xã Lục Dạ.
Tuy nhiên, kế toán xã La Đức Cẩm lại “bàn kế” cho Chủ tịch xã là Lô Văn Nhung “không phát cho hộ nghèo” mà chuyển sang nguồn chi thường xuyên của địa phương để dễ làm khống chứng từ chiếm đoạt số tiền trên.
Lợi dùng quyền thế ăn chặn tiền cứu trợ thiên tai
Chủ tịch xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là Lê Khả Nguyên đã lợi dụng chức vụ để ăn chặn tiền hỗ trợ thiên tai lụt lội của các hộ nghèo trong xã. Khi bị bắt vào năm 2013, ông Nguyên đã ăn chặn tổng cộng 129 triệu đồng hỗ trợ người nghèo.
clip_image003(Ảnh minh họa/Internet)
Chiếm đoạt gạo cứu đói của người nghèo
Ngày 31/12/2013, Trưởng thôn Cường Thịnh (xã Yên Hùng, huyện Yên Định, Thanh Hóa) là ông Lê Quang Trung nhận 74 kg lúa giống để phát cho dân nghèo, nhưng ông chỉ phát 4 kg cho 2 hộ, còn lại để bán hết lấy tiền với giá 50.000 đồng/kg.
Số gạo cứu đói cho người nghèo, ông Trung cũng chỉ phân phát một phần, còn lại ông chiếm đoạt rồi bán hết lấy tiền.
Ông Lê Đình Sâm – một người dân thôn Cường Thịnh bức xúc cho báo Dân Trí biết: “Bao nhiêu lần họp dân, chúng tôi đều nói về việc trả lại lúa cho chúng tôi nhưng ông Trung vẫn cứ nói là không có. Ngay cả việc ăn chặn lúa của người nghèo cũng vậy, ông ấy cũng chối là không có, ai phát biểu trong hội nghị cũng bị ông ấy chửi. “Ỉm” lúa của dân đã là quá đáng đằng này ăn cả mấy cân gạo cứu đói thì không thể chấp nhận được. Mấy năm trời không trả…”.
Các vụ việc chiếm đoạt tiền hỗ trợ người nghèo như thế có rất nhiều, địa phương nào cũng có, nhưng chỉ có một phần rất nhỏ được phát hiện ra mà thôi.
Mỗi khi ở địa phương nào có thiên tai lụt lội, người dân cũng như các nhóm hội, các tổ chức lại kêu gọi quyên góp tiền của giúp đỡ người nghèo, nhưng được bao nhiêu trong số đó đến được tay người nghèo?
Có lẽ chỉ có những tổ chức đến tận nơi bão lũ – đưa tiền tận tay cho người nghèo là họ chắc chắn nhận được, còn nếu gửi cho các quan chức địa phương thì lòng tốt của họ đa phần đều chạy vào nhà các quan chức địa phương.
Các số liệu cho thấy, để người dân nhận được 1 đồng tiền xóa đói giảm nghèo, thì phải trả chi phí 10 đồng để nhận được số tiền đó. Nhưng thực tế chỉ một phần hộ dân may mắn nhận được số tiền này, còn một phần lớn khác đã vào nhà của các quan xã – huyện.
Các chính sách hỗ trợ người nghèo thoạt nhìn là tốt, nhưng với cách làm của các quan chức đã biến chất, thì chính sách ấy giống như “miếng bánh ngon” dành cho các quan chức mà thôi. Và người nghèo vẫn mãi hoàn nghèo!
N.H.Đ

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire