QUỐC TOẢN
(GDVN) - Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc một
số cơ quan nhà nước hết tiền chi lương có nguyên nhân sâu xa từ việc sử dụng
ngân sách lãng phí, thậm chí tiêu cực.
Bà Phạm Chi Lan |
“Người dân nhìn sẽ nghĩ chính quyền đang lo cho sự hoành tráng của bản thân, chứ không xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân. Do đó người ta sẽ tiếc tiền thuế đã đóng cho nhà nước khi địa phương đó chi tiêu vào những việc chưa cần thiết".
Báo động hết
tiền... chi lương
Vấn đề ngân sách khó khăn, chuyện công chức “nhịn”
tăng lương trong nhiều năm qua do lộ trình tăng lương không thực hiện được, thu
hút sự quan tâm của các Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước tại kỳ họp thứ 10
Quốc hội khóa XIII vừa qua.
Đáng báo động hơn, mới đây, tại một số địa
phương như TP.Cà Mau, Bạc Liêu, chẳng những cơ quan
nhà nước không còn tiền trả lương, mà còn mắc nợ cả tỷ đồng.
Lý do được địa phương đưa ra là "mất cân đối,
ngân sách không còn vốn để chi…"
Trong khi đó, trước tình trạng ngân sách eo hẹp, nợ
công tăng cao, thu, chi mất cân đối, Chính phủ “phải thắt lưng buộc bụng”, cắt
giảm chi tiêu công… thì vẫn có địa phương vẫn “vung tay quá trán”.
Đã thế lại có chuyện địa
phương nọ tính chuyện "vác rá" lên Trung ương xin
ngân sách chi xây dựng tượng đài, Trung tâm hành chính… chỉ để bằng bạn bằng
bè.
Ảnh minh họa (nguồn: Báo Đất Việt). |
Hôm 3/12, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục
Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc sử dụng ngân sách, đầu tư
không hiểu quả, có tiêu cực, là nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách, ảnh hưởng trực
tiếp tới hoạt động của bộ máy công quyền.
“Đầu tư công không hiệu quả là nguyên nhân khiến ngân
sách bị hao hụt nhiều. Có những địa phương chỉ chăm chú đi xin dự án đầu tư để
mưu lợi cá nhân. Bởi lẽ nếu dự án được phê duyệt đầu tư thì ít nhiều lãnh đạo
cũng có tiền “lại quả” từ dự án đó.
Bên cạnh dự án bị thổi phồng về mặt ngân sách đầu tư,
nhưng khi triển khai không đem lại hiệu quả về mặt kinh tế thì đương nhiên
người ta phải bù lỗ bằng cách dùng tiền ngân sách.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn tới thâm hụt ngân
sách. Do đó, chuyện địa phương không có hoặc hết tiền trả lương cho cán bộ là
điều dễ hiểu”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định.
Cũng theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, việc thâm hụt
ngân sách đến mức không còn tiền trả lương cho cán bộ công chức còn xuất phát
từ việc địa phương đó chưa tuân thủ chặt chẽ luật ngân sách.
"Việc áp dụng luật ngân sách trong thực tế còn
rất hạn chế. Còn tình trạng “trên bảo dưới không nghe” thì rất khó kiểm soát
việc chi đầu tư công”, chuyên gia Bùi Kiến thành nêu quan điểm.
Cứ thiếu lại xin,
ngân sách nào kham cho nổi?
Trong khi đó chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng,
nhiều địa phương không đủ ngân sách chi lương cho cán bộ là tình trạng đáng báo
động. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc chi ngân còn biểu hiện nhiều lãng
phí…
“Vừa qua, trên nghị trường Quốc hội cũng đã bàn nhiều
tơi vấn đề ngân sách và “vấn nạn” nhu cầu đầu tư quá nhiều trong khi ngân sách
không thể đáp ứng nổi.
Trong khi đó, việc chi ngân sách tại nhiều địa phương
còn biểu hiện sự lãng phí. Có rất nhiều dự án đầu tư không cần thiết trong lúc
này, nhưng họ vẫn đòi hỏi nhà nước cấp kinh phí đầu tư.
Có địa phương cam kết khi đầu tư xây dựng trụ sở,
Trung tâm hành chính, tượng đài… sẽ thực hiện huy động từ nhiều nguồn khác
nhau. Nhưng muốn làm gì thì làm, tiền đó cũng là tiền của dân, mà cuối cùng
nhân dân sẽ là người phải gánh chịu nếu hậu quả xảy ra.
Thế thì liệu rằng, trong thời điểm khó khăn như hiện
nay chúng ta có nên bỏ tiền để đầu tư xây dựng trụ sở, tượng đài hoành tráng
hay không? Trong khi đó, không có điều gì đảm bảo chắc chắn rằng, một trụ sở
hoành tráng thì chính quyền sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Mặt khác, đời sống của nhiều người dân địa phương vẫn
còn nhiều khó khăn, Tôi nghĩ rằng, các địa phương cũng cần xem lại những mục tiêu
ưu tiên trước (đường xá, trường học, bệnh viện..) để sử dụng ngân sách phù hợp,
có hiệu quả, chứ không phải muốn làm gì thì làm và làm cho kỳ được”, chuyên gia
kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (ảnh: VTC.VN). |
“Tình trạng một số địa phương đã không có đóng góp vào
ngân sách Trung ương, ngược lại còn dựa vào “bầu sữa ngân sách” để bù đắp cho
sự thiếu hụt, đang tăng lên khá là nhiều. Điều này phần nào cũng thể hiện tính
ỷ lại của chính quyền sở tại.
"Trong khi Trung ương cũng đang có nhiều khó khăn
về ngân sách thì lấy đâu ra tiền để bù đắp cho sự thiếu hụt đó. Mặt khác, không
ít dự án đầu tư chưa phát huy hiệu quả tương xứng với số tiền ngân sách đã bỏ
ra", bà Lan nhận định.
Từ những phân tích trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi
Lan cảnh báo, việc địa phương “ngửa tay” xin ngân sách chi đầu tư vào thời điểm
này sẽ gây ra hiệu ứng mất lòng tin của người dân.
“Người dân nhìn sẽ nghĩ chính quyền đang lo cho sự
hoành tráng của bản thân, chứ không xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân.
Do đó người ta sẽ tiếc tiền thuế đã đóng cho nhà nước khi địa phương đó chi
tiêu vào những việc chưa cần thiết".
Bà Lan đưa ra giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ nguồn
ngân sách hiện nay: “Yêu cầu số một đó là phải biết tiết kiệm chi tiêu, tranh
lãng phí đầu tư công khi chưa cần thiết.
Chính phủ cũng nên cứng rắn hơn trước những đề nghị,
xin xỏ của các địa phương…
Mặt khác, trong tình cảnh khó khăn như hiện nay, các
địa phương nên tự vận động lo cho mình trước, tránh trường hợp ỷ lại. Đáng lẽ
điều này lãnh đạo các địa phương đó phải biết rõ hơn ai hết….", bà Lan nêu
quan điểm.
QUỐC
TOẢN
Nguồn:
Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire