Trang

16/01/2016

LY RƯỢU MỪNG VÀ THUYẾT NHÂN VỊ


Ly Rượu Mừng là một trong những nhạc phẩm bất hủ của Cố Nhạc sĩ Phạm Đình Chương vừa được chính thức cho phép phổ biến trên toàn quốc nhân dịp Tết Bính Thân 2016.

Vậy là sau hơn 40 năm, Ly Rượu Mừng không còn bị giam hãm nữa. 
 
 

Nghe bài "Ly Rượu Mừng"




Bao giờ thì tới Gia Tài Của Mẹ đây? (Sáng tác của Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn). Đến chừng đó khán giả tha hồ được nhìn thấy mấy thằng giặc Tầu ngu ngơ đần độn bị các chú bộ đội nhà mình “luộc” đẹp trong các game online, trên màn ảnh rộng và các kênh truyền hình giải trí trong nước.

Được biết nhà thơ Du Tử Lê từng chia sẻ trên website cá nhân của ông rằng: “Tôi muốn gọi 'Ly Rượu Mừng' là xuân khúc kinh điển nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Tính chất 'kinh điển' hiểu theo nghĩa không một thành phần nào của xã hội bị bỏ quên. Và, một cách ý thức, tác giả đã sắp lại bậc thang giá trị của các thành phần xã hội, với lòng trân trọng, biết ơn của mình”.

Còn Đoàn Hưng/SBTN viết: “Có rất nhiều ca sĩ Miền Nam và hải ngoại đã trình diễn bài Ly Rượu Mừng. Tuy nhiên, nhiều người đồng ý rằng, bản nhạc xuân kinh điển này phải được trình diễn bởi Ban Hợp Ca Thăng Long mới là… số một!

Ca khúc này vẫn theo người Việt Tự Do đi ra hải ngoại kể từ sau biến cố tháng 4/1975. Ở đâu có Người Việt Tự Do, ở đó mùa xuân có Ly Rượu Mừng. Ở trong nước, dù bị cấm hát chính thức, nhưng hầu như mỗi độ Tết đến xuân về, đa phần mọi gia đình trong Miền Nam vẫn nghe Ly Rượu Mừng “chui”, qua các CD, DVD từ hải ngoại gởi về. Và ngay trong cả những cuộc họp mặt ngày xuân, rất nhiều người vẫn có thói quen cùng hát cho nhau nghe bài Ly Rượu Mừng. Có những gia đình văn nghệ sĩ Miền Nam, còn giữ đúng truyền thống, sau khi tiếng pháo giao thừa vang lên rộn rã, là mọi người cùng hát Ly Rượu Mừng. Để nhớ lại những mùa xuân tự do ngày xưa. Và để hy vọng cho những mùa xuân sắp đến.

Như vậy là cái chân, thiện, mỹ quả là không thể tiêu diệt được! Sự trở lại chính thức của Ly Rượu Mừng đã cho thấy giá trị của nền văn hóa nghệ thuật Miền Nam là bất tử. Chào đón Ly Rượu Mừng trở lại, người dân Việt Nam hy vọng còn nhiều giá trị khác của Miền Nam Tự Do sẽ được khôi phục lại trên quê hương Việt Nam trong thời gian tới”.

Linh cảm như mách bảo Ly Rượu Mừng là một tín hiệu rất đặc biệt. Chỉ có những ai là người trong cuộc, thương nhau lắm mới hiểu hết được mà thôi. Ai là người có quyền đồng ý để Ly Rượu Mừng “được tha bỗng” mà đoàn tụ cùng với mọi người muôn nhà đón Tết Bính Thân 2016, thì chính là người đó - người giấu mặt ẩn danh ở đằng sau hậu trường - và người kế vị, biết cách dùng thuyết Nhân vị * mà thiêu rụi ra tro “con ngựa gỗ thành Troy”.

Và như vậy, lời phán tiên tri:

Mã Đề Dương Cước Anh Hùng Tận

Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình” sẽ được linh nghiệm chăng?

Bởi, việc điều động hàng ngàn binh lính cùng với các phương tiện vũ khí tập trận chống khủng bố đó chỉ là cái cớ. Trông na ná tình tiết trong bộ phim dài nhiều tập được chiếu trên truyền hình cách đây cũng khá lâu rồi.

__________________________

*(theo Bách Khoa Toàn Thư Mở)

Đảng Cần lao Nhân vị theo dẫn giải của Ngô Đình Nhu đã được đề ra để làm ý thức hệ trung dung giữa tập thể chủ nghĩa của cộng sản và cá nhân chủ nghĩa của tư bản. Căn cứ theo nhận xét của Joseph Dusserre trong cuốn Les deux fronts thì trong xã hội tư bản, con người là mối tiêu thụ cần chiếu cố, còn xã hội cộng sản thì coi con người như công cụ sản xuất. Cả hai đều bất cập dựa trên chủ nghĩa duy vật trong khi thuyết Nhân vị cho rằng con người có cả thể xác lẫn tâm linh nên phải có vị trí riêng. Ngoài nhu cầu tiêu thụ và khả năng sản xuất, con người có ý hướng thượng cao siêu.

Theo chủ nghĩa Nhân vị đó thì mục đích là đạt đến "Tam Nhân", gồm:

  • Tương quan cá nhân và nội tại
  • Cá nhân và cộng đồng
  • Cá nhân và siêu nhiên

Nội tại là đào tạo bề sâu của con người gồm có tự do và trách nhiệm. Cộng đồng là phát triển bề rộng của con người gồm gia đình, xã hội, quốc gia, nhân loại, và thiên nhiên. Siêu nhiên là củng cố bề cao của con người về tín ngưỡng để đạt "Chân, Thiện, Mỹ".

Để đạt mục đích "Tam Nhân" thì cần "Tam Giác" gồm cảnh giác về sức khỏe, cảnh giác về đạo đức và tác phong, và cảnh giác về trí tuệ.

Từ "Tam Giác", phương thức thì dùng "Tam Túc".

"Tam Túc" gồm có tự túc về tư tưởng để suy luận tìm chính nghĩa, tự túc về kỹ thuật để khai thác khả năng, và tự túc về tổ chức để phát huy sáng kiến. Có chính nghĩa thì mới thu dụng được khả năng; có khả năng thì mới đóng góp sáng kiến để xây dựng và tổ chức.

Phương trình là lấy "Tam Giác" làm nền, "Tam Túc" làm phương tiện hầu thực hiện "Tam Nhân". Vì lấy con người làm gốc nên chủ nghĩa này có tên là "Nhân vị".

___________

Tháng 1/2016

TT.S

 

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire