Nhóm phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò không thể thiếu của báo chí. Thực hiện chủ trương của lãnh đạo tòa soạn, nhóm phóng viên nội chính Báo điện tử Một Thế Giới đã thực hiện việc tập hợp, chứng thực các tư liệu được quần chúng nhân dân cung cấp về khối tài sản của gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng thời thực hiện phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan hữu quan. Tuy nhiên, việc làm đúng chức năng nhiệm vụ quy định rõ trong luật báo chí này đã bị ngăn chặn không thương tiếc bởi chính những người trong cuộc.
Được biết, Nguyễn Công Khế – ông chủ của báo Một Thế Giới và Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mối quan hệ “không bình thường” từ hàng chục năm qua |
Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục lan truyền
thông tin về khối tài sản khổng lồ của gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,…
thậm chí một vị lão thành ở Tam Kỳ, Quảng Nam đã gửi đơn “Đề nghị thanh tra
khối tài sản của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc” liệt kê đầy đủ các hạng
mục tài sản khủng mà gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc đang sở hữu. Trả lời dư
luận, Văn phòng Chính phủ nơi ông Nguyễn Xuân Phúc đang lãnh đạo chỉ phản ứng
yếu ớt rằng “các đơn tố cáo là nặc danh, không có thực”(?!). Thực
hiện chức năng của báo chí trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, nhóm
phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã tập hợp những tư liệu mà quần chúng nhân
dân cung cấp. Trong đó đáng chú ý là nhiều tài liệu scan giấy tờ sở hữu, kê
khai tài sản và các giấy tờ liên quan có độ tin cậy rất cao. Trước mắt, phóng
viên đã chứng thực một số khối tài sản thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn
Xuân Phúc:
- Căn Villa số E9 tại khu du lịch Ocean Villas
(Đà Nẵng) đứng tên Nguyễn Xuân Hiếu, con
trai ruột của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (du học sinh tại Mỹ, về
nước vào tháng 5/2014).
- Hàng loạt tài sản có giá trị cực lớn đứng tên Nguyễn Thị Xuân Trang,
con gái ruột của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nội trợ)
và Vũ Chí Hùng (viên chức Nhà nước, con
rể Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).
- Hai căn biệt thự tại thành phố Anaheim, quận
Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ (số 636
South Halliday street, Anaheim, CA 92804 và số 7556 East Calle Durango
Street, Anaheim, CA 92808) do gia đình Đặng Văn Thành đứng tên giúp (kèm
bản scan bằng lái xe tại Mỹ của Nguyễn Xuân Hiếu ghi rõ
địa chỉ một trong 02 căn biệt thự trên).
- Hợp đồng tặng không toàn bộ 54% sở hữu
của Sacombank tại Công ty CP Nước khoáng ĐaKai của gia đình Đặng
Văn Thành cho Vũ Chí Hùng và chứng nhận1.578.170 cổ
phần tại tập đoàn Thành Thành Công của bà Trần Nguyệt Thu (vợ
chính thức của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).
- Tài liệu chứng minh Nguyễn Thị Xuân Trang và
Vũ Chí Hùng (vợ chồng con gái ruột của Phó thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc) rửa tiền lên đến 50 tỷ, trốn thuế 500 triệu
đồngtại căn nhà 29A Đồng Khởi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục thực hiện phóng sự, phóng viên nội
chính Nguyễn Tuấn Nam (0987.707.036) đã tìm hiểu tiến độ điều
tra của các cơ quan chức năng bằng cuộc phỏng vấn ông Phạm Anh Tuấn
(0903.411.825) – Phó Ban Nội chính Trung ương, người trong thời gian qua có
nhiều phát ngôn quyết liệt về phòng, chống tham nhũng. Nội dung cuộc phỏng vấn
xoay quanh thông tin dư luận về khối tài sản của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
trên blog, mạng xã hội. Tuy nhiên, ông Tuấn chỉ trả lời loanh quanh: “các
thông tin trên mạng là các thông tin không chính thống”, “Phó thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc do Bộ Chính trị quản lý nên Ban Nội chính không thể can thiệp”,
“phải bảo đảm cái ổn định để tránh mất lòng tin lớn quá” và dặn đi dặn
lại rằng “tốt nhất không nên có ý kiến gì”. Xin giới thiệu đến quý độc
giả nguyên văn đoạn phỏng vấn:
Ghi âm phỏng vấn ông Phạm Anh
Tuấn (0903.411.825), Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương của Phóng viên Nguyễn
Tuấn Nam (0987.707.036) về việc thanh tra khối tài sản khổng lồ của gia đình
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
PV: A lô, anh
Tuấn ạ
Ông Tuấn: A
lô, a lô
PV: Dạ em Nam,
Báo điện tử Một Thế Giới ạ
Ông Tuấn: À ừ ừ ừ…
PV: Dạ vâng, liên
quan những thông tin mấy trang mạng xã hội đưa về quan chức, lãnh đạo Nhà nước,
những cái bất thường về khối tài sản, muốn hỏi anh tí là mình có vào cuộc xác
minh hay xử lý về mặt thông tin hay không?
Ông Tuấn: Tức là thế
này em này, cái thứ nhất là mình có cả một hệ thống chính trị, thứ hai là có cả
một cơ chế, cả quy chế, cả quy định làm việc, đấy, chứ không phải đánh giá thấp
cái trang mạng xã hội đâu! Nhưng mà đấy là những cái thông tin rất không chính
thống, thông tin đúng cũng có, xây dựng cũng có nhưng ngược lại thì cũng có,
đấy, những thông tin này hiện nay đang ở những mức độ, bởi vì tất cả những cái
đó nếu có thì cũng chẳng ai xóa đi được, chẳng ai dấu đi được. Thế thì, hiện
nay, vì nó là những thông tin từ xưa đến nay nó vẫn thế mà. Chính vì vậy nó
không chính thống, cái thứ hai nữa là… là… là… là mình cũng không thể chạy theo
hết các thông tin đó được. Đương nhiên là, chẳng hạn cán bộ có tài sản các thứ
có vấn đề gì thì anh nghĩ là cả hệ thống chính trị với cả tổ chức đảng và nhà
nước của mình hoàn toàn có đủ khả năng làm rõ. Cũng giống như đơn thư bây giờ
người ta gửi đến rất là nhiều, tố cáo nhiều cái do người ta hiểu hoặc người ta
nghĩ nhưng mà trên thực tế thì không đúng như thế, mình không thể chạy theo hết
được nhưng cũng không bỏ qua cái đấy. Còn hiện nay thì chưa em ạ, hiện nay thì
các thông tin trên mạng nó nhiều lắm, cho nên mình cứ bình tĩnh cái đấy
thôi nhé. Chuyện anh trao đổi với em cũng không cần đưa lại làm gì nhé.
PV: Dạ vâng, cái đoạn
nó đưa về… cụ thể anh em mình trao đổi với nhau thôi, trường hợp của
bác Phúc đấy ạ, thì… thì…
Ông Tuấn: Anh
hiểu rồi, anh hiểu rồi… ừ, hiện nay thì, ừ.…
PV: Ban (Nội chính
Trung ương) của mình thì cũng không…?
Ông Tuấn (ngắt lời): Chưa,
chưa có gì, chưa có gì hết, tức là thế này, bác ấy là Bộ Chính trị
quản lý mà, cái thứ hai thông tin này trên trang mạng, tức là cái blog,
mạng xã hội ấy mà, không có cái nào chính thống hết. Thế thì cái
chính là mình phải bảo đảm cái ổn định để tránh mất lòng tin lớn quá.
Câu chuyện tới đây, anh nghĩ là tốc độ của nó thì các tổ chức, cơ quan có thẩm
quyền có thể xem xét. Nên thôi, theo anh tốt nhất mình không có
ý kiến gì, bởi vì nó không có gì chính thức hết, ừ, theo anh thì như thế em
nhé! Không có chính thức thì mình cũng không có ý kiến gì em nhé, ừ ừ…
Ông Lê Ngọc Thịnh – Tổng Biên tập báo điện tử Một Thế Giới |
Chẳng may cho nhóm phóng viên Một Thế Giới, quá trình
điều tra tài sản Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bị lọt đến tai Nguyễn Công Khế
dẫn đến cuộc thanh trừng khốc liệt trong nội bộ tờ báo, mọi công tác liên quan
bị đình chỉ tuyệt đối, toàn bộ hồ sơ liên quan bị thiêu hủy, đây cũng là một
trong những nguyên nhân khiến Tổng biên tập Lê Ngọc Thịnh bị thất sủng.
Nhóm phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới
Chú thích:
Sau khi cách chức Tổng biên tập Lê Ngọc Thịnh, Báo điện tử Một Thế Giới đăng đính chính dưới đây. Hiện Báo điện tử này chưa
có Tổng Biên Tập mới.
Báo điện tử Một Thế Giới bác bỏ thông tin bịa đặt lan truyền trên mạng xã
hội
Đăng Bởi Một Thế Giới - 10:24 05-01-2016
Hôm qua
(4.1), có trang mạng xã hội chia sẻ một đoạn file ghi âm được cho là nội dung
cuộc điện thoại của một phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới mang tên Nguyễn
Tuấn Nam với một cán bộ Ban Nội chính Trung ương liên quan đến tài sản của một
lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước.
Ban biên tập báo điện tử Một Thế Giới khẳng định thời gian qua không cử bất
cứ phóng viên nào gọi điện phỏng vấn cán bộ Ban Nội chính TW như file ghi âm đã
lan truyền. Đồng thời, phóng viên Nguyễn Tuấn Nam cũng xác nhận không thực hiện
cuộc gọi điện phỏng vấn như trên và giọng nói trong file này không phải là
giọng của mình.
Ban biên tập báo điện tử Một Thế Giới bác bỏ hoàn toàn những thông tin bịa
đặt nói trên. Việc lan truyền file audio như trên mang nội dung xuyên tạc, bịa
đặt đã làm ảnh hưởng đến uy tín của báo điện tử Một Thế Giới.
Ban biên tập báo điện tử Một Thế Giới xin thông báo để bạn đọc được biết,
và cảnh giác với những loại thông tin nói trên.
Ban Biên Tập
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire