NHÓM Phóng viên
Nhiều loại cá sống ở tầng đáy của biển chết hàng loạt tại biển miền Trung. Ảnh: TRẦN TUẤN |
Đã hơn 2 tuần trôi qua kể từ khi cá trên biển bắt đầu
chết hàng loạt ở biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), rồi lan vào biển các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Trong khi tình trạng cá chết vẫn tiếp diễn, ngư
dân, người sản xuất, người tiêu dùng đang rơi vào sự khủng hoảng niềm tin dữ
dội thì sự phản ứng của cơ quan chức năng không chỉ chậm chạp, mà còn cho thấy
sự hời hợt, không chuyên nghiệp, thiếu sự phối kết hợp liên ngành
Cá chết nhiều, lan rộng
Nhiều ngày nay, người dân sống dọc bờ biển
tỉnh Thừa Thiên - Huế chứng kiến cảnh nhiều loại cá như chình, đuối, vẩu… lờ
đờ, chết dạt vào bờ. Ông Lê Công Minh - Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh, huyện Phú
Lộc - cho biết toàn xã có 200 hộ dân hành nghề biển, tình trạng cá chết dạt vào
bờ rải rác trên chiều dài gần 20km bờ biển do xã quản lý. Trong số cá chết do
dân gom nhặt, có nhiều loài cá sống cách xa bờ như cá vẩu biển nặng đến 35kg.
Xã Lộc Vĩnh thông báo cho dân không bơm nước từ biển vào hồ nuôi và không nên
ăn cá chết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
|
Trong khi đó theo ghi nhận của PV Báo Lao
Động tại vùng biển các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Quảng Trị, cá biển vẫn còn
chết, trôi tấp vào bờ; ở các chợ hải sản ế ẩm, không ai dám mua để ăn.
Không lấy mẫu, bộ sẽ
tiếp tục… hỏi dân
Phải đến ngày 20 - 21.4, các đoàn thuộc Bộ
NNPTNT và Bộ TNMT mới có mặt ở các địa phương xảy ra tình trạng cá biển chết.
Tại Hà Tĩnh, ông Nguyễn Công Hoàng - Chi Cục trưởng Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh
- cho biết, chiều ngày 20.4, đoàn cán bộ của Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) có
về kiểm tra tình hình cá chết ở Kỳ Anh. Tuy nhiên, không thấy đoàn lấy mẫu
phẩm, cũng không thấy kiểm tra tình hình xả thải của một số nhà máy ở Khu kinh
tế Vũng Áng.
Trước đó, ngày 20.4, trả lời PV Báo Lao
Động, ông Lê Minh Đạo - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, UBND tỉnh
đã giao các sở, ngành liên quan kiểm tra tình hình thủy, hải sản chết ở Kỳ Anh.
Còn việc thành lập đoàn kiểm tra xả thải của các nhà máy ở Khu kinh tế Vũng Áng
hay không là do các sở, ngành liên quan quyết định. Tỉnh chưa chỉ đạo thành lập
đoàn. Như vậy, tình trạng cá chết ở vùng biển Vũng Áng (Kỳ Anh) xảy ra đã 2
tuần nay, nhưng cơ quan chuyên môn vẫn chưa có kết luận cụ thể, điều mà dư luận
đặt ra là phải chăng chất độc do một số nhà máy ở Vũng Áng thải ra vẫn chưa
được kiểm tra, làm rõ.
Còn tại Quảng Bình, ngày 21.4, Cục Kiểm
soát hoạt động bảo vệ môi trường đã đến để khảo sát thực tế tại một số bãi biển
về thực trạng cá chết trôi dạt vào bờ trong thời gian qua. Đoàn kiểm tra đã ghi
nhận vẫn còn hiện tượng cá chết trôi dạt rất nhiều tại các bãi biển. Theo ông
Lương Duy Hanh - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, để có
kết luận cuối cùng về việc xác định nguyên nhân cá chết thì cần phải qua nhiều
phương pháp đánh giá phân tích nhận dạng. Đồng thời cần phải có ý kiến tổng hợp
của các địa phương, thực tiễn và người dân, rồi từ đó các nhà khoa học phân
tích, đánh giá để đưa ra kết luận.
Nguồn tin của Báo Lao Động cho hay, ngày
22.4 tại Hà Tĩnh sẽ có một đoàn của Bộ TNMT đến kiểm tra cũng với nội dung như
đoàn của Bộ NNPTNT đã đến kiểm tra nhưng không lấy mẫu nước, mẫu cá chết.
Khuyến cáo người dân không ăn cá chết tại
vùng biển miền Trung
KH.VŨ
Nguồn: Theo Lao Động
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire