Cá chết hàng loạt ở miền Trung đã làm người dân gặp điêu đứng |
Bản kiến nghị được
gửi đi sáng 3/5, nói: "Những hộ gia đình và người dân sống ven biển chịu
thiệt hại nặng nề về môi trường sống vật chất cũng như tin thần".
"Người dân làm muối băn khoăn lo ngại về sự ô
nhiễm nước biển do các chất độc hại, cho nên không thể sản xuất muối được
nữa."
Trả lời BBC Tiếng Việt, linh mục Phêrô Trần Đình Lai, Quản xứ giáo xứ
Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nói: "Dân ở đây 80% làm nghề đánh bắt cá ở bờ
biển đông. Họ lo lắng lắm, không biết kiếm kế sinh nhai bằng cách nào
đây."
"Trước đây, lúc cá mới chết, có người thì họ đổ
đi, có người thì kêu bán giá rẻ, không biết đưa đi đâu về đâu. Giai đoạn đầu
thì thấy có người ăn rồi đau bụng sơ sơ vậy thôi nên họ chủ quan.”
“Sau rồi thấy tình hình nghiêm trọng dần, dân bắt đầu
không ăn những thứ đánh bắt được về nữa. Những người có thuyền đi xa thì họ đi
đánh bắt rồi, nhưng người không có thì vẫn thất nghiệp ở trong."- Cha Trần
Đình Lai nói.
"Tôi là linh mục thì căn dặn họ đừng mua bán,
đừng vận chuyển đi nơi khác, lỡ người ta không biết mà ăn phải thì nhiễm độc
phải thì đa số bà con giáo dân người ta cũng nghe
“Còn ngoài chợ, những điểm tụ tập hải sản, giờ thì dân
không đến mua nữa thì người ta cũng chẳng đánh bắt nữa.”
'Không còn cá để chết'
"Các tổ chức, nhà báo, truyền hình, chính phủ họ
cứ điều tra, họp báo làm việc này việc khác nhưng họ chưa có động thái nào trả
lời cụ thể nguyên nhân do đâu mà cá chết hàng loạt,các chất này là chất gì, ai
là thủ phạm gây thảm họa này.”
“Chúng tôi là người địa phương ở đây thì sát cánh bên
bà con giáo dân ở vùng Kỳ Anh họp lại để đưa ra bản kiến nghị rất cụ thể gửi
lên thủ tướng, chính phủ, các cơ quan, các bộ ngành, yêu cầu tức khắc giải
quyết vấn đề nan giải, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm ở vùng này." – Cha Lai
giải thích lý do ông và sáu linh mục khác ký vào kiến nghị này.
"Theo thông tin đài truyền hình trung ương, địa
phương và báo chí nhà nước nói rằng không còn hiện tượng cá chết nữa, nhưng
không phải vì nước biển đã sạch mà là không còn cá để chết nữa." - Kiến
nghị của bảy linh mục viết tại các giáo xứ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh viết.
Kiến nghị này nêu ra sáu điểm họ mong muốn được chính
phủ Việt Nam làm rõ, trong đó có viết "yêu cầu Formosa công khai minh bạch
việc sử dụng 296 tấn của 45 loại hóa chất độc và cực độc mà nhà máy này đã nhập
khẩu về thời gian vừa qua".
Trước đó, ngày 24/4 báo Tuổi Trẻ tại Việt Nam đăng
danh sách 45 hóa chất "độc và cực độc"mà Formosa nhập về để súc xả
đường ống. Tổng cục Môi trường khi đó nói việc Formosa súc xả đường ống không
thông báo trước là "có vi phạm"
Bản kiến nghị được gửi đến thủ tướng chính phủ, các bộ
ngành và tỉnh Hà Tĩnh.
'Cá vẫn chết'
Cuộc biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra xô xát giữa lực lượng an ninh và người xuống đường |
Trong ngày 29-30/4, người dân tại Cảnh Dương, Quảng
Bình đã giăng lều bạt biểu tình trên Quốc lộ 1A, sau khi một số ngư dân đánh
bắt xa bờ vào và không thể bán được cá sau khi cá chết hàng loạt tại khu vực
này.
Ngày 1/5, tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam, hàng
ngàn người đã xuống đường biểu tình phản đối thảm họa môi trường này, yêu cầu
minh bạch và tìm ra nguyên nhân gây cá chết hàng loạt.
Đêm 2/5, Văn phòng Chính phủ phát đi thông cáo yêu cầu giám sát hệ thống xả thải của công ty
Formosa.
Thông cáo này nói: "Thủ tướng đồng ý cấp 4.500
tấn gạo cho ngư dân đánh bắt xa bờ với mức 15 kg/người trong 1 tháng rưỡi; miễn
lãi suất 6 tháng đối với ngư dân vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ theo Nghị định
67."
Thông cáo này cũng đề nghị ngư dân đánh bắt ở vùng
ngoài 20 hải lý và hỗ trợ tiêu hủy cá chết.
"Bộ Tài nguyên - Môi trường cần có biện pháp quan
trắc chủ động, hiện đại hơn để giám sát môi trường. Bộ phải báo cáo kiểm điểm
việc đúng sai ống xả thải của Formusa, báo cáo đánh giá tác động môi trường của
việc xả thải này." - Thông cáo này cho biết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói trong thông cáo
"nhờ sự chỉ đạo toàn diện, liên tục, chúng ta cơ bản giữ vững an ninh trật
tự, an toàn xã hội, biển đã an toàn hơn."
Trên mạng xã hội tại Việt Nam, ngày 1/5, một số
Facebook đã chụp lại ảnh cá, mực vẫn tiếp tục chết trên một số bãi biển ở Quảng Trị, Huế.
Thả nhà hoạt động
Trong một diễn biến khác, an ninh Việt Nam vừa thả một
nhà hoạt động sau khi ông bị bắt tại khu vực Vũng Áng, tâm điểm của thảm họa cá
chết hàng loạt ở miền Trung.
Nhiều người bị bắt trong đợt biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Trước đó, tối 1/5, trên bản tin 20 giờ, Đài truyền
hình Việt Nam VTV công bố bắt hai nhà hoạt động tên Trương Minh Tam và Chu Mạnh
Sơn vì "thu thập thông tin và hình ảnh để phát tán trên mạng internet nhằm
mục đích kích động người dân".
VTV mô tả điều họ gọi là ông Trương Minh Tam và Chu
Mạnh Sơn đã đến khu công nghiệp Formosa, và Kỳ Hà, Hà Tĩnh ghi nhận tình hình
đời sống ngư dân tại các khu vực này sau khi thảm họa cá biển chết hàng loạt
xảy ra.
Bản tin nói ông Tam đã "phỏng vấn" và
"biên tập phóng sự phát trên các trang mạng xấu".
Ông Chu Mạnh Sơn bị bản tin này trên VTV cáo buộc
"được các tổ chức phản động nước ngoài liên hệ, trong đó có tổ chức phản
động Việt Tân tại Mỹ lôi kéo đề nghị tham gia".
Nguồn tin của BBC cho biết ông Chu Mạnh Sơn đã bị câu
lưu khi ông đến khu vực Hà Tĩnh ghi nhận tin tức về sự kiện cá chết tại đây.
Hiện ông Chu Mạnh Sơn đã được thả và "về nhà an toàn" - nguồn tin này
cho biết.
Nguồn: Theo BBC
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire