Trang

02/05/2016

'Cách trấn an ấy không có cơ sở'


Cựu dân biểu Quốc hội Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc nhiều quan chức lãnh đạo địa phương ở các tỉnh, thành bị ảnh hưởng trong vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam 'đi tắm biển, ăn cá hấp' là để trấn an người dân, nhưng cách thức này 'không có cơ sở khoa học'.


Trao đổi với BBC hôm 01/5/2016 từ Hà Nội, Giáo sư Thuyết nói:

Nhưng nếu khi chúng ta chưa kết luận rõ ràng, mà lãnh đạo làm như thế thì tôi nghĩ đó là việc làm không khoa học và thậm chí nếu như vùng biển đó vẫn là vùng biển có những độc hại, thì việc làm ấy nguy hiểm

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

"Tôi cho đấy là cách trấn an người dân, bởi vì thực sự ra vụ cá chết hàng loạt vẫn còn đang diễn ra ở các tỉnh miền Trung thì cũng làm cho người dân hoang mang, ngư dân thì không bán được cá, cũng không đi đánh cá được, rồi thậm chí người dân sợ ăn cả nước mắm.

'Không khoa học, nguy hiểm'

"Du lịch thì cũng khó phát triển vì vùng miền Trung này là vùng du lịch biển rất phát triển. Thì các vị lãnh đạo một số tỉnh ven biển miền Trung ăn cá hấp ở trên bãi biển, rồi xuống tắm biển là để trấn an người dân.

"Nhưng tôi cho rằng những việc trấn an người dân như thế không có cở sở khoa học. Khi nào chúng ta có kết luận chắc chắn là vùng biển ở địa phương A, B, C cụ thể rất an toàn, lúc đó để động viên người dân, thì lãnh đạo có thể xuống biển tắm và có thể ăn cá.

"Nhưng nếu khi chúng ta chưa kết luận rõ ràng, mà lãnh đạo làm như thế thì tôi nghĩ đó là việc làm không khoa học và thậm chí nếu như vùng biển đó vẫn là vùng biển có những độc hại, thì việc làm ấy nguy hiểm," cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC.

Mở đầu cuộc phỏng vấn, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết bình luận về cách thức Việt Nam đối phó với vụ biến cố môi trường, việc công bố nguyên nhân và ở cuối cuộc trao đổi, cựu Dân biểu bình luận về việc chịu trách nhiệm ra sao nếu thực sự thảm họa môi trường là do con người gây ra ở Việt Nam.
 
Nguồn: Theo BBC

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire