Hồng Thủy
(GDVN) - Những "con diều hâu" đang gia tăng
ảnh hưởng không chỉ nhấn mạnh vào việc xây dựng một "Vạn Lý Trường
Thành" vật lý trên Biển Đông, mà còn cả một bức...
Andrew Browne, phóng viên tờ The Wall Street Journal
ngày 28/6 bình luận, mặc dù Vạn Lý Trường Thành đã trở thành biểu tượng sức
mạnh "ưu việt" của Trung Quốc, là niềm tự hào của quốc gia này, nhưng
việc xây dựng những tháp canh cao và những bức trường thành khoét lỗ châu mai
chỉ phản ánh sự yếu đuối của một triêu đại. Tất nhiên đó là một thất bại to
lớn.Hình minh họa, ảnh: The Wall Street Journal. |
Cấu trúc còn lại ngày nay của Vạn Lý Trường Thành -
bức thành nổi tiếng được dựng lên dưới thời Tần Thủy Hoàng, chủ yếu được xây
dựng từ thời nhà Minh trong thế kỷ thứ 16 để tránh các cuộc tấn công khốc liệt
của các bộ lạc du mục phía Bắc mà người Trung Quốc vẫn gọi là Hung Nô.
Các hoàng đế nhà Minh đã sớm tìm cách khác để bình các
nhóm du mục này, từ hôn nhân chính trị cho đến trao đổi thương mại và các ưu
đãi khác. Nhưng phe chủ chiến muốn xây dựng trường thành để đẩy lùi các cuộc
tấn công. Họ lập luận điều này là cần thiết để bảo vệ văn minh Hoa Hạ chống lại
lực lượng họ coi là "man rợ".
Tư duy này đang lặp lại ở Biển Đông, nơi Trung Quốc
bồi đắp các đảo nhân tạo khổng lồ bằng cách phá hủy các rặng san hô và hút cát
từ đáy biển, nhằm tạo ra một bức "Trường Thành bằng cát" để bảo vệ
yêu sách bành trướng đường lưỡi bò gặm hết gần như toàn bộ Biển Đông.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái BÌnh
Dương ví von những công trình này là "Vạn Lý Trường Thành bằng cát",
trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo, Trung Quốc đang xây một
"Vạn Lý Trường Thành" để tự cô lập mình ở Biển Đông với các hành động
đe dọa các nước láng giềng.
Sắp tới Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ ra phán
quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ở Biển Đông, mà nhiều khả năng sẽ hủy
bỏ đường lưỡi bò phi pháp.
Việc này đang đặt giới lãnh đạo Trung Quốc vào mâu
thuẫn. Những tranh luận trong triều đình nhà Minh mấy trăm năm trước dường như
đang lặp lại ở Trung Nam Hải hiện nay về việc Trung Quốc cần phải ứng xử như
thế nào với phần còn lại của thế giới. Phản ứng của Trung Quốc với phán quyết
của PCA sẽ cho thế giới thấy điều này.
Thực tế việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành thời nhà
Minh không đơn giản là sự thể hiện của chính sách "bế quan tỏa cảng"
như hình dung của phương Tây, mà là kết quả của những cuộc tranh luận gay gắt,
cuối cùng thì phe chủ chiến thắng thế.
Phe chủ hòa muốn Trung Quốc duy trì đạo đức, tính ưu
việt của văn hóa truyền thống, hình ảnh vị thế quốc gia trở thành thiểu số,
ngoại lệ.
Tại Bắc Kinh những cuộc tranh luận về Biển Đông vẫn
diễn ra gay gắt, trong đó phái diều hâu từ quân đội muốn biến Biển Đông thành
ao nhà để hải quân của họ có thể tự tung tự tác. Lập trường này được các tập
đoàn năng lượng hỗ trợ.
Thậm chí phe diều hâu Trung Quốc còn có ý định (kế
hoạch) hất Việt Nam, Philippines khỏi địa bàn đóng quân ở Trường Sa. Lực lượng
này cổ súy cho một cuộc chiến tranh ngắn để buộc các nước nhỏ "quy
thuận" Trung Hoa.
Những chính khách ôn hòa, những học giả và luật sư
Trung Quốc mong muốn Trung Quốc trỗi dậy hòa bình và không làm hỏng hình ảnh
đất nước trước công luận toàn cầu, muốn giải quyết vấn đề thông qua ngoại giao
thay vì xây những "Vạn Lý Trường Thành".
Nhưng lực lượng hiếu chiến đang thắng thế, giống như
thời nhà Minh xây Vạn Lý Trường Thành. Họ ra sức tuyên truyền về cái gọi là
"chủ quyền từ thời cổ đại" của Trung Quốc và "một tấc lãnh thổ
cũng phải bảo vệ". Những ai không đồng ý với họ sẽ bị chụp mũ là hèn,
không yêu nước, tệ hơn nữa là kẻ phản bội.
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang gia tăng ở Trung Quốc.
Những "con diều hâu" đang gia tăng ảnh hưởng không chỉ nhấn mạnh vào
việc xây dựng một "Vạn Lý Trường Thành" vật lý trên Biển Đông, mà còn
cả một bức trường thành trong tư tưởng, nhận thức xã hội.
Càng ngày họ càng thấy Biển Đông là đấu trường cho
cuộc đối đầu với Mỹ và phương Tây. Nhưng một Vạn Lý Trường Thành là vô ích, khi
năm 1644 hàng đoàn kỵ binh Mãn Châu đã quét qua bức trường thành chiếm thủ đô
Bắc Kinh, thành lập triều đại phong kiến Trung Quốc cuối cùng, đồng thời là
triều đại thứ 2 do một dân tộc thiểu số từng bị người Hán coi là "man
rợ" lãnh đạo họ.
Đây là những bài học thực sự của Vạn Lý Trường Thành
đối với Trung Quốc: Sức mạnh thực sự xuất phát từ đàm phán và thỏa hiệp tìm ra
phương án các bên cùng chấp nhận được. Các bức trường thành được dựng lên chỉ
là rào cản cho chính họ mà thôi.
Hồng
Thủy
Nguồn: Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire