Trang

09/06/2016

Trần Huỳnh Duy Thức – Em không được chết !


 Thiện Tùng
 


Đất nước Việt Nam của người Việt Nam, đó là đạo lý và cũng là pháp lý. Em là người Việt Nam, em có quyền yêu nước mình. Chỉ có những người phản nước mới bắt giam người yêu nước. Có lẽ người ta cảm nhận bắt, kết án và cầm giam em là trái ý “Trời” nên họ dùng em như một con tin, vừa trục xuất em ra khỏi nước cho khuất mắt, vừa đổi chát trong chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama.

 


Không như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn văn Hải, Tạ Phong Tần, em không chấp nhận điều kiện của họ, quyết ở lại với quê hương và tuyệt thực cho đến chết, em xem “đây là trận cuối cùng” của đời mình. Em là Hoàng Diệu thứ hai, hành động vì nước quên thân của em gây lay động lòng người, ai mà không nễ trọng.  

Những người  bức hại em tất nhiên muốn em chết cho họ được rảnh tay, còn những người đồng chí hướng với em – trong đó có anh, rất không hài lòng về việc tuyêt thực đến chết của em. Đất nước nầy, bè bạn của em đâu cần cái xác chết của em. Cuộc đấu tranh vì chính nghĩa  của chúng ta đang ngày một sung sức chớ đâu phải bế tắt mà em phải chọn cái chết như Hoàng Diệu ?!.



          Buồn lắm phải không em ?!- Ảnh minh họa

Đọc bài “Người có tài, có tâm, có tầm” của Nguyễn Thanh Giang nói về lai lịch của em, anh càng ngưỡng mộ em hơn, chẳng những muốn em sống mà muốn em trường sinh nữa kìa. Nếu không chịu nổi chế độ lao tù, em có thể chấp nhận trục xuất vẫn hơn là chết – lưu vong như anh chị em vừa kể trên, ai cấm cản mình hành động yêu nước ?. 

Có lẽ không thức thời, kiến thức kém hoặc ngộ nhận, giới cầm quyền mới xử sự không phải lẽ với dân mình đó thôi. Sớm muộn gì, nếu muốn tồn tại, họ phải nhận ra chân lý thời đại. 

Rõ ràng giới cầm quyền Việt Nam không thức thời, ngộ nhận câu Lý Thường Kiệt nói ở thời Phong kiến khi còn vua chúa: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, tuyệt nhiên định mệnh tại thiên thư”, có nghĩa là “Sông núi nước Nam vua Nam ở, rành rành đã định tại sách trời”. 

Dưới thể chế được mệnh danh là “Cộng hòa” mà Đảng cầm quyền tưởng mình là vua cá nhân hay vua tập thể, xem đất nước và thần dân nầy là của “trẫm”. Để rồi, họ muốn làm gì thì làm, muốn nhượng đất, nhượng đảo, nhượng biển cho ai thì nhượng; muốn đánh đập khảo tra, giam cầm, trục xuất ai thì tùy ý; xem dân lành như súc vật đem ra mặc cả đổi trao..vv...Hễ có áp bức thì có đấu tranh, sức chịu đựng người dân bao giờ cũng có giới hạn, nếu không khắc phục, sớm muộn gì nhân dân cũng vùng lên đòi quyền sống, nhất là những tỉnh ven biển bị nhiễm độc đang sống dở chết dở ?. 

Làm lãnh đạo mà để “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”; tài nguyên, môi trường bị tàn phá đến cùng cực..., sực chịu đựng của người dân dường như đã hết hạn, phải đấu tranh  tìm cái sống trong cái chết, Thức không thể “buông gươm  khi chiến trận chưa tàn” ?. 

Cô giáo Quốc doanh Trần thị Lam ở Hà Tĩnh, quá ngột ngạt, với bài thơ ta thán “Đất nước mình...” đang làm lay động lòng người. Cô nhìn đất nước mình: Ngộ, Lạ, Buồn, thương, và kết bằng câu kêu cứu thảm thương:
 

Ngộ:    Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn,

 Bốn ngàn tuổi mà còn bú mớm,

Trước bất công chẳng biết kêu đòi.
 

Lạ :      Bánh chưng, tượng đài..vv... thứ gì cũng lớn,

            Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay.
 

Buồn:  Vì đồng khô, rừng đã hết, biển đã chết...

             Những con thuyền nhớ sóng xa khơi
 

Thương: Trẻ sinh ra vướn nợ cha ông để lại,

                 Di sản mai sau có gì cháu con trang trải,

                 Đứng trước Năm châu chắc phải cúi đầu.
 

Kết:    Đất nước mình rồi sẽ về đâu?

           Anh không biết, làm sao em biết được !

           Hỏi trời, người sau, người trước:

           Ai phải trả lời, đất nước sẽ về đâu ?!. (1)

 

Với vận nước hiện nay, là người yêu nước chân chính, chúng ta hãy luôn tâm niệm đoạn nhạc phẩm: “...Nếu là hoa, tôi sẽ là hoa hướng dương; nếu là mây, tôi sẽ là mây ấm, nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương” – Phải vậy và nên như vậy.

     

8/6/2016

   T.T    U.70

-------

 

(1) cô giáo Lam đã bị an ninh "nhắc nhở" buộc phải xóa sự đau lòng vì nước của mình trên FB cá nhân.

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire