Dân trí : "Đây không phải là chuyện đùa. Thực ra bài toán khó là xử lý hậu quả của tất cả kế hoạch đầu tư ven biển, chứ không phải chỉ một sự cố Formosa"...
Hầu hết các công nghệ được đưa vào Việt Nam giai đoạn vừa rồi là lạc hậu, càng liên quan đến các nước Châu Á bao nhiêu thì càng lạc hậu bấy nhiêu. Bởi vì họ xem biển như một chỗ tốt để xả thải.
Chuyên gia kinh tế, Chủ tịch Công ty Invest Consult Nguyễn Trần Bạt trao đổi với Dân trí.
Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt.
|
Ngay sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân về vụ cá chết
hàng loạt tại các tỉnh miền Trung diễn ra hồi tháng 4 chiều qua (30/4), PV Dân
trí đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult
Group về vấn đề này.
Hoàn nguyên vùng biển miền Trung, 500
triệu USD là quá ít !
Thưa ông, ông có nhận định gì về sự cố
môi trường ở các tỉnh miền Trung, liên quan đến Fomosa?
Bài toán Formosa là một bài toán khó, nó chỉ ít khó và ít
quan trọng khi đem so với bài toán Brexit của Anh. Đây không phải là chuyện
đùa. Khó ở đây là làm sao xử lý hậu quả của tất cả kế hoạch đầu tư ven biển,
chứ không phải chỉ một sự cố Formosa.
Hầu hết các công nghệ được đưa vào Việt Nam giai đoạn vừa
rồi là lạc hậu, càng liên quan đến các nước Châu Á bao nhiêu thì càng lạc hậu
bấy nhiêu. Bởi vì họ xem biển như một chỗ tốt để xả thải. May mà ở Vân Phong
anh Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa từ chối dự án thép Posco. Nếu Vân Phong có thì hậu
quả có lẽ cũng ít xấu hơn Formosa một chút!
Formosa hứa đền bù 500 triệu USD và
cam kết khắc phục hậu quả, theo ông các mức đền bù và cam kết như vậy đã tương
xứng với hậu quả Forrmosa đã gây ra? Mức đền bù, khắc phục hậu quả thế nào mới
phù hợp?
Tôi cho rằng mức đó chỉ đủ để đưa vấn đề chất thải vào
việc xử lý bước đầu mang tính nguyên tắc chứ không đủ để khắc phục hậu quả.
Chiều dài của Biển Đông không kém gì chiều dài của Vịnh Mexico, các độc tố
trong sự cố tràn dầu của BP ở Vịnh Mexico không độc hơn so với ở vùng biển miền
Trung nước ta. Tuy nhiên, dầu tràn là một loại chất thải tự nhiên, còn đây là
chất thải đã được cô đặc dưới dạng các axit. Sự cố ở Vũng Áng, hay sự cố ở Vịnh
Đông Dương nghiêm trọng không kém gì sự cố ở Vịnh Mexico. Chúng ta nên nhớ, mức
đền bù của người Anh cho các vùng địa lý ở Vịnh Mexico lên tới con số hơn 20 tỷ
USD.
Để hoàn nguyên vùng biển miền Trung (“vùng biển miền
Trung” là tôi tạm gọi ở mức độ hiện tại của sự cố), tôi nghĩ 500 triệu USD là
là quá ít, thế nhưng đối với tập đoàn kinh tế bé như Formosa là quá nhiều. Formosa
không phải là tập đoàn chuyên nghiệp về làm thép, cho nên trong sự xúc rửa ban
đầu của hệ thống đã phạm ngay phải sai lầm, tức là chưa đi vào sản xuất đã phạm
sai lầm. Còn chúng ta thì cũng không có kinh nghiệm khi cấp giấy phép cho tập
đoàn này.
Vừa qua, người dân có phần bức xúc vì
nhiều người cảm giác thông tin đưa ra chậm. Nhưng sau cuộc họp báo của Văn
phòng Chính phủ nêu rõ quá trình điều tra nguyên nhân, có vẻ như người dân đã
được giải thích đầy đủ và an lòng hơn. Theo ông, bài học ở đây là gì ?
Người dân muốn nói gì thì nói, không ai bắt trách nhiệm
của người dân, nhưng Chính phủ chỉ nói sai thì Chính phủ chịu nhiều hậu quả về
phát ngôn của mình. Tôi nghĩ là cũng có lúc, Chính phủ cũng thiếu thông tin
giống như người dân. Cho nên phản ứng Chính phủ là phản ứng luôn luôn cần thiết
có một độ trễ nghiên cứu. Độ trễ nghiên cứu ấy tạo ra sự chín chắn trong phát
ngôn của Chính phủ đối với sự cố. Chính phủ không thể thiếu chín chắn trong
phát ngôn, còn nhân dân thì không thể sốt ruột được.
Mọi sự cố môi trường trên toàn thế giới đều diễn ra theo
đúng như thế. Ngay cả sự cố ở Vịnh Mexico từ năm 2010 cho đến bây giờ cũng chưa
xử lý xong. Một xã hội hiện đại như xã hội Mỹ mà cho đến bây giờ người ta vẫn
phải tiếp tục làm phim để mô tả, giải thích các sự cố. Điều ấy chứng tỏ xã hội
họ cũng không có kinh nghiệm về các sự cố lớn đến mức như thế. Các vấn đề của
môi trường thực chất là các vấn đề của tự nhiên, mà các vấn đề của tự nhiên thì
buộc phải nghiên cứu cẩn thận mới có thể phát biểu được.
Theo ông mức đền bù 500 triệu USD là
quá ít, ông có thể cho biết ngoài vụ ở vịnh Mexico thì người ta thường đền bù
thế nào, và như thế nào là đủ?
Tôi không biết ai phải chịu trách nhiệm cá nhân về chuyện
này, tôi cũng không truy đuổi trách nhiệm cá nhân, bởi vì đấy không phải là
việc của tôi. Nhưng cơ cấu và tư tưởng xem xét vấn đề bảo vệ môi trường trong
việc hình thành dự án này là có vấn đề.
Theo tôi, sự khắc phục hậu quả của Formosa chỉ là một
phần của một bên tham gia vào quá trình khủng hoảng. Đã đến lúc chúng ta phải
xây dựng lại bộ máy để kiểm soát một loại hoạt động quan trọng nhất trong phát
triển kinh tế hiện nay là bảo vệ môi trường sống.
Hiện tượng phá hoại môi trường ở ven biển miền Trung Việt
Nam là hiện tượng lớn. Hiện tượng ấy có thể xem là một cuộc khủng hoảng tầm cỡ
toàn cầu, tức là một sự cố nổi tiếng về vi phạm các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ
môi trường. Cho nên thông báo của Chính phủ về Formosa mới chỉ là 1/3 thông báo
cần có để khẳng định vai trò không bao giờ có thể thiếu được của Chính phủ, 2/3
còn lại là thái độ của Chính phủ đối với các sai phạm trong lĩnh vực này. Không
có các kỉ luật thích đáng, kiểm điểm thích đáng về chuyện này thì rất dở. Trong
tuyên bố chiều nay của Chính phủ có thể không cần nói hết nhưng phải bày tỏ
thái độ thật sự của mình đối với những bên Việt Nam liên quan.
Để FHS phá sản, họ rút hết trách nhiệm
thì khó có đền bù
Theo ông thì ngưỡng xử lý như thế nào
sẽ phù hợp, có ý kiến cho rằng rút giấy phép và về nước?
Việc ấy sẽ dẫn đến việc chúng ta mất hai khoản tiền lớn.
Khoản tiền thứ nhất là để đền bù và đuổi họ đi và cái đó sẽ không biết bao
nhiêu tiền. Formosa định kinh doanh sản xuất thép ở đây với một lãi suất lớn
thông qua sự đơn giản hoá vấn đề xử lý chất thải. Nếu bây giờ xử lý vấn đề chất
thải một cách chặt chẽ thì lợi nhuận của nó giảm đi, thậm chí có thể lỗ.
Hay Chính phủ chúng ta buộc phải thảo luận một chỉ giới
rất chặt chẽ cả phi kinh tế (đảm bảo sự sạch sẽ của môi trường) và kinh tế (tức
là đảm bảo ô nhiễm môi trường một cách hợp lý, một cách chấp nhận được). Khi
nói ra thái độ ấy thì nó rất phi kinh tế và không thực tế, bởi vì người ta có
thể bỏ, nếu ép người ta bỏ thì người ta phá sản.
Một dự án hàng chục tỉ đô là như thế này thì thừa điều
kiện để làm phá sản bất kì một tập đoàn kinh tế nào trên thế giới. Khi họ phá
sản thì họ sẽ rút ra khỏi mọi trách nhiệm, lúc ấy ai sẽ là người đền bù. Cho
nên để đòi tiền người ta là cả một vấn đề. Chính phủ không thể đòi hỏi vô điều
kiện. Chính phủ là cơ quan lãnh đạo, điều hành một nền kinh tế thì mọi hoạt
động của nó đều phải xét đến các khía cạnh kinh tế. Đây là một bài toán khó.
Vậy theo ý ông, trong thời gian này để
cho Formosa đền bù và khắc phục hậu quả thì sẽ tốt hơn?
Không phải như thế, như thế cũng sai. Chính phủ buộc phải
có thái độ đàm phán, hợp tác để người ta sống được mà đền bù. Nếu chỉ có thái
độ bắt vạ thì chúng ta sẽ không thành công. Biển miền Trung còn chết hai ba
chục năm nữa thì nó mới có thể hồi phục tự nhiên, còn để tẩy rửa sạch sẽ cho nó
có thể sống lại sớm hơn thì phải có chi phí. Chi phí ấy nhiều chính phủ phải tự
bỏ ra. Đền bù là một phần góp vốn của phía gây ra hậu quả chứ không phải là tất
cả chi phí để khôi phục môi trường. Đấy là một khía cạnh cực kì thực tiễn trong
đời sống bảo vệ môi trường.
Chi phí đền bù mà nhà đầu tư góp vào chỉ là một phần. Khắc
phục môi trường phải bằng cả tiền mà Chính phủ tự bỏ ra nữa. Chúng ta không có
dự trữ cho nên phải có cách nào đó để xử lý hậu quả phù hợp với năng lực của cả
Chính phủ lẫn nhà đầu tư. Tức là phải duy trì trạng thái nhà đầu tư sống, kinh
doanh và trích một phần lợi nhuận, sát cánh cùng Chính phủ để xử lý các hậu quả
môi trường. 500 triệu USD là một số tiền nhỏ và chỉ có giá trị ban đầu trong
việc khởi động một chương trình công nghiệp thứ hai bên cạnh Formosa là công
nghiệp khắc phục hậu quả môi trường.
Phương Dung (thực hiện)
Nguồn:
Theo Dân trí
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire