Trang

03/11/2016

Khẩn thiết đề nghị cứu ngành du lịch sau vụ Formosa


CHÂN LUẬN

(PLO)- Đại biểu Trần Công Thuật (Quảng Bình) rất buồn khi ông phát biểu tại hội trường về hậu quả của việc Formosa xả thải đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tỉnh Quảng Bình.  

Theo ông Thuật, việc Formosa xả thải không những làm cho môi trường biển tại Quảng Bình cũng như ba tỉnh miền Trung khác bị ảnh hưởng nặng nề, mà còn làm cho đời sống người dân hết sức khốn khổ.

“Tuy vậy, chưa thấy ai, chưa thấy cơ quan quản lý nhà nước nào đứng ra chịu trách nhiệm việc Formosa xả thải”, ông Thuật nói.


Đại biểu Trần Công Thuật (Quảng Bình) đề nghị có giải pháp cứu ngành du lịch tỉnh nhà, vì từ khi xảy ra vụ Formosa, du lịch Quảng Bình gần như tê liệt. Ảnh: CHÂN LUẬN
 
Ông Thuật cho hay: Cử tri và nhân dân mong muốn phải xử lý nghiêm việc Formosa xả thải và giám sát chặt chẽ việc khắc phục những vấn đề kỹ thuật của Formosa.



“Cử tri mong muốn thấy được trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc giám sát Formosa. Nếu Formosa chưa khắc phục được những yếu kém về công nghệ thì dứt khoát chưa cho hoạt động”, ông Thuật cho biết.

Nhắc đến hoàn cảnh khó khăn của hàng ngàn người dân bị ảnh hưởng do Formosa xả thải, ông Thuật cho rằng: “Chúng ta không thể làm ngơ trước hoàn cảnh của đồng bào. Cử tri và nhân dân đề nghị mở rộng diện bồi thường Formosa gây ra và xem xét việc bồi thường sáu tháng thu nhập cho ngư dân liệu có thỏa đáng hay không”.

Ông Thuật nói và nhấn mạnh cần phải có biện pháp để cứu ngành du lịch Quảng Bình. Vì từ khi xảy ra sự cố Formosa hủy hoại môi trường biển, ngành du lịch Quảng Bình gần như tê liệt.  

“Formosa xả thải, thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tục, không biết bao giờ Quảng Bình mới thoát khỏi khó khăn”, ông Thuật cảm thán.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cũng đề cập đến việc Formsa xả thải gây ô nhiễm môi trường. “Ngư dân và ngành du lịch Nghệ An bị ảnh hưởng nặng nề nhưng chưa được hỗ trợ đền bù, đề nghị Chính phủ có phương án hỗ trợ cho nhân dân bị thiệt hại” - đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nói.



 
Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) thì đề cập đến việc Công ty Phú Hà chuyển chất thải của Formosa ra Phú Thọ chôn lấp và cảnh báo: “Công ty này có thể đổ trộm chất thải ở các tỉnh khác. Phú Thọ cũng có thể trở thành chỗ chôn chất thải nguy hại, từ các tỉnh khác”.

Từ đó, đại biểu Thưởng yêu cầu quản lý, giám sát chặt chẽ việc chôn lấp, xử lý chất thải.

“Chất thải địa phương nào thì địa phương đó phải xử lý, không thể đem đi địa phương khác chôn lấp. Việc này sẽ gây nguy hại cho nguồn nước, đất đai… ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân”, ông Thưởng nói.
 

CHÂN LUẬN

Nguồn: Theo PLO

2 commentaires:

  1. Chính phủ đã có kế hoạch đền bù cho dân rồi, đang thực hiện, nên cứ yên tâm đi. Bây giờ khó khăn là khó khăn chung, nghành ngân hàng, bất động sản, nông nghiệp,... nghành nào cũng đang cần cứu trợ cả, chứ riêng gì ngành du lịch đâu.

    RépondreSupprimer
  2. Trung Quốc bỏ ra 8tỷ US$ cho Việt Nam vay để đầu tư vô cấp vốn cho Formosa Hưng Nghiệp thực chất là để di chuyển các ngành CN gây ô nhiễm nặng nề tới VN và chiếm vị trí địa lý chiến lược cho Trung Cộng, FORMOSA chỉ là trung gian thực hiện trong 1 thời gian...Tiền vay 8 TỶ $ nhân dân VN phải trả vốn và lãi, tiền công và lãi đầu tư FORMOSA hưởng, tiền LẠI QUẢ quan chức VN hưởng, còn Nhân dân và Đất nước VN chịu Đại nạn! TQ trước mắt có chỗ để di dời các ngành công nghiệp ô nhiễm qua VN, có chỗ tập kết rác thải công nghiệp vốn đã hết chố chứa ở TQ, và sau đó có thêm MỘT ĐỊA ĐIỂM TRÊN ĐẤT VN để thực hiện GIẤC MƠ TRUNG HOA TRÊN BIỂN ĐÔNG!

    Nhân dân Việt nam không còn lựa chon nào ngoài việc trước hết tống cổ FORMOSA ra khỏi VN, sau đó thay đổi hoặc điều chỉnh quan hệ chính thức giữa hai nước VIỆT - TRUNG!

    RépondreSupprimer