Trang

22/11/2016

Nhóm Cánh Buồm công bố tài liệu công trình bộ sách giáo khoa bậc Trung học

 

Bài và ảnh: Thùy Linh

 Theo quan niệm của nhà giáo Phạm Toàn - người cầm lái nhóm Cánh Buồm cho rằng “con người hiện đại là sống tự do, có trách nhiệm; nên nền giáo dục hiện đại phải là tự học và tự giáo dục”.

Chính vì vậy, phương pháp dạy học của dự thảo bộ sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm theo hướng Learn by doing – làm mà học (giáo viên tổ chức hướng dẫn và làm các thao tác mẫu ban đầu, học sinh tự làm –học, học sinh cùng nhau đánh giá kết quả), giúp học sinh tự thu thập kiến thức, tự học, qua làm-học?
 
 
Dự thảo bộ sách giáo khoa Văn và Tiếng Việt bậc Trung học cơ sở lớp 6 đến lớp 9 của nhóm Cánh Buồm
 

(GDVN) - Nhóm Cánh Buồm đã chính thức công bố công trình dự thảo bộ sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 đến lớp 9.



 
Giới thiệu tóm tắt dự thảo công trình bộ sách Trung học cơ sở Cánh Buồm 

Từ năm 2009 đến năm 2014 nhóm Cánh Buồm đã hoàn thành dự thảo công trình bộ sách giáo khoa Văn, Tiếng Việt gồm 10 cuốn bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 giúp học sinh phương pháp học Văn và Tiếng Việt.

Đó là “phương pháp học” nằm trong những hoạt động học để làm ra sản phẩm cụ thể và học lấy phương pháp làm ra những sản phẩm ấy.

Khi học Tiếng Việt học sinh dùng vật liệu tiếng Việt để làm ra sản phẩm Ngữ âm học, Từ vựng học, logic của cú pháp, Văn bản học, làm lại những thao tác và tư duy ngôn ngữ học của các nhà ngôn ngữ học.

Khi học Văn, học sinh làm lại những thao tác và hành động của người đi trước (người nghệ sinh gồm có Đồng cảm, Tưởng tượng, Liên tưởng, Bố cục để có tư duy Nghệ thuật học và kỹ năng đến với các tác phẩm văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, kịch nghệ…

Tiếp theo những thành quả ấy, từ tháng 11, năm 2014 nhóm Cánh Buồm tiếp tục nghiên cứu biên soạn dự thảo cuốn sách Văn, Tiếng Việt cho cấp trung học phổ thông cơ sở.

Và đến tháng 8/2015 nhóm Cánh Buồm với sự cộng tác, góp sức của nhà sư phạm, nhiều trí thức trong và ngoài nước đã hoàn thành và chính thức ra mắt dự thảo bộ sách Văn và Tiếng Việt lớp 6.

Để hiện thực hóa một chương trình học lý tưởng mà nhóm Cánh Buồm đã tâm huyết theo đuổi, tối 19/11, nhóm Cánh Buồm trình công chúng đầy đủ dự thảo bộ sách giáo khoa Văn và Tiếng Việt bậc Trung học cơ sở lớp 6 đến lớp 9 (gồm 8 cuốn) với mong muốn giúp học sinh đi sâu vào các vấn đề khoa học ngôn ngữ và nghệ thuật, cụ thể:

- Môn Tiếng Việt – lớp 6: Ngữ âm – Ghi âm; Lớp 7: Từ và từ vựng; Lớp 8: Tư duy và ngôn ngữ; Lớp 9: Lập luận – văn bản.

- Môn Văn – Lớp 6: Cảm hứng nghệ thuật; Lớp 7: Giải mã tác phẩm nghệ thuật (Kịch và thơ); Lớp 8: Giải mã tác phẩm nghệ thuật (Văn tự sự); Lớp 9: Nghiên cứu nghệ thuật. 


 


Nêu lý do cần cho ra đời dự thảo bộ sách bậc Trung học cơ sở này nhà giáo Phạm Toàn khẳng định, tính đến nay chúng ta chưa có một định nghĩa cụ thể nào về giáo dục phổ thông, chính vì vậy nhóm Cánh Buồm cho rằng đã đến lúc cần nêu định nghĩa này.

Theo chúng tôi, giáo dục phổ thông là tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên của cả dân tộc.

Định nghĩa này không có chữ “dạy” và chữ “nên người” mơ hồ bởi giáo viên chính là người tổ chức việc học cho học sinh”, thầy Phạm Toàn nhấn mạnh.

Nhà giáo Phạm Toàn giải thích thêm, trưởng thành ở đây là một quá trình biết cách tự đi tìm kiến thức có chứa tư duy và năng lực hành dụng chứ không đơn giản chứ không phải học Toán là phải làm phép tính thật nhanh.

Mà học Toán, học Tiếng Việt, học Văn là để tư duy toán, tiếng việt và cảm xúc.

Phương pháp giáo dục trong dự thảo sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm


Theo quan niệm của nhà giáo Phạm Toàn - người cầm lái
nhóm Cánh Buồm cho rằng “con người hiện đại là sống tự do, có trách nhiệm; nên nền giáo dục hiện đại phải là tự học và tự giáo dục”.

Chính vì vậy, phương pháp dạy học của dự thảo bộ sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm theo hướng Learn by doing – làm mà học (giáo viên tổ chức hướng dẫn và làm các thao tác mẫu ban đầu, học sinh tự làm –học, học sinh cùng nhau đánh giá kết quả), giúp học sinh tự thu thập kiến thức, tự học, qua làm-học?

Với mục tiêu đào tạo như vậy, lý tưởng giáo dục Cánh Buồm là đưa thanh thiếu niên hết lớp 9 vững vàng vào đời, có thể tự kiếm sống, hoặc đi học nghề, hoặc là lên Trung học phổ thông chuẩn bị cho bậc Đại học và hướng dẫn học sinh đồng cảm để chia sẻ, để tìm sự đồng thuận, nhưng vẫn tôn trọng sự khác biệt…

Cụ thể, dự thảo sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm “
dạy học sinh tiểu học là dạy học sinh Phương pháp tự học (kiến thức chỉ dùng để minh họa cho phương pháp).  

Giáo viên tiểu học là người tổ chức, để học sinh tự học, tự đánh giá. Kết thúc tiểu học là học sinh đã hoàn toàn nắm vững phương pháp tự học.
 
Tiếp theo dạy học sinh trung học: trên nền tảng học sinh đã nắm vững phương pháp tự học ở tiểu học, sẽ dạy cho học sinh thu thập tri thức thông qua tự học.

Bậc Trung học phổ thông là bậc học tập nghiên cứu để khi lên đại học sẽ tập độc lập nghiên cứu, hết đại học là đủ để độc lập nghiên cứu chứ không phải như mấy tiến sĩ của ta khi làm luận án thì vừa tìm đến thầy vừa gãi tai và nói: “Thầy có đề tài nào không ạ?”. 

Và rồi, học bậc đại học là tập độc lập nghiên cứu, hết đại học là độc lập nghiên cứu chứ không phải như mấy tiến sĩ của ta khi làm luận án thì vừa tìm đến thầy vừa gãi tai và nói: “Thầy có đề tài nào không ạ?””, thầy Toàn nói.

So sánh điểm mới trong dự thảo bộ sách giáo khoa Tiểu học và Trung học cơ sở


Theo nhóm Cánh Buồm, sự khác nhau giữa nội dung ở bậc Tiểu học và bậc Trung học cơ sở là ở mức độ khám phá vào đối tượng môn học. Có thể xem nội dung lớp Một và lớp Sáu để hiểu rõ điều này.

Ở lớp Một, các em học Ngữ âm tiếng Việt để tự mình biết ghi đúng và do đó biết đọc đúng tiếng Việt.

Lên lớp Sáu, các em trở lại chủ đề ngữ âm nhưng ở cấp độ những vấn đề ngữ âm học khi ghi âm tiếng Việt. Học ngữ âm học tiếng Việt lúc này không còn là để “đọc thông viết thạo” tiếng mẹ đẻ.

Dự thảo bộ sách giáo khoa Tiểu học của nhóm Cánh Buồm
Ở lớp Sáu, các em sẽ học lịch sử ghi âm tiếng Việt. Các em cũng sẽ mở rộng tầm nhìn sang các ngôn ngữ có cùng hoàn cảnh, cùng “vành đai Hán ngữ”.

Còn sự khác nhau giữa nội dung học Văn lớp Một và lớp Sáu là: Ở lớp Một, học sinh học về lòng đồng cảm, cái tình cảm gốc của bất kỳ nghệ sĩ chân chính nào, cái nguồn gốc đạo đức của tình cảm nghệ thuật.


Môn Văn lớp Sáu “lặp lại” nội dung lớp Một nhưng ở trình độ khác: tìm hiểu tại sao con người hoạt động sáng tạo nghệ thuật? Cảm hứng nghệ thuật là gì và từ đâu mà có?

Điều đặc biệt, khi “trình làng” dự thảo bộ sách giáo khoa bậc Trung học cơ sở, nhóm Cánh Buồm cũng đã đưa sách lên ở dạng Open book tại trang web www.canhbuom.edu.vn/sachmo để chuyên gia, phụ huynh, bạn đọc quan tâm có thể tham gia sửa chữa, góp ý cùng nhóm tác giả điều chỉnh những sai sót. 

Tối 19/11, tại Hội trường trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội diễn ra hội thảo “Hành trình trí tuệ từ mầm non đến Lớp 9” do nhóm Cánh Buồm tổ chức.

Tại đây, nhóm tác giả chính thức "trình làng" dự thảo bộ sách giáo khoa Văn và Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 9. 

Bài và ảnh: Thùy Linh

Nguồn: Theo GDVN
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire