Ngọc Quang
Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục chống tham nhũng cho biết, năm 2016 không phát hiện trường hợp nào kê khai không trung thực.!!!
Thời gian qua có thông tin, dư luận về khối tài sản lớn của Thứ trưởng Bộ Công thương, bà Hồ Thị Kim Thoa; của ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Tình trạng này cho thấy ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng không thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng.
(GDVN)-Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nhận định, lạm dụng
quyền lực đẩy nhanh sự suy thoái của cán bộ, khiến cho tham nhũng phức tạp hơn,
làm xói mòn niềm tin của nhân dân.
Ngày 16/3 Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng
kết dự án đánh giá công tác phòng chống tham nhũng.
Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục chống tham nhũng
cho biết, theo tổng hợp báo cáo từ các địa phương về việc đánh giá công tác phòng,
chống tham nhũng năm 2016 thì qua xác minh tài sản, thu nhập của các cơ quan có
thẩm quyền, không phát hiện trường hợp nào kê khai không trung thực.
Năm 2016, có tới
17 tỉnh không xử lý trường hợp tham nhũng nào như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái
Nguyên, Điện Biên, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Tây Ninh, Trà Vinh, Bến
Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cà Mau, Bà
Rịa-Vũng Tàu,…
|
Chưa kể, trong thời gian qua còn có thông tin, dư luận
về khối tài sản lớn của Thứ trưởng Bộ Công thương, bà Hồ Thị Kim Thoa;
của ông Huỳnh Đức Thơ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Tình trạng này cho thấy ý thức, trách nhiệm của người
đứng đầu địa phương trong việc triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống
tham nhũng chưa cao, không thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng.
Đón nhận thông tin này từ Báo Điện tử Giáo dục Việt
Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định, chắc chắn nhân dân
không thể đồng tình với kết quả báo cáo như vậy từ các địa phương, thậm chí
chính những người báo cáo cũng chưa chắc đã tin vào báo cáo của mình.
“Ở nước ta bây giờ đang tồn tại câu chuyện cái gì cũng
đúng quy định, quy trình, đúng cho đến lúc có người tố cáo và lãnh đạo Đảng,
Chính phủ chỉ đạo làm rõ thì đều phát hiện ra có sai phạm nghiêm trọng.
Riêng về vấn đề tài sản thì hầu hết các báo cáo từ
trước tới nay đều cho biết cán bộ kê khai đúng. Hầu hết cán bộ đều sở hữu tài
sản rất đúng mức, nhưng rồi đến một lúc nào đó những sai phạm của cán bộ bị bóc
ra thì người dân mới giật mình không hiểu vì sao cán bộ ấy lại chiếm đoạt được
khối tài sản khổng lồ đến như vậy?”, Giáo sư Thuyết đánh giá.
|
Có thể kể tới một thí dụ điển hình là vào năm 2014,
báo chí đã đề cập nhiều tới những vi phạm của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ -
ông Trần Văn Truyền.
Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc và kết
luận ông Truyền mắc một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà,
đất khi mà bản thân ông và người thân nắm giữ tới 6 căn nhà, biệt thự.
Vị cựu quan chức
này đã phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo và phải trả lại những tài sản có
được do vi phạm chính sách, quy định của nhà nước.
|
Câu chuyện quan chức sở hữu những khối tài sản lớn (thậm
chí đứng tên vợ, con, người thân) đã từng được nhiều Đại biểu Quốc hội đề cập,
nhưng đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có những chế tài đủ mạnh để siết chặt
vấn đề này.
Mới nhất, báo chí đã đề cập tới khối tài sản trị giá nhiều tỷ đồng của một số vị lãnh
đạo ở cơ quan trung ương và địa phương.
Điều đáng nói là theo công bố từ cơ quan quản lý những
lãnh đạo này thì các vị đều đã kê khai tài sản trung thực. Nhưng cũng giống như
nhiều trường hợp khác, câu hỏi “Tài sản ấy từ đâu mà cán bộ có được?” vẫn là
một câu hỏi chưa tìm thấy lời giải.
Giáo sư Thuyết đánh giá: “Vấn đề bức xúc với đất nước
trong nhiều năm trở lại đây chính là vấn nạn tham nhũng. Sở dĩ tham nhũng diễn
biến phức tạp là vì dùng người sai và không kiểm soát được quyền lực. Tôi nghĩ
rằng thanh tra, kiểm tra, giám sát mà cứ như thế này thì cũng chỉ là làm cho
có, chẳng khác nào ném đá ao bèo.”.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nhận định, có 3 khả năng
dẫn tới thực trạng đáng buồn như hiện nay:
Thứ nhất, những người được giao nhiệm vụ quản lý, kiểm
tra có năng lực yếu kém. Tuy nhiên, khả năng này khó có thể xảy ra, bởi vì
những chuyện khai gian nó lồ lộ nhỡn tiền đến mức người dân cũng có thể thấy
được, không lẽ cán bộ không thấy?
Thứ hai là thái độ vô cảm của những người chịu trách
nhiệm kiểm tra, điều tra, đánh giá… Nhiều người chỉ làm một cách chiếu lệ, hành
chính cho qua chuyện. Họ ngại va chạm hoặc cũng vì lợi ích riêng mà bỏ qua cho
sai phạm.
Thứ ba, quy định, quy trình của chúng ta hiện nay đã
lỗi thời, rất hình thức và sơ hở. Nhìn qua thì đúng nhưng thực chất lại sai.
Giáo sư Thuyết chỉ rõ: “Vấn đề kê khai tài sản nói
nhiều năm nay nhưng vẫn rất hình thức. Cán bộ kê khai tài sản
nhưng chỉ nội bộ biết với nhau chứ không công bố cho toàn dân biết thì làm sao
dân giám sát được?
Theo tôi, chỉ có người dân bình thường không phải công
khai tài sản, bởi vì đó là thông tin cá nhân. Nhưng đã là lãnh đạo, là cán bộ
nhà nước hoặc ứng cử vào những chức danh này thì phải kê khai và công khai thu
nhập, tài sản.
Chuyện này các nước họ làm cả, ai làm việc trong bộ
máy công quyền thì phải chấp nhận. Chỉ có như thế thì mới chống tham nhũng hiệu
quả được. Đồng thời cũng phải bổ sung quy định làm rõ cá nhân, tổ chức xác nhận
tài sản của cán bộ mà xác nhận sai thì phải chịu trách nhiệm thế nào”.
Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đều đã có chỉ đạo làm rõ những thông tin về tài sản của Thứ trưởng Bộ Công thương - bà Hồ Thị Kim Thoa. |
Tách bạch quản lý
nhà nước và quản lý kinh tế
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đặt ra vấn đề
kiểm soát quyền lực, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, ngăn chặn tốt hơn
những biểu hiện suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống…
Tuy nhiên, làm thế nào để kiểm soát được quyền lực hay
nói cách khác là làm thế nào chống lạm dụng quyền lực trong một xã hội chằng
chịt các mối quan hệ như hiện nay?
Giáo sư Thuyết phân tích: “Vấn đề này không phải đến
bây giờ mới được nêu ra mà nói từ rất lâu rồi, chỉ có điều là chưa được quan
tâm đúng mức. Chúng ta phải thay đổi được cơ chế giám sát quyền lực. Phải học
tập các nước chống tham nhũng rất thành công, ví dụ ở Đông Nam Á thì Singapore
là một quốc gia làm rất tốt vấn đề này.
Vấn đề là cần phải có sự quyết tâm rất cao của những
cấp lãnh đạo cao nhất, nếu không có quyết tâm ấy thì không bao giờ kiểm soát
được quyền lực, và tham nhũng vẫn diễn ra tràn lan, công tác cán bộ vẫn là một
điểm yếu và không thể xử lý được. Có lần tôi đã nói là đứng sau mỗi ông quan
nhỏ thường có một ông anh, bà chị rất to”.
Cũng theo Giáo sư
Nguyễn Minh Thuyết, lạm dụng quyền lực không chỉ khiến cho tham nhũng phức
tạp hơn, gây thiệt hại nghiêm trọng tới kinh tế, thậm chí quốc phòng - an
ninh của đất nước mà còn thúc đẩy nhanh sự suy thoái của cán bộ và làm xói
mòn niềm tin của nhân dân như những gì Trung ương Đảng đã nêu ra ở nhiều kỳ
họp thời gian qua.
|
“Tôi nêu một ví dụ rất thực tế là đã có những cán bộ
mắc sai phạm nghiêm trọng đang trong thời gian cần phải quản lý chặt để phục vụ
điều tra mà lại trốn ra nước ngoài được thì rõ ràng là có vấn đề.
Hay như chuyện một số doanh nghiệp tặng xe tiền tỷ cho
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh hay một số bộ, ngành cũng là có vấn đề.
Tại sao doanh nghiệp lại tặng những chiếc xe có trị
giá lớn như thế để phục vụ các lãnh đạo? Họ được hưởng lợi lộc gì đằng sau sự
hào phóng ấy?
Những việc đó cơ quan thanh tra, kiểm tra các tỉnh,
các bộ, ngành bấy lâu nay chẳng lẽ không biết? Biết thì tại sao không dám nói
ra? Rõ ràng đó là những câu hỏi về cơ chế kiểm soát quyền lực.
Nếu cơ chế không thay đổi thì cơ quan thanh tra, kiểm
tra chỉ có thể ngó lơ, cười trừ thôi.”.
Sau hàng loạt dự án thua lỗ hàng nghìn tỷ được công bố
trong thời gian qua, vấn đề cổ phần hóa, tách hoạt động của doanh nghiệp khỏi
sự quản lý từ các cơ quan nhà nước tiếp tục được đặt ra.
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cách tốt nhất là Việt
Nam cần học hỏi các quốc gia khác, tách doanh nghiệp ra khỏi các bộ, ngành và
tỉnh thành.
“Lãnh đạo bộ,
ngành, tỉnh thành mà lại phải quản lý hàng trăm doanh nghiệp như thế thì còn
thời gian đâu mà tập trung vào công tác hoạch định chính sách, lo cho dân cho
nước được
|
Hơn nữa, nếu cứ để các doanh nghiệp trực thuộc các bộ,
ngành, tỉnh thành như hiện nay thì sẽ rất khó để thực hiện được mục tiêu kiểm
soát quyền lực khi mà các yếu tố kinh tế luôn lẩn trong vai trò, trách nhiệm
của lãnh đạo đối với công tác chính sách.
Nếu không thay đổi triệt để thì hàng chục năm nữa
chúng ta vẫn cứ loay hoay với câu chuyện chống tham nhũng mà chẳng đi đến đâu
cả”, Giáo sư Thuyết chia sẻ.
Và, theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, ngoài vấn đề thay
đổi cơ chế, bổ sung những quy định kiểm soát quyền lực thì cũng cần phải phát
huy tranh cử để tìm được cán bộ giỏi, có tâm với công việc chung của đất nước.
“Chí ít trong thời điểm hiện nay, khi một ông Bộ trưởng
nhậm chức thì cũng phải trình bày trước Quốc hội, trước nhân dân về kế hoạch
hành động thế nào.
Lãnh đạo ở các địa phương cũng vậy, khi được bầu vào
chức vụ ấy thì phải báo cáo với nhân dân về những gì sẽ làm để nâng cao hơn đời
sống của dân và phát triển kinh tế địa phương.
Từ đó, người dân sẽ giám sát những điều mà lãnh đạo
thực hiện. Tôi nghĩ rằng hãy bắt đầu bằng những việc đơn giản như vậy thì công
tác cán bộ sẽ tốt hơn”, Giáo sư Thuyết chia sẻ.
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cần
có những quy định nghiêm cấm lãnh đạo đương nhiệm bộ, ngành và người ruột
thịt sở hữu cổ phần những doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc bộ, ngành ấy
quản lý.
Lãnh đạo đương nhiệm các tỉnh, thành
phố và người ruột thịt cũng không được phép sở hữu cổ phần hoặc thành lập doanh
nghiệp để kinh doanh tại địa phương, vì điều đó dễ dẫn tới lạm quyền, trục
lợi, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp
khác.
|
Ngọc
Quang
Nguồn: Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire