Trang

26/05/2017

Vì sao Trung Quốc liên tục trúng thầu các dự án lớn ở Việt Nam?


Nhà nước ngụy biện: 

"Nguyên nhân của tình trạng này được Bộ KH-ĐT xác định là để vay vốn Trung Quốc, Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều ở Việt Nam."
Nếu đã là như thế thì đừng nên đổ lỗi cho nhà thầu trong nước: " do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm nên trong hồ sơ mời thầu, các chủ đầu tư Việt Nam chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại bỏ những hàng hóa có chất lượng thấp; chưa đưa ra được công thức xác định giá đánh giá phù hợp nhằm lựa chọn được các nhà thầu có thực lực, có kỹ thuật tốt."


HNC Blog


 
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là điển hình cho việc đội vốn, chậm tiến độ




Một trong những nguyên nhân được xác định là để vay vốn Trung Quốc, Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.
 

Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa tổng hợp câu trả lời kiến nghị cử tri về việc các nhà thầu Trung Quốc liên tục trúng thầu các công trình quan trọng của Việt Nam, dù cho chất lượng công trình bị chậm tiến độ, đội vốn.

Liên quan đến kiến nghị này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) thừa nhận thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án quan trọng của Việt Nam, và trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như: thi công chậm tiến độ; chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành...



Nguyên nhân của tình trạng này được Bộ KH-ĐT xác định là để vay vốn Trung Quốc, Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, chất lượng lập, phê duyệt dự án còn thấp, chưa xác định được một cách tương đối chính xác về công nghệ, khối lượng cũng như tổng mức đầu tư của dự án dẫn đến phát sinh khối lượng khi thực hiện.

“Phê duyệt tổng mức đầu tư thấp dẫn đến các nhà thầu chào công nghệ tiên tiến, xuất xứ từ các quốc gia phát triển đều không trúng thầu do vượt tổng mức đầu tư”, Bộ này nêu.

Một nguyên nhân nữa được xác định là chất lượng công tác lập hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư còn yếu, chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại nhà thầu Trung Quốc.

Để khắc phục tình trạng này, trước tiên cần tự chủ được nguồn lực tài chính, thu hút vốn đầu tư tư nhân, nước ngoài; tăng cường các dự án hợp tác công - tư PPP; nâng cao chất lượng lập, phê duyệt dự án, đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án…

Trả lời cử tri về đề nghị Nhà nước cần có biện pháp chặt chẽ hơn nữa, xem xét kĩ lưỡng khi đấu thầu, chọn thầu, không vì giá rẻ mà chọn nhà thầu, Bộ KH-ĐT cho rằng Luật Đấu thầu không quy định chọn thầu theo giá rẻ mà chỉ quy định những nhà thầu đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét, xác định giá đánh giá. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá đánh giá thấp nhất mới được xem xét, đề nghị trúng thầu.

Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm nên trong hồ sơ mời thầu, các chủ đầu tư Việt Nam chưa đưa ra được rào cản kỹ thuật để loại bỏ những hàng hóa có chất lượng thấp; chưa đưa ra được công thức xác định giá đánh giá phù hợp nhằm lựa chọn được các nhà thầu có thực lực, có kỹ thuật tốt.

Để nhằm hạn chế và dần khắc phục, Bộ KH-ĐT cho rằng ngoài việc phải chủ động được vốn thì người có thẩm quyền, chủ đầu tư phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực trong việc tổ chức lập, phê duyệt dự án, đặc biệt là những dự án/gói thầu phải tổ chức đấu thầu quốc tế, trong đó tổng mức đầu tư của dự án phải phù hợp với công nghệ và xuất xứ của hàng hóa, thiết bị mong muốn.

Cùng với đó, phải quy định nội dung đánh giá về uy tín của nhà thầu trong việc thực hiện các hợp đồng trước đó. Nếu nhà thầu có lịch sử không hoàn thành hợp đồng thì sẽ bị đánh giá là không bảo đảm uy tín và sẽ bị loại. 


Hoài Phong

Nguồn: Theo MTG

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire