Trang

02/06/2017

Ông Trần Quốc Thuận nói điều quan trọng nhất khi kiểm tra tài sản 1.000 cán bộ


Luật sư Trần Quốc Thuận :" Vấn đề đặt ra là, người thực hiện kiểm tra, giám sát tài sản cán bộ phải không bị ràng buộc, tác động, kiềm chế bởi những người có quyền lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Lo lắng này hoàn toàn có lý, bởi trước đó Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) từng lo ngại, người có chức vụ quyền hạn, chống lại cơ chế xin cho: "Chúng tôi chống lại có khi 'chết' trước"
Nếu tháo gỡ được nút thắt này, mọi chuyện sẽ suôn sẻ
".



(GDVN) - "Người thực hiện kiểm tra, giám sát tài sản cán bộ phải không bị ràng buộc, tác động, kiềm chế bởi những người có quyền lực khi thực hiện nhiệm vụ...". 





Kiểm tra, giám sát tài sản cán bộ cao cấp để nêu gương


Bình luận về quy định số 85 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý, hôm 30/5, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, đây là quyết tâm chính trị rất cao của Đảng trong việc chống những biểu hiện tiêu cực (nếu có) của đội ngũ cán bộ nắm những vị trí lãnh đạo quan trọng của Đảng, nhà nước.

"Đây là quy định làm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Bộ Chính trị vừa ban hành quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với đối tượng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo đó, có khoảng 1.000 cán bộ nằm trong quy định kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị.

Chúng ta đang làm “trên trước, dưới sau” (Trung ương trước, địa phương, cơ sở sau), “trong trước, ngoài sau” (trong Đảng trước, xã hội sau)...

Cách làm này có tính nêu gương, đề cao tính gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội", Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định.


Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho rằng, để thực hiện tốt việc kiểm tra tài sản khoảng 1.000 cán bộ có hiệu quả, sát thực tế, cần có cơ chế đảm bảo cho người thực thi nhiệm vụ không bị tác động, chia phối bởi người có quyền lực.

"Vấn đề đặt ra là, người thực hiện kiểm tra, giám sát tài sản cán bộ phải không bị ràng buộc, tác động, kiềm chế bởi những người có quyền lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Lo lắng này hoàn toàn có lý, bởi trước đó Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) từng lo ngại, người có chức vụ quyền hạn, chống lại cơ chế xin cho: "Chúng tôi chống lại có khi 'chết' trước".

Nếu tháo gỡ được nút thắt này, mọi chuyện sẽ suôn sẻ", Luật sư Thuận nói. 


Công khai minh bạch tài sản của cán bộ bằng nhiều kênh thông tin


Một số ý kiến cho rằng, quy định kê khai, công khai tài sản trong Luật phòng, chống tham nhũng đã nói rõ, nhưng chưa phát huy được kỳ vọng, bởi việc công khai còn trong phạm vi hẹp, kê khai chưa gắn với tính minh bạch, trách nhiệm giải trình tài sản.

Đồng tình với ý kiến này, Luật sư Trần Quốc Thuận phân tích thêm: "Người dân rất khó để biết cán bộ của mình có bao nhiêu tài sản, bởi hiện nay có nhiều quy định ràng buộc khi thực hiện kiểm tra tài sản cán bộ.

Ví dụ, nếu phát hiện cán bộ đảng viên có dấu hiệu không minh bạch về tài sản, trước hết phải báo cáo cho cấp ủy, nơi quản lý đảng viên đó...

Luật mở chỗ này nhưng lại có nhiều điểm hạn chế chỗ khác.

Chúng ta quyết tâm thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài sản quan chức, nhưng chưa có cơ chế cụ thể, hiệu quả để giám sát tài sản của họ", Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết.



Trong khi đang bỏ trốn và bị truy nã quốc tế, Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố thêm tội Tham ô tài sản do liên quan tới vụ án lừa đảo xảy ra tại Dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land. Ảnh đăng trên Báo Công an nhân dân.



Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho rằng, cần có cơ chế cụ thể để nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội khác tham gia vào quá trình giám sát tài sản cán bộ, góp phần làm minh bạch hóa mọi hoạt động của họ trong quá trình quản lý nhà nước.

Đó cũng vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của công dân

trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền.

"Nhà nước chúng ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân.

Do đó, trong vấn đề kiểm tra, giám sát tài sản, nên thực hiện công khai tài sản của cán bộ rộng rãi thông qua các kênh thông tin báo chí, trên mạng, để nhân dân được biết giám sát tài sản, của cán bộ.

Tôi ví dụ, sau khi thực hiện kiểm tra tài sản của Trịnh Xuân Thanh, hoặc tài sản của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa thì cần công khai cho dư luận biết tài sản đó có hợp pháp hay không? Nếu tài sản không hợp pháp thì xử lý thế nào?

Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ quan thực thi pháp luật hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình", Luật sư Thuận đề nghị.

Nói về việc công khai, minh bạch tài sản cán bộ trong diện bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý, Luật sư Thuận cho rằng, yếu tố quyết định sự thành công khi thực hiện nghị quyết 85 chính tính tự giác, sự gương mẫu của cán bộ.

"Có cán bộ không sống bằng lương - đó là một thực tế. Tôi cũng chưa nghe thấy ai hô hào rằng "tôi chỉ sống bằng lương".

Tất nhiên cán bộ không sống bằng lương không có nghĩa là người ta tham nhũng, tham ô. Vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là phải làm rõ những khoản thu nhập bên ngoài của người đó có hợp pháp không?

Đây là điểm rất quan trọng của vấn đề chống tham nhũng hiện nay.

Do vậy, việc điều đầu tiên, cán bộ trong diện quản lý nên trung thực và có trách nhiệm khi kê khai tài sản.

Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra là xác minh xem cán bộ đó kê khai có chính xác hay thiếu sót gì hay không?

Tiếp đó, cần kiểm tra nguồn gốc tài sản đó được hình thành có hợp pháp không?

Trường hợp nếu người ta  kê khai tài sản thiếu trung thực thì phải có cơ chế để cán bộ đó "rút lui", từ chức chứ, không cần phải kỷ luật nếu phát hiện vi phạm", Luật sư Thuận nói. 


TOẢN NGUYỄN



Nguồn: Theo GDVN

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire