Thuỵ Miên
Ông Daniel Kritenbrink (thứ hai, từ phải qua) trong một sự kiện tại Mỹ Ảnh: Spfusa.org |
Tổng thống Donald Trump đã đề cử một nhà
ngoại giao kỳ cựu về Trung Quốc và Triều Tiên làm đại sứ Mỹ kế tiếp tại VN.
Hãng
tin AFP ngày 27.7 dẫn thông báo từ Nhà Trắng cho hay Tổng thống Donald Trump có
ý định đề cử nhà ngoại giao kỳ cựu Daniel Kritenbrink cho vị trí đại sứ Mỹ tại
VN.
Trong
một thông cáo báo chí được đưa ra cùng ngày, tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội đã trình
bày sơ lược về tiểu sử của ứng viên đại sứ mới. Theo đó, ông Kritenbrink, 48
tuổi, gia nhập Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1994 và hiện là cố vấn cao cấp về chính
sách Triều Tiên tại Bộ Ngoại giao Mỹ, mang hàm tham tán công sứ. Trước đó, ông
từng đảm nhiệm vị trí Phó đại sứ tại Trung Quốc trong 2 năm. Trong hơn 20 năm
công tác, ông liên tục giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao tại Bộ Ngoại giao và làm
Giám đốc cấp cao về sự vụ châu Á tại Hội đồng An ninh quốc gia dưới thời Tổng
thống Barack Obama. Bên cạnh kinh nghiệm dày dạn trong vai trò hoạch định chính
sách, phân tích, ông có thể nói được tiếng Trung và tiếng Nhật.
Đại
sứ Mỹ đương nhiệm tại VN - ông Ted Osius cũng đã có phản ứng nhanh chóng trước
thông tin từ Washington. “Tôi không nghĩ rằng sẽ có một nhà ngoại giao nào tốt
hơn ông Kritenbrink để tiếp nối các động lực tích cực cho mối quan hệ hiện nay
giữa Mỹ và VN”, Đại sứ Osius viết trên trang Facebook chính thức của ông. Đại
sứ Mỹ tại VN cũng cho hay sau khi có thông báo chính thức của Tổng thống Trump,
Thượng viện Mỹ sẽ tiến hành quy trình thủ tục bổ nhiệm. “Và nếu ông được phê
chuẩn, chúng tôi mong được chào đón ông ấy đến VN!”, ông Osius viết.
Gương mặt quen thuộc
Đối
với những ai chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên và Đông Nam Á trong thời gian
qua, cái tên Daniel Kritenbrink không hề xa lạ. Trước khi
Hội
nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ năm 2016 diễn ra tại Sunnylands, bang California,
vào trung tuần tháng 2, ông Daniel Kritenbrink với vai trò Giám đốc cấp cao về
sự vụ châu Á tại Hội đồng An ninh quốc gia đã tổ chức họp báo nhấn mạnh về tầm
quan trọng của ASEAN đối với Mỹ, xác nhận Biển Đông là chủ đề chính được thảo
luận trong hội nghị. Ông cũng nhiều lần có mặt trên chuyên cơ Không lực Một,
tháp tùng Tổng thống Obama trong các chuyến thăm châu Á vào năm 2016, bao gồm
chuyến công du VN từ ngày 22 - 25.5.
Chia
sẻ với tờ Omaha World Herald, ông Kritenbrink đã kể lại một trong những sự kiện
diễn ra trên Không lực Một khi chuyên cơ này chở Tổng thống Obama quay về Mỹ từ
Nhật Bản vào tháng 9.2016: Triều Tiên thử bom hạt nhân lần thứ 5. Ông
Kritenbrink đã tất bật sắp xếp các cuộc điện đàm để ông Obama có thể kịp thời
trấn an các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc rằng Mỹ luôn sát cánh với họ trước
động thái khiêu khích mới từ Bình Nhưỡng. “Tôi hầu như dành toàn bộ thời gian
của chuyến hành trình từ Nhật Bản về Mỹ để chạy đua cho các cuộc điện đàm, và
một lần nữa đảm bảo tổng thống nắm đủ mọi thông tin về chuyện đang diễn ra”,
ông Kritenbrink kể lại.
Ông
Kritenbrink cho hay nỗi đam mê của ông đối với ngành ngoại giao đã bắt đầu manh
nha từ lúc theo học ngành khoa học chính trị tại Đại học Nebraska. “Tôi ấn
tượng bởi những con người và những nền văn hóa khác biệt. Tôi hết sức hào hứng
về lịch sử và chính trị”, ông nhớ lại.
Sau
nhiệm sở đầu tiên tại Nhật Bản trong 3 năm kể từ năm 1994, ông chuyển đến
Kuwait trong giai đoạn 1997 - 1999, khi nhà lãnh đạo Saddam Hussein vẫn đang
cầm quyền ở Iraq; và Trung Quốc là nơi ông làm việc lâu nhất, với tổng cộng
thời gian 10 năm. Khi Nhà Trắng đổi chủ, kinh nghiệm về Đông Bắc Á đã giúp ông
trở thành cố vấn cao cấp về chính sách Triều Tiên tại Bộ Ngoại giao Mỹ, trước
khi nhận được đề cử của Tổng thống Donald Trump cho vị trí đại sứ tại VN.
Nguồn: Theo Thanh Niên
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire