Trang

03/07/2017

“Quăng chài buông chốp” không khéo mất cả chì lẫn chài *


Thiện Tùng



 Nói nhiều, làm không đến nơi đến chốn chẳng mang lại lợi ích, dễ gây nhàm chán, đôi khi còn mang đến tai họa, đó là căn bịnh cần sớm khắc phục.



Nói như tát nước bè ?



Cứ mỗi khi Trung Quốc gây hấn biên giới, biển, đảo… người phát ngôn Bộ Ngoại giao đều lên tiếng xung quanh những cụm từ  “vô cùng quan ngại”, “cực lực phản đối”,.v.v…Tại sao không có những đối sách thích hợp, ít ra cũng kiện họ ra quốc tế? Cứ “quăng chài buông chốp”, lải nhải những câu sáo rỗng chẳng khác tát nước bè, nghe riết chán chết đi thôi !.





Vinh danh trở thành chỉ điểm một cách vô tình? 



Đành rằng vai trò tại chỗ là yếu tố quyết định, nhưng áp lực bên ngoài cũng không kém phần quan trọng. Những năm tháng gần đây, nhiều tổ chức quốc tế theo đõi tuyên dương những người hùng trong đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ, dân sinh…Người nào được tuyên dương, không sớm thì muộn, nhà cầm quyền dựa theo đó, tìm đủ cách khống chế, đánh đập, bắt nhốt và xử án nặng đối vời họ - như Lưu Hiểu Ba ở bên Trung Quốc hay Nguyễn văn Hải (Điều Cày), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) ở Việt Nam… chẳng hạn. Khi người hùng thọ nạn, nhiều lắm những tổ chức vinh danh những người hùng ấy cũng lẫn quẩn các “ca từ”: “quan ngại”, “phải thả ngay tức khắc”. Nhà cầm quyền họ không ngại, không thả ngay thì cũng đành chịu ?!. Té ra vinh danh khác nào chỉ điểm hay đổ dầu cho nhà cầm quyền châm lửa đốt những người hùng ấy ?!. Tại sao “đâm lao lại buông lao”, phải tìm mọi cách gây áp lực để bo vệ cho kỳ được người mình vinh danh, không khéo người ta sẽ sợ bị vinh danh ?. Kiểu “quăng chài buông chốp” chẳng những không được con cá con tôm…nào,  có khi mất cả chì lẫn chài. Lạc quyên giúp gia đình người hùng trong lúc khó khăn vẫn tốt hơn phần thưởng danh hiệu? – người viết nghĩ thế.



Đạo luật Magnitsky có tác dụng gì đối với Việt Nam ?



Khi ra đời, đạo luật Magnitsky của Hoa kỳ chỉ chế tài đối với Nga. Cuối thời Tổng thống Mỹ Obama, đạo luật nầy mở rộng ra toàn cầu và chế tài trên nhiều mặt, ngoài vi phạm nhân quyền, còn áp dụng đối với bạo hành, cướp đất và tham những.



Khó khăn, thuận lợi  trong việc áp dụng đạo luật Magnitsky còn có những ý kiến khác nhau. Chẳng hạn, tại cuộc hội thoại bàn tròn do đài BBC tổ chức hôm 29/06/2017, nhà báo Mặc Lâm nói:  “Sau khi vụ án Như Quỳnh xảy ra, có rất nhiều người mong mỏi đạo luật nầy áp dụng cho Việt Nam, nhưng tôi nghĩ rằng đó là một điều có thể rất khó hoặc nói đúng hơn là bất khả thi. Vì, thứ nhứt, những người kết án Như Quỳnh, họ là những người cấp rất nhỏ, không đáng gì để chính phủ Hoa Kỳ phải làm một cuộc triệt hạ họ; thứ hai là họ không có cơ hội để vào Hoa Kỳ, dù trên vấn đề du lịch đi chăng nữa, họ cũng không thiết tha lắm; thứ ba là tài sản của họ không có tại Hoa Kỳ thì làm sao mà đóng băng, cũng như trừng phạt họ. Cho nên đạo luật tuy rằng rất động viên tinh thần của những người tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền trên khắp thế giới chứ không riêng Việt Nam, nhưng mà xem ra áp dụng cho từng trường hợp một rất yếu ớt, không có đủ sức mạnh để tiêu diệt ý chí (của những ai) đem sức mạnh của mình ra đàn áp người khác, triệt hạ người khác”.



TS Phạm Chí Dũng


Cũng tại cuộc hội thoại bàn tròn hôm 29/06/2017, từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, với góc nhìn của người trong nước, ông nói: 



"Ông Trump trong cách nhìn của ông về luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky, có thể nói là ông ít khi nhắc tới luật này, nhưng đặc biệt chưa bao giờ tôi thấy ông phản bác luật này, khác với luật về Y tế hay là các luật khác của Obama thì Trump bác thẳng”.



“Còn riêng luật Magnitsky toàn cầu thì Tổng thống Trump chưa bao giờ phản bác và, tôi nghe thông tin, là ông để cho Bộ Tư pháp lẫn Quốc hội Mỹ hành sự, đó là một vấn đề mà tôi quan sát và tạm thời rút ra kết luận sơ bộ như vậy. Ví dụ như xử Mẹ Nấm thì tất nhiên chỉ Tòa Nha Trang, Khánh Hòa tuyên án thôi, nhưng cấp trên của Tòa Khánh Hòa lài ai?”.



"Tôi cho rằng, đó cũng là một thuận lợi và nó sẽ thúc đẩy tiếp tiến trình của Magnitsky, chứ không phải là ngưng lại. Ông Mặc Lâm có cho rằng luật Magnitsky đối với Việt Nam chỉ ảnh hưởng đến những quan chức thấp và do đó không đáng.., những quan chức đó họ không có tài sản, không có nhu cầu đi Mỹ”.

"Theo tôi thì không hẳn như vậy, vì chúng ta nhìn lại, kinh nghiệm Magnitsky chế tài đối với quan chức của Nga, cho tới nay đã chế tài con số theo tôi nhớ là hơn hai chục người rồi, hơn 20 người mà là quan chức cấp cao, quan chức cấp Bộ trưởng hay Phó Văn phòng Chính phủ, Phó Văn phòng Tổng thống, như vậy là cấp Bộ trưởng, chứ không phải là cấp nhỏ là cấp trưởng phòng, phó phòng”.( đến 20/02/2017 = 34 ngưởi).

"Như vậy thì tại sao luật Magnitsky có thể chế tài được quan chức Nga?- Tại vì họ có bằng chứng, mà làm sao để cho ra bằng chứng? Thì có một số cách để có bằng chứng, tôi nói cái cách mà Ủy ban Cứu trợ người vượt biển của ông Nguyễn Đình Thắng đang làm, tôi cho đó là một trong những cách hay ”.

"Ví dụ như xử Mẹ Nấm thì tất nhiên chỉ Tòa Nha Trang, Khánh Hòa tuyên án thôi, nhưng cấp trên của Tòa Khánh Hòa lài ai? - Tòa án Nhân dân tối cao. Ví dụ như là có những đơn thư của gia đình đặt vấn đề khiếu nại với Tòa án Nhân dân Tối cao mà Tòa án Nhân dân Tối cao không trả lời, thì lúc đó chính là người phụ trách Tòa này sẽ phải chịu trách nhiêm, và sẽ có thể còn cao hơn nữa. Tôi cho rằng đó là một số kinh nghiệm mà họ đã đúc kết được từ việc chế tài đối với một số quan chức cao cấp của Nga”.

“Mũi dại lái chịu đòn” ?

Thói thường, giới cầm quyền ẩn núp phía sau, xua “lòng tong lột chốt” ra mặt đàn áp khũng bố dân oan. Phải truy tận gốc, tróc tận rễ những kẻ đứng đàng sau giựt dây. Chẳng hạn: Côn đồ đánh dân phải hỏi tội Công an, Công an đánh dân phải hỏi tội chính quyền sở tại, nếu chính quyền sở tại không xử lý thì hỏi tội chính quyền cao hơn, tột đỉnh là hỏi tội Đảng cầm quyền, vì tại điều 4 Hiến pháp, Đảng tự cho mình quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội một cách trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối, thì Đảng cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối trước dân trong mọi vấn đề?. Linh mục có trách nhiệm chăn chiên (lo cho con chiên) thì Đảng cầm quyền có trách nhiệm chăn dân (lo cho dân) trong cả nước, không phân biệt đạo và đời?. “Mũi dại lái phải chịu đòn” hay nói cách khác “trăm dâu đổ đầu tằm” - Giành lãnh đạo phải chịu trách nhiệm chớ còn đổ cho ai ?!, nó phù hợp với đạo lý và pháp lý ?. 



Đạo luật Magnitsky sẽ  “khả thi” đối với Việt Nam với điều kiện phải truy cứu trách nhiệm hình sự đến cùng. Đạo luật nầy cũng đã chế tài gần chục quan chức ớ Đắc- Lắc, Vinh Long và Đồng Tháp rồi còn gì ?.



Gẫm ra, lời bình của TS Phạm Chí Dũng gợi mở được những điều dường như đang bị bế tắt hiện nay.



02/07/2017

     T.T

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire