Trang

30/10/2017

« Hoàng đế đỏ và giấc mộng Trung hoa »



PARIS 29.10 ) Tự khẳng định như là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới,dường như Tập Cận Binh cho rằng đã đến lúc thực hiện giấc mộng Trung hoa, trên thực tế ông ta kế thừa những gì mà người TQ thực hiện từ những năm 80 đến nay, xung quanh ông ta có một đội ngũ thân tín và trung thành gồm những nhân vật hàng đầu như Vương Hỗ Ninh - nhà lý luận hàng đầu của các Tổng Bí Thư ĐCSTQ từ Giang đến Tập 



Không ít người VN, trong khi vừa sốt ruột vừa không tiến hành hoạt động nào, mong mỏi rằng chế độ độc tài ở TQ sụp đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ độc tài ở VN. Nhưng thực tế cho thấy rằng điều này sẽ không xảy ra, ít nhất là trong tương lai gần vài chục năm.

Lãnh đạo TQ khác lãnh đạo VN ở chỗ, trong khi làm giàu cho bản thân, họ có trách nhiệm đối với đất nước. Trí thức TQ cũng vậy, nếu một bộ phận (có thể là đa số) góp phần củng cố chế độ, thì họ cũng có trách nhiệm suy nghĩ để cho cái chế độ ấy đảm bảo hiệu quả quản lý cho quốc gia. Trách nhiệm đối với xã hội, đối với quốc gia là thứ gần như hoàn toàn biến mất ở VN hiện nay. Ai cũng chỉ lo nghĩ cho riêng bản thân mình, gia đình mình. (* )

Công bằng mà nói, những người cộng sản thế hệ hai cuộc chiến tranh có tham vọng đưa VN sánh vai các cường quốc năm châu. Tham vọng đó ngày nay đã biến mất trong hàng ngũ lãnh đạo VN.

Cơ chế tuyển dụng lãnh đạo ở TQ cho phép tuyển được người có năng lực. Cơ chế tuyển dụng VN đẩy hầu hết những người có năng lực ra ngoài, ưu tiên con ông cháu cha, ưu tiên những người bỏ tiền ra mua ghế ( đúng quy trình theo điều 4.HP2013 ). Đến một lúc hệ thống  lãnh đạo sẽ phải trả giá cho việc tuyển dụng này. Vụ khủng hoảng ngoại giao với Đức là một ví dụ. Chỉ cần có một chút hiểu biết về các hậu quả có thể xảy ra, thì họ đã không làm vụ bắt cóc. Cả vấn đề là một hệ thống từ người ra lệnh đến người thực hiện không có hiểu biết tối thiểu nên mới tiến hành một vụ như vậy.

TQ có thể chống tham nhũng đả hổ diệt ruồi. VN chỉ có thể diệt ruồi, chứ không đụng được đến hổ.

Tương lai của VN ảm đạm và bất trắc, bởi vì, nếu theo đồn đại, chỉ có một người duy nhất trong bộ máy không tham nhũng, là TBT đương nhiệm. Sau TBT này, tình hình sẽ ra sao ? Có thể hình dung một số khả năng :

-Hoặc là tất cả cấu kết với nhau để cùng tham nhũng, lúc đó xã hội VN sẽ là một xã hội vô nhân tính nhất mà chúng ta có thể hình dung, không còn bất kỳ chuẩn mực nào. Và nếu tất cả bộ máy lãnh đạo cùng tham nhũng, thì việc bị TQ mua chuộc và điều khiển sẽ không thể nào tránh khỏi.

-Hoặc là hình thành các bè phái khác nhau và mâu thuẫn lợi ích sẽ dẫn đến đấu tranh nội bộ tàn khốc một khi không còn ai đủ khả năng làm trọng tài, vai trò trọng tài này ít nhất là TBT đương nhiệm đang thực hiện được. VN sẽ vô cùng hỗn loạn.

-Hoặc là có một bộ phận tiến bộ nào đó đang im lặng chờ thời trong hàng ngũ lãnh đạo. Điều này có phải là một ảo tưởng không thì chắc đa số mọi người đều cho rằng đó chỉ là một ảo tưởng.

-Trước đây, tôi, cũng như một số người ở trong nước, hy vọng vào hoạt động của cộng đồng người Việt hải ngoại cho việc dân chủ hoá VN, nhưng giờ đây, nhiều câu trả lời cụ thể và rõ ràng của chính những người ở trong cộng đồng hải ngoại cho thấy rằng sự chờ đợi này cũng là một sự chờ đợi.

-Có thể chờ đợi phản ứng của mọi người trong nước ? Muốn có phản ứng phải có trách nhiệm. Nhưng giờ đây, điều được bộc lộ ra và có thể nhận thấy một cách rõ ràng : người ta chỉ nghĩ đến việc làm sao đảm bảo đời sống cá nhân của mình, làm sao để có một việc làm, và làm sao để có tiền, bằng bất cứ cách nào, và vì thế mà tham gia vào guồng máy xã hội và guồng máy chính trị, chấp nhận hết, và im lặng hết.

- Giới đấu tranh dân chủ phân tán, chia rẽ, không tập lại được, cũng không bảo vệ được lẫn nhau, các nhóm mới không hình thành, các nhóm cũ hoặc bị bắt bớ hoặc cố thủ trong góc của mình. Thật khác với những phong trào ở VN đầu thế kỷ 20. Lúc đó, việc mọi người kết hợp với nhau dễ dàng hơn rất nhiều, các ý tưởng được chia sẻ dễ dàng hơn rất nhiều, người ta sẵn sàng từ bỏ tổ chức của mình để gia nhập vào một tổ chức khác mà họ thấy là hiệu quả hơn, người ta sẵn sàng kết hợp các tổ chức lại với nhau (đcs ra đời dựa trên một sự kết hợp như vậy), và lúc đó mọi người có một mục đích chung : cứu nước.

Giờ đây quyền lợi quốc gia và số phận dân tộc dường như không còn là mối quan tâm, không còn là một mục đích chung để tập hợp người VN.

Tóm lại, bức tranh hiện thực hiu hắt, giống hệt buổi chiều chủ nhật đìu hiu này ở Paris.

Cứ tiếp tục như thế này thì ĐCSVN còn sẽ cầm quyền cho dù chẳng ai biết mặt mũi chủ nghĩa xã hội như thế nào và chẳng ai biết đến khi nào thì có cnxh. Còn đcs TQ với 89,5 triệu đảng viên, với bộ máy cán bộ có năng lực và một ông hoàng đế đỏ tham vọng bá chủ toàn cầu, chắc còn lâu mới tan rã.

Dưới bề ngoài một xã hội đang phát triển, một nền chính trị ổn định, VN đang thực sự là cái gì ?

Chiều chủ nhật buồn, Paris đìu hiu...


TỪ HUY

(* ) (SàiGon 30.10 ) Chiều chủ nhật ở Paris buồn và đìu hiu quá...Ở SaiGon lớp trẻ trưởng thành sau 1986 luôn được nhắc nhớ "TỔ QUỐC DANH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM" ...Họ vẫn hát " em ơi đừng tuyệt vong và "hình thành những nhóm mới" rất " DÂN TỘC-DÂN CHỦ -HOÀ BÌNH ...

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire