Thiện
Tùng
Sáng
ngày 18/10/2017, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tuyên Giáo
Trung ương tổ chức cuộc hội thảo khoa học về “Sửa đổi lối làm việc – những vấn
đề lý luận và
thực tiễn”. Tại hội thảo
nầy, phó giáo sư Nguyễn Trọng Phúc đưa ra đề nghị thành lập “Viện đạo đức học” dành cho
cán bộ đảng viên (1).
Cán bộ đảng
viên thất đức ngày một nhiều, điều nầy ai cũng biết. Việc Trung ương định mở
“Viện đạo đức học” để nâng tính người cho những kẻ thất đức đó là điều mới lạ,
ngoài sức tưởng tượng của mọi người.
Vì chưa biết Viện
dùng “bùa phép” gì để có thể
cảm hóa số người thất đức đó, trong phạm vi bài viết nầy, người viết chỉ
nói lên những cảm nghĩ của mình nhầm góp phần xem nên hay không thành lập “Viện đạo đức học” dành riêng
cho cán bộ đảng viên.
Con người cũng chỉ
là một dạng động vật, nếu không được giáo dục về đạo đức, nhân cách,…thì chẳng khác chi những loài động
vật hoang giả khác. Nhưng có điều, người ta “uốn măng” chớ không ai “uốn tre”.
Khi tre định hình rồi, cố uốn nó sẽ gãy.
Những đứa
trẻ khi lọt lòng đã được cha mẹ chúng chỉ dẫn sơ đẳng tính cách con người, khi
lớn lên vào trường, ngoài học các môn khoa học khác, nhà trường lấy môn “Công dân giáo dục”
dạy dỗ đạo đức, nhân cách nhầm tăng tính “người” cho mỗi cá nhân. Tính người
nhiều hay ít trong mỗi cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào sự tiếp thu, rèn luyện
qua những bước giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội để thành nhơn . Hai chữ
“Thành nhơn” là nói về đức tài chớ không phải nói về thể xác.
Muốn có
một đất nước, một xã hội tiến bộ, văn minh, phải chọn ra những người tài đức nổi
trội trong cộng đồng (chớ không phải chỉ trong phe nhóm, đảng phái) bổ nhiệm
vào những chức danh lãnh đạo từ thấp đến cao.
Ở Việt
Nam ta đã và đang áp dụng phương thức “đảng chọn, dân bầu”. Đảng chỉ chọn trong khoảng hơn 4 triệu thành viên của mình
vào hầu hết các chức vị lãnh đạo từ thấp đến cao. Tệ hại hơn, ngoài phân biệt
vùng miền, còn nạn gia đình, gia tộc trị. Từ đó, đội ngũ lãnh đạo phần lớn bất
tài, thất đức, thiếu tính người, họ đã như những cây tre
khô, dầu có mở “Viện đạo đức học” cũng không uốn được họ đâu, thuộc bản chất cố
hữu rồi, chỉ có loại bỏ, đừng ở đó mơ tưởng, đào luyện thêm hoang phí.
Mở “Viện
đạo đức học” các vị định đưa nôi dung chương trình gì vào đó để giáo huấn cán bộ
đảng viên?. Đã tốn biết bao công sức, tiền của cho công trình học tập mọi mặt về
Hồ Chí Minh mà có kết quả gì đâu. Cụ Hồ tóm gọn đạo đức, nhân cách con người chỉ
gói gọn trong mấy chữ: “Cần, kiệm, liêm, chình, chí công vô tư” mà họ có
hiểu, có làm được gì đâu, chỉ
toàn là phá hại. Đối với họ, giá trị tinh thần chẳng là gì cả, giá trị vật chất
mới quan trong. Thời xưa, con người chỉ ăn lương thực, thực phẩm; ngày
nay, ăn phong phú hợn nhiều, họ ăn cà cát, đá, xi-măng, sắt thép, cả khi hút cầu
vệ sinh cũng ăn. Ăn tạp, đi xe hơi, ở nhà lầu có máy lạnh riết ú na ú nần hết rồi
đó không thấy sao?. Rao giảng về đạo đức đối với họ khác nào đàn khải tai trâu.
minh họa |
Đảng như
một cơ thể, đảng viên như những tế bào. Tế bào thoái hóa,
biến chật ngày càng nhiều, càng lan rộng, cơ thể rơi vào bịnh nan y, đang sống
dở chết dở. Chính vì thế,
nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phải bi quan nhận xét về đảng của mình: “Không còn con đường
lùi, nhưng chưa biết tiến đi đâu!”.
Hiện
nay, đảng viên đương quyền xấu nhiều hơn tốt. Số xấu đã kết thành bè cánh, loạn
sứ quân, muốn chống lại “triều đình”. Dầu dùng “lò bát quái” dọa chúng cũng chẳng
sợ hà hống “lò củi”. Có lẽ, không còn cách nào khác, dùng bàn tay sắt không được
phải dùng bàn tay nhung: đưa số cán bộ xấu vào
“Viện đạo đức học” tập cho họ ăn chay niệm phật, tu tâm dưỡng tính; bổ xung cho
họ có thêm tính người để sử dụng lại, loại hết lấy ai “lo việc nước”.
Là một công dân, xét về lý, người viết
xin nói thẳng: Nếu Đảng CSVN muốn mở “Viện đạo đức học” để giáo dục đạo đức cho
đảng viên của mình thành
người tử tế thì hãy lấy
kinh phí riêng của Đảng mà chi, không được lấy kinh phí quốc gia do dân đóng
góp.
22/10/2017
T.T
(1) Dưới thể chế Độc tài Đảng trị, cán bộ phải là đảng viên hay đảng viên mới được
làm cán bộ.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire