Trang

06/11/2017

Nhà Cai trị Ẩn náu: Vương Hỗ Ninh và Cách Làm của Trung Quốc Đương thời


Nguồn: Văn Việt
Haig Patapan và Yi Wang

Griffith University, Australia 


TÓM TẮT 


Vương Hỗ Ninh
Bài báo cung cấp sự khảo sát toàn diện đầu tiên về đời sống và tư tưởng của Vương Hỗ Ninh, uỷ viên Bộ Chính trị (BCT), cố vấn cho ba lãnh tụ Trung Quốc và người đóng góp quan trọng cho việc trình bày các quan niệm chính trị chính ở Trung Quốc đương đại. Trong việc làm vậy, nó cố tìm các sự nhìn thấu vào vai trò của trí thức ở Trung Quốc, và điều này nói những gì về chính trị Trung Hoa. Nó cho rằng, mặc dù ban đầu lưỡng lự để tham gia chính trị, Vương thực tế đã trở thành một ‘lãnh tụ ẩn náu’, có ảnh hưởng rất sâu rộng đến bản chất của chính trị Trung quốc, bằng cách ấy tiết lộ những căng thẳng cơ bản trong chính trị Trung quốc đương đại, được tạo hình bởi các cuộc tranh luận lớn liên quan đến tính ổn định, sự tăng trưởng kinh tế và tính chính đáng. 



Hiểu đặc tính và những khát vọng của các lãnh tụ chop bu của Trung Quốc và sự thay đổi tế nhị và phức tạp của các liên minh và uy quyền mà đặc trưng cho chính trị ở mức cao nhất này từ lâu đã là tiêu điểm của các nhà nghiên cứu chính trị Trung quốc. Nhưng có ít sự chú ý hơn nhiều đến những người cố vấn cho các lãnh tụ này, có lẽ vì sự giấu tên của các cố vấn này và quan niệm rằng họ có ít quyền lực bên trong bộ máy thứ bậc của nhà nước và Đảng. Sự sao lãng như vậy, tuy nhiên, không được biện hộ trong trường hợp của Vương Hỗ Ninh. Vương, cựu học giả Đại học Phúc Đán, đã được mời để cố vấn cho Chủ tịch Giang Trạch Dân (1993–2003) trong năm 1995 và kể từ đó đã có một vai trò ngày càng quan trọng trong việc cố vấn cho các lãnh tụ tiếp sau Hồ Cẩm Đào (2003–2013) và Tập Cận Bình (2013–hiện tại). Ông hiện nay ở trong BCT và được nói là đã có ảnh hưởng quyết định đến việc nêu ra các lý thuyết ‘Ba Đại diện’, ‘Quan điểm Khoa học về Phát triển’ và ‘Giấc mơ Trung hoa’, một số sáng kiến chính sách chính trị lớn ở Trung Quốc đương đại. Theo bất kể cách đánh giá nào, Vương, vì thế, đã là quan trọng trong định hình chính trị Trung quốc đương đại. Thế nhưng đã có ít nghiên cứu có hệ thống về vai trò của ông với tư cách trí thức và cố vấn chính trị. Bài báo này trình bày sự đáng giá toàn diện đầu tiên về Vương, đời ông, nền trí tuệ và sự nghiệp chính trị của ông, mà phần lớn chỉ sẵn có từ một dải nguồn bị phân đoạn và chỉ bằng tiếng Hoa. Đáng giá này sẽ hữu ích cho những người muốn hiểu Vương là ai và các quan điểm trí tuệ của ông đã là gì trước khi nhậm chức vụ chính thức khi ông ngừng công bố dưới tên của chính mình. Nhưng Vương và tư tưởng của ông biện hộ cho sự khảo sát kỹ hơn vì hai lý do liên quan thêm. Bởi vì thời gian giữ chức và ảnh hưởng của ông, Vương cho phép chúng ta thấy mức độ mà các trí thức có thể được cho là có ảnh hưởng trong chính trị Trung quốc đương đại. Quang trọng ngang thế, vai trò chính trị của Vương cung cấp một công cụ có giá trị cho việc hiểu đặc tính của Trung Quốc đương đại, đặc biệt các mối quan tâm cốt lõi của nó về nó là gì và nó khát vọng trở thành gì.

Bài báo này cho rằng Vương với tư cách cố vấn chính trị đã có quyền lực chưa từng có trong quyết định các vấn đề chính trị lớn. Ảnh hưởng này đã đến mức có thể mô tả ông như một ‘nhà cai trị ẩn náu’, mà lời khuyên và lời chỉ bảo của người đó có ảnh hưởng lớn đến chính trị, ảnh hưởng đúng như của các lãnh tụ chính trị cao nhất. Hơn nữa ảnh hưởng này không chỉ do bởi tài năng đáng kể của ông. Cũng bởi vì hoàn cảnh duy nhất mà bao gồm các điều kiện chính trị và kinh tế thay đổi nhanh, các thách thức đối mặt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và cuộc tranh cãi về hướng tương lai của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mà Vương đi đến sử dụng ảnh hưởng này. Trong chừng mực này, Vương với tư cách nhà cai trị đã trở thành có thể chỉ bởi vì các thách thức cốt yếu đối mặt Trung Quốc liên quan đến sự ổn định và tính chính đáng của nó và sự không chắc chắn của hướng tương lai nó phải lấy.

Trong thảo luận tiếp sau, tiết đoạn đầu tiên cung cấp một giới thiệu tiểu sử ngắn của Vương và sau đó cố gắng để hiểu vai trò của ông như học giả và cố vấn bằng việc xét lại các cách tiếp cận lý thuyết khác nhau được chấp nhận ở Trung Quốc và phương Tây liên quan đến vai trò của trí thức trong chính trị. Việc này bao gồm một tổng quan về vai trò của các cố vấn và các trí thức công cộng (public intellectual) trong chính trị Trung quốc hiện đại. Sau khi đã phát triển khung khổ quan niệm này cho việc hiểu vai trò của Vương với tư cách cả trí thức công cộng lẫn cố vấn chính trị ở Trung Quốc đương đại, phác hoạ chi tiết các xuất bản phẩm rộng của ông mà chủ yếu bằng tiếng Hoa, cũng như sự đóng góp của ông cho chính trị Trung quốc với tư cách cố vấn cho ba lãnh tụ Trung Quốc. Các nhận xét kết thúc lưu ý hoàn cảnh đương đại độc nhất cung cấp các cơ hội chưa từng có, dù thường thoáng qua, cho các cố vấn để gây ảnh hưởng khác thường trong định hình cảnh quan chính trị, tiết lộ những thách thức và những sự không chắc chắn lớn trong chính trị Trung quốc đương đại.

Vương Hỗ Ninh là Ai?

Với tổ tiên ông truy nguyên về tỉnh Sơn Đông, tỉnh lấy làm hãnh diện về nơi sinh của Khổng Tử, Vương Hỗ Ninh sinh năm 1955 trong một gia đình cán bộ cách mạng ở Thượng Hải, nơi ông đã sống hầu hết cuộc đời mình trước khi được tuyển vào ban lãnh đạo Bắc Kinh ở tuổi 40.[1] Nơi sinh của ông đã được mã hoá vĩnh cửu vào sự lựa chọn tên của ông ‘Hu-ning’, có nghĩa đen là ‘sự yên bình Thượng Hải’. Nhưng các năm hình thành của ông đã là bất cứ thứ gì trừ yên bình.

Với tư cách một sĩ quan quân đội, cha của Hỗ Ninh đã bị dính líu vào chiến dịch của Mao chống lại Nguyên soái Bành Đức Hoài trong 1959 và rồi sau đó bị ngược đãi trong Cách mạng Văn hoá kéo dài một thập niên bắt đầu tư 1966, khi Hỗ Ninh là một đứa trẻ tuổi teen.[2] Một cậu bé trầm lặng và hướng nội, Vương Hỗ Ninh đã phát triển một thiên hướng đọc sách. Vì các trí thức bị chà đạp và sự theo đuổi học thuật đã không được đồng ý trong Cách mạng Văn hoá, sách đã thiếu, ngoài một danh mục hạn chế của các cuốn được chính thức phê chuẩn gồm Mao tuyển nhỏ màu đỏ và các sách vỡ lòng về chủ nghĩa Marx. Vương đã tìm được cách để nhận được các sách ngoại khoá, kể cả các cuốn văn học kinh điển nước ngoài bị cấm, từ các thầy giáo của ông tại Trường Yongqiang Thượng Hải, những người đã bị mủi lòng bởi sự khao khát của ông đối với sự hiểu biết.[3]

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông trong năm 1972, ông đã trở thành một công nhân học nghề (xuetugong-học đồ công) trong gần ba năm.[4] Là một người trẻ gầy yếu, ông đã phần nào thoát được số phận bị tống ‘lên miền núi và xuống nông thôn’ (shang shan xia xiang-thượng sơn hạ hương), cùng với hầu hết thanh niên thành thị bỏ học khác thời đó, như được chiến dịch trong các năm 1960 và 1970 yêu cầu để bắt thanh niên đô thị có học chịu sự giáo dục lại của nông dân. Thay vào đó, Vương đã ở vùng nông thôn gần Thượng Hải một thời gian và đã tham gia một chương trình huấn luyện tiếng nước ngoài tại Đại học Sư phạm Thượng Hải (muộn hơn được đổi tên là Đại học Sư Phạm Đông Trung Quốc), nơi ông đã học vài năm, chuyên về tiếng Pháp.[5] Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo này trong năm 1977, ông đã làm việc một năm tại Cục Tin tức và Xuất bản Thượng Hải trước một điểm ngoặt lớn trong đời ông.[6]

Trong năm 1978, với sự khởi đầu của các cải cách của Đặng sau sự kết thúc của Cách mạng Văn hoá tàn phá, Vương đã ở giữa những người đầu tiên tận dụng sự hồi sinh của hệ thống đại học của Trung Quốc bằng việc tham gia vào và tự làm nổi bật mình trong các cuộc thi tuyển đại học rất cạnh tranh (Gaokao-Cao Khảo). Mặc dù chương trình đào tạo của ông tại Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc đã không đủ để ông có đủ tư cách có một bằng cử nhân, thành tích Cao Khảo của ông đã gây ấn tượng sâu sắc đến mức ông đã được chấp nhận trực tiếp vào chương trình thạc sĩ rất cạnh tranh về chính trị quốc tế tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải.[7] Thầy hướng dẫn chính của ông ở đó đã là Chen Qiren (Trần Kỳ Nhân), một người có uy tín trứ danh về các công trình của Marx, đặc biệt về Das Kapital (Tư bản), mà có thể giải thích cho tiêu đề của luận văn của Vương, ‘Từ Bodin đến Maritain: Về các Lý thuyết Chủ quyền được Phát triển bởi giai cấp Tư sản Tây phương’.[8]

Sau khi hoàn tất bằng thạc sĩ của mình với đánh giá xuất sắc, Vương đã được giữ lại như cán bộ giảng dạy, dạy các cua mà những người khác đã không hứng thú để dạy và phát triển các cua mới để đáp lại sự tăng trưởng nhanh của chương trình giảng dạy trong thời đại cải cách đang đâm chồi. Ông đã công bố rộng, cả trong các tạp chí học thuật và trong các báo và tạp chí được giới elite có học đọc. Các lớp học của ông đã nổi tiếng và được nhiều người dự. Ông đã khoái quần áo bình thường và thức ăn đơn giản và đã tỏ ra thoải mái và dễ tiếp cận đối với nhân viên và sinh viên.[9]

Khi học tại Phúc Đán, Vương đã gặp Zhou Qi (Châu Kỳ), một bạn nghiên cứu chính trị quốc tế, người cũng đã chứng tỏ là một học giả giỏi, sau đó được đại học tuyển như một giáo viên sau khi tốt nghiệp và muộn hơn trở thành vợ đầu tiên của ông. Cuộc sống yêu đương của họ đã được mô tả như cuộc sống giữa hai con mọt sách, không có sự vui đùa và sự lãng mạn, với cả hai vùi đầu vào việc đọc riêng của mình khi ở một mình trong nhà tập thể chật hẹp của họ, thi thoảng húc lẫn nhau về các chủ đề cả hai cảm thấy hào hứng. Theo một giai thoại, vào ngày trước đám cưới của họ, Zhou Qi đã đưa cho Hỗ Ninh một danh mục mua hàng đơn giản vào buổi sáng và bảo ông đi và mua một số tạp phẩm và thêm một bó hoa như một sự xa hoa hiếm có để làm ngày cưới tươi lên. Cuối ngày khi cả hai trở về nhà, Vương đã quên về mục đích của mình và thay vào đó đã tạo ra một danh mục các sách ông cần mua, viết nghệch ngoạc đằng sau danh mục mua hàng Zhou đã đưa cho ông sáng hôm đó.[10] Nhưng ông đã có nhớ để bày tỏ lòng biết ơn tại một vài trong các cuốn sách của ông cho sự ủng hộ của vợ ông đối với việc nghiên cứu và viết lách của ông. 

Vương Hỗ Ninh(thứ ba từ trái)


Sự hiến dâng của Vương cho những theo đuổi học thuật của ông và phong cách thực tế của ông, cũng như danh mục tăng lên của các công bố của ông, đã không bị làm ngơ bởi các cấp trên của ông, những người đã tỏ ý muốn để tiến cử ông cho sự thăng tiến mau hơn. Ban đầu Vương đã thử từ chối các lời mời chào của họ, nói rằng ông vẫn còn trẻ với nhiều thứ để học. Theo lối tương tự, ông đã từ chối lời đề nghị của đại học cấp cho ông một căn hộ lớn hơn, nói rằng những người khác cần nó hơn. Dù sao đi nữa, trong năm 1985 khi ông vừa 30 tuổi, Vương đã được cất nhắc lên Phó Giáo sư mà không phải đầu tiên làm giảng viên, như thế trở thành giáo sư trẻ nhất từ trước đến đó tại Phúc Đán. Đấy là một thành tựu phi thường trong những năm đó khi giới hàn lâm Trung Quốc đã có thứ bậc cứng nhắc, với thâm niên tuổi tác và kinh nghiệm được coi hầu như một điều kiện tiên quyết cho sự cất nhắc.[11] Trong vòng ba năm, ông đã trở thành một giáo sư thực thụ và đã trở thành Hiệu trưởng Trường Luật trước khi bị ban lãnh đạo Bắc Kinh tuyển dụng.

Sự nổi lên nhanh của Vương trong giới học thuật đã được làm cho nổi tiếng bởi sự dính líu thành công của ông trong một loạt cuộc thi vô địch tranh luận quốc tế, mà đã được phát sóng trên truyền hình quốc gia Trung Quốc và đã trở thành chuyện cả phố bàn đến. Lần đầu tiên ông đã dẫn đội Phúc Đán đến chiến thắng trong cuộc thi tranh luận tiếng Hoa giữa các đại học Á châu trong năm 1988, đóng một vai trò cốt yếu như huấn luyện viên cho các sinh viên thi đấu. Rồi trong Thi Vô địch Tranh luận Giữa Đại học Quốc tế của năm 1993, gom một số đại học tốt nhất của vùng châu Á-Thái Bình Dương lại với nhau, ông đã là cố vấn cho đội Phúc Đán. Đội đã đạt danh hiệu vô địch với một thành tích gây choáng váng trong cuộc đại chung kết được tổ chức ở Singapore, một sự kiện được hàng triệu khán giả theo dõi ở trong nước, truyền sự tự hào dân tộc lớn lao khắp cả nước.[12]

Vào lúc đó Vương đã công bố hơn một tá sách và nhiều bài báo về các chủ đề đa dạng trải từ khoa học chính trị dòng chính đến các vấn đề quan tâm hiện thời trong thời đại cải cách.[13] Danh tiếng tăng lên của ông đã thu hút sự chú ý nghiêm túc của lãnh đạo cấp cao của chính quyền thành phố Thượng Hải, kể cả Tăng Khánh Hồng và Ngô Bang Quốc, những người đã cả là thân cận với Chủ tịch Giang Trạch Dân lẫn đã tiếp tục để trở thành các nhà lãnh đạo quốc gia. Một giai thoại là, Tăng, bạn tâm giao của Giang người muộn hơn đã trở thành Phó-Chủ tịch Trung Quốc, đích thân đã tìm ra Vương sau khi tham dự một buổi lễ chính thức tại Phúc Đán và đã tán chuyện hai giờ với ông. Wang Daohan (Uông Đạo Hàm), một nhà lãnh đạo kỳ cựu được kính trọng với một mối quan tâm say mê đến sự phát triển lý luận của các khoa học xã hội ở Thượng Hải, đã đánh giá cao các đóng góp của Vương để hồi sinh khoa học chính trị ở Trung Quốc.[14] Pan Weiming, người đứng đầu tuyên truyền của Thượng Hải lúc đó và một người tốt nghiệp triết học của Đại học Bắc Kinh, cũng đã thích thú đọc các công trình của ông.[15] Những người này đã nhiệt tình tiến cử Vương và đã đến tai Chủ tịch Giang Trạch Dân, người đã xây dựng cơ sở quyền lực của mình ở Thượng Hải (trước khi được Đặng chọn để làm lãnh đạo chop bu của đất nước trong năm 1989), như thế duy trì các mối quan hệ mật thiết với những người vẫn ở trong chính quyền thành phố, cái gọi là ‘Toán Thượng Hải’. Trong 1995 sau khi Giang đã củng cố vị trí của mình trong ban lãnh đạo trung ương và với sự thúc giục lặp đi lặp lại của các bạn của ông kể cả Tăng Khánh Hồng và Ngô Bang Quốc, Giang đã gọi Vương lưỡng lự lúc đầu về Bắc Kinh, như thế bắt đầu một chương mới trong cuộc đời và sự nghiệp của Vương.

Mặc dù Giang đã chưa bao giờ gặp Vương cho đến lúc đó, ông đã nghe nhiều rồi về Vương và đọc các công trình của ông. Được tường thuật rằng khi họ gặp nhau lần đầu, Giang đã nói đùa bằng việc bảo Vương, ‘nếu anh vẫn không đến Bắc Kinh, những người này (ám chỉ đến các thành viên của “Toán Thượng Hải”, như Tăng và Ngô) sẽ bất hoà với tôi’ (如果你再不进京,这一帮人可要跟我闹翻了). Giang đã tiếp tục để trích các đoạn từ các sách của Vương, làm cho Vương ngạc nhiên thích thú.[16] Trong báo chí Trung Quốc cũng được cho rằng Giang đã bị ấn tượng bởi cuốn Phân tích Chính trị So sánh (1987) của Vương đến mức ông đã trích dẫn các đoạn từ Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ khi nói chuyện với nhân viên và sinh viên tại Đại học Cornell. Khi Tổng thống Bill Clinton thăm Trung Quốc (trong 1998), Giang đã nhắc đến tên Vương Hỗ Ninh trong bữa tiệc tối, hết lời ca ngợi khả năng học thuật của Vương, trong khi Clinton đã phản công bằng sự phô trương các thành tựu của Samuel Huntington.[17]

Vương đã bắt đầu ở Bắc Kinh bằng việc làm trưởng nhóm chính trị trong Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương, mà là một cơ quan then chốt của Uỷ Ban Trung Ương ĐCSTQ, chịu trách nhiệm đưa ra các kiến nghị chính sách, phát triển hệ tư tưởng của Đảng, và soạn các văn kiện Đảng và các bài phát biểu của các lãnh tụ. Trong vòng ba năm, ông đã được cất nhắc lên Phó Ban của Ban Nghiên cứu. Trong năm 2002, tại Đại hội Đảng thứ 16 mà đã thấy sự quá độ từ triều Giang sang thời đại Hồ Cẩm Đào, Vương đã trở thành một uỷ viên Uỷ ban Trung ương, cơ quan gom trên 200 thành viên chóp bu của Đảng lại với nhau. Ông cũng được cử làm Trưởng Ban Nghiên cứu, tương đương với chức của một bộ trưởng trong chính phủ nhưng có vị trí trung tâm hơn trong hệ thống thứ bậc chính trị. Trong thời lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào, ngôi sao may mắn của Vương đã tiếp tục lên và, tại Đại hội Đảng thứ 17 trong năm 2007, ông đã lách một bước gần hơn đến chốn linh thiêng bên trong của quyền lực bằng việc trở thành một thành viên của Ban Bí thư Trung ương đầy ảnh hưởng của Đảng trong khi vẫn giữ chức Trưởng Ban của ông ở Ban Nghiên cứu.[18]

Trong năm 2012, tại Đại hội Đảng thứ 18 đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ Hồ Cẩm Đào sang Tập Cận Bình, Vương đã thành công trong việc bước vào Bộ Chính trị. Như thế ông đã biến đổi về địa vị, từ một trong 204 uỷ viên Trung ương, thành một trong 25 thành viên của BCT, lõi của ban lãnh đạo Trung Quốc.[19] Sự thay đổi của các lãnh tụ chóp bu đã không gây ra tác động xấu đến vận may của Vương, như nó đã gây ra cho nhiều người khác, mà thực sự đã nâng cao địa vị của ông. Bất cứ nơi nào Chủ tịch Tập Cận Bình đi, cả ở trong nước lẫn nước ngoài, Vương đã là phần của đoàn tuỳ tùng, như ông đã là trong hai chính quyền trước dưới thời Giang và Hồ, tất cả đã được tuyên truyền rộng rãi trong báo chí quốc gia Trung Quốc.[20] Tập đã biến Vương thành một thành viên cốt yếu của giới nội bộ của ông, như Cố vấn An ninh Quốc gia de facto và như một thành viên then chốt của Nhóm Lãnh đạo để Làm sâu sắc các cuộc Cải cách, mà đích thân Tập làm chủ tịch.[21]

Sự lên và tiếp tục lên của Vương Hỗ Ninh qua ba chính quyền khác nhau đã được báo chí hoan hô như một thành tựu xuất sắc và chưa từng có của một học giả trở thành quan chức. Đáng để làm bài học ở đây để so sánh ông với các nhân vật có ảnh hưởng khác, như Mã Khải (1946–nay) và Trịnh Tất Kiên (1932–nay), để nêu bật bản chất khác thường của hoàn cảnh của Vương. Mã Khải, một người tốt nghiệp kinh tế học của Đại học Nhân dân, đã bắt đầu sự nghiệp của mình như một quan chức kinh tế trong năm 1982, đầu tiên trong Chính quyền Thành phố Bắc Kinh và sau đó trong chính phủ trung ương sau 1993. Ông đã lên qua các bậc, phục vụ hầu như chỉ trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính qua ba chế độ hay chính quyền. Ông được biết đến như một trong ‘bốn đại quan’ kinh tế và tài chính của thời đại Hồ (Chủ tịch Hồ Cẩm Đào)–Ôn (Thủ tướng Ôn Gia Bảo), trước khi trở thành một phó-thủ tướng dưới Thủ tướng Lý Khắc Cường trong thời đại Tập. Tuy vậy, không giống Vương, Mã đã không có một sự nghiệp hàn lâm, cũng đã chẳng có một uy tín hàn lâm được xác lập nào trước khi gia nhập quan trường. Trịnh Tất Kiên đến gần Vương hơn, sau khi đã học và dạy tại Đại học Nhân dân trong đầu các năm 1950. ông đã tiếp tục làm việc trong chính phủ trung ương và các tổ chức Đảng, bao gồm Hội đồng Nhà nước, Ban Bí thư của Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ và Trường Đảng Trung ương, lên đỉnh như một quan chức cấp bộ trưởng chịu trách nhiệm về công việc tuyên truyền/quảng bá của Đảng trong thời Đặng và Giang. Ông đã lùi bước vào các vai trò bậc thứ hai sau khi Giang chuyển quyền cho Hồ Cẩm Đào. Trịnh đã cũng làm việc như một cố vấn cho Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang trong các năm 1980 và đã được biết đến như đã có vai trò quan trọng trong biên tập và sưu tập một số công trình muộn hơn của Mao và các bài nói chuyện của Đặng. Trong một số khía cạnh, vai trò của Trịnh gợi lại vai trò của Vương Hỗ Ninh, nhưng sự nghiệp của Trịnh đã bị đánh dấu và bị làm mẻ bởi những sự thăng trầm chính trị của một thời đại sớm hơn, với sự thụt lùi và khúc ngoặt gây ra bởi Cách mạng Văn hoá và các ràng buộc đặc trưng cho các thời đại Mao và Đặng. Không giống Vương, sự nghiệp chính trị của Trịnh đã không suôn sẻ, và ảnh hưởng của ông đã giới hạn ở công trình ý thức hệ hay lý luận của Đảng, trong khi quỹ đạo của Vương đã mở rộng đều đặn từ các lĩnh vực lý luận sang các lĩnh vực khác của ban lãnh đạo chóp bu, kể cả lập kế hoạch chiến lược và an ninh quốc gia dưới thời Tập Cận Bình.

Mặc dù biết về sự chú ý và sự xem xét kỹ của công chúng, Vương đã tìm cách để tránh nó càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, ông đã tránh các tiếp xúc với những người quen cũ. Thí dụ, khi ông tháp tùng Chủ tịch Tập trong chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ trong tháng Chín 2015, tờ New York Times đã tường thuật rằng những người mà đã biết Vương kể từ khi ông ở Hoa Kỳ với tư cách một học giả khách trong từ Tám 1988–đến tháng Hai 1989, bây giờ thấy ông không thể tiếp cận được vì ông đã từ chối các lời mời trò chuyện. Các quan chức Mỹ cũng đã thấy khó để nói chuyện với ông một cách thoải mái bên lề các diễn đàn quốc tế.[22]

Các nhà Tư tưởng và các nhà Lãnh đạo ở Trung Quốc

Làm sao người ta hiểu được vai trò của Vương Hỗ Ninh đầu tiên như học giả và tiếp sau như cố vấn cho các lãnh tụ chóp bu ở Trung Quốc? Và việc này tiết lộ những gì về bản chất của chính trị Trung quốc đương đại? Vai trò của các nhà tư tưởng ở Trung Quốc đã là một câu hỏi quan trọng và lâu đời.[23] Cách tiếp cận chung đã là để phân biệt giữa các trí thức ‘quan phương-establishment’ những người hoạt động như các khách hàng của các nhà cai trị và các trí thức ‘phi-quan phương’ những người cho thấy những cam kết toàn diện hơn.[24] Những sự phân biệt đương thời này cần được hiểu trong bối cảnh lớn hơn của tư tưởng và truyền thống Trung hoa, và nó khớp thế nào với các khái niệm và cách tiếp cận Tây phương, đặc biệt từ các năm 1890 trở đi. Về mặt lịch sử, vai trò của ‘shi-sĩ’ hay các học giả đã phụ thuộc rất nhiều vào các truyền thống trí tuệ mà đã cho biết các hành động của họ.[25] Truyền thống Khổng giáo, mà đã chiếm ưu thế sau khi Nhà Hán (206 trước Công nguyên–220 sau Công nguyên) thiết lập bộ máy quan liêu Khổng giáo, đã có một mối quan hệ phức tạp với quyền lực chính trị.[26] Nhà hiền triết Khổng giáo thường tránh xa đời sống chính trị, đóng góp cho cộng đồng bằng cách cư xử và các hành động của họ như các tấm gương ưu tú đáng noi theo. Nhưng ở nơi họ đã cam kết cho sự phụng sự công, họ hoặc có thể làm như các công dân riêng cung cấp lời khuyên độc lập, hay như ‘giới trí giả-literati’, những người được học về các kinh điển, mà sẽ tích cực phục vụ hoàng đế như các quan lại, và đối với một vài người được chọn, sẽ là các cố vấn của các hoàng đế.[27]

Khái niệm ‘trí thức công cộng-public intellectual’ (gonggong zhishifenzi công cộng trí thức phần tử) đầu tiên đã được đưa vào diễn ngôn Trung hoa khi Trung Quốc quay sang phương Tây, trong những ngày cuối cùng của Nhà Thanh khi sự xâm lược Tây phương và đế quốc đã nhắc các nhà tư tưởng để xem Khổng giáo như nguyên nhân của sự yếu kém và sự làm nhục của Trung Quốc. Cải cách một Trăm Ngày (1898), sự sụp đổ của nhà Thanh (1911), giai đoạn Cộng hoà, đặc biệt Phong trào Ngũ Tứ-mùng Bốn tháng Năm (1919) và Tân Văn-Văn hoá Mới (1916–1920) đã là các nỗ lực để quay sang phương Tây nhằm lấy lại sức mạnh chính trị và quân sự. Sự bất ổn định của nội chiến giữa đảng cộng sản và đảng dân tộc chủ nghĩa, với chiến thắng cuối cùng của Mao và ĐCSTQ, đã có nghĩa rằng tư tưởng Khổng giáo của giới trí giả bây giờ đã đối mặt với một cách tiếp cận mới, Tây phương.

Ở phương Tây, mức độ mà các nhà tư tưởng và vì thế các ý tưởng có thể có ảnh hưởng chính trị đã là một câu hỏi quan trọng và lâu dài. Có thể so sánh được với nhà hiền triết Khổng giáo, đã có tấm gương của triết gia người đã tránh xa chính trị hoàn toàn, khả năng kích động của ‘vua-triết gia’, và vai trò thực tiễn hơn của các nhà tư tưởng như các cố vấn đưa ra lời khuyên cho những người nắm quyền lực. Chính trong thời hiện đại ban đầu, tuy vậy, với sự nổi lên của các trí thức (philosophes) Khai sáng mà vai trò mới của ‘các trí thức công cộng,’ như người ngoài cuộc hoặc người bất đồng chính kiến phê phán chính phủ, đã được cho là nổi bật. Những quan niệm khác nhau này về ‘các trí thức công cộng’ đã bị làm cho phức tạp còn thêm nữa bởi việc đưa cách tiếp cận lịch sử vào chính trị bởi Hegel và rồi thì chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx.[28] Vai trò mới của ‘giới trí thức-intelligentsia’ đã cho thấy năng lực hành động nhập nhằng của các nhà tư tưởng trong biện chứng của lịch sử và sự không chắc chắn liên quan đến các lợi ích giai cấp của họ mà đã có vẻ trệch khỏi các lợi ích của quần chúng hay các đảng tiên phong.

Trong việc quay sang phương Tây, và vì thế sự bác bỏ truyền thống literati vì các lý do triết học và dân tộc chủ nghĩa, các nhà lãnh đạo và các nhà tư tưởng Trung Quốc đã theo hai quan niệm Tây phương khác nhau về các trí thức. Quan niệm thứ nhất, đặc biệt trong thời kỳ khai sáng (Tân Văn) đã là quan niệm về ‘trí thức công cộng’ hay nhà bất đồng chính kiến người đã gợi lại về literati phê phán, độc lập với quyền lực chính trị thế mà (vẫn) khuyên can nó. Quan niệm thứ hai, đặc biệt sau 1949, ‘giới trí thức’ đã như ‘người phát ngôn ý thức hệ’ hay ‘học giả-cán bộ’ của Đảng mới dựa trên chủ nghĩa Marx–chủ nghĩa Lenin–Tư tưởng Mao Trạch Đông.

Zhishifenzi và ‘Giới Trí thức’ ở Trung Quốc Hiện đại

Để hiểu vai trò của Vương Hỗ Ninh trong chính trị đương đại, không chỉ cần hiểu các vai trò và các loại khác nhau của các trí thức như được chi tiết hoá ở trên, mà cũng phải tính đến sự đối xử đặc thù của các trí thức ở Trung Quốc trong các thời đại Mao và sau Mao. ‘Giới trí thức’, hay zhishifenzi (trí thức phần tử), thực tế đã là sự trình bày mới của phép phân đôi người ngoài cuộc-người trong cuộc được nhắc tới ở trên. Khi theo các phạm trù này, các trí thức Trung Quốc đã đi theo các lập trường ý thức hệ mới nhưng khi làm vậy họ đã mất phẩm giá hay uy quyền của ‘literati’ khổng giáo, làm cho vai trò mới của họ bấp bênh.[29] Đối với Mao (1949–1975) đã có một tính nước đôi cốt lõi liên quan đến tầm quan trọng chính trị của các nhà tư tưởng hay ‘giới trí thức’. Như ‘những người lao động trí óc’, những người truyền bá và bảo vệ ý thức hệ và các giá trị chính thống, họ đã được xem là những người lao động hữu ích cho sự nghiệp cách mạng. Thế nhưng khi họ bắt đầu phê phán ông, Mao đã xem họ giỏi nhất như thiếu hiểu biết về các lợi ích của giai cấp vô sản hoặc tệ nhất như ‘kẻ thứ chín thối tha’ (chou laojiu-xú lão cửu), cần được giáo dục và vì thế phải chịu ô nhục, phát vãng, giam cầm và thậm chí chết. Cách dùng làm công cụ và sửa chữa giới trí thức đã dẫn đến một chu kỳ nới lỏng (fang-phóng) và kiềm chế (shou-thu), rõ rệt trong chiến dịch Trăm Hoa Đua Nở năm 1957 (‘hãy để trăm hoa đua nở; trăm trường phái tư tưởng tranh luận’) cổ võ sự phê phán các sự lạm dụng quan liêu, đã mau chóng tiếp theo bởi chiến dịch Chống Phái Hữu (1957), Đại Nhảy Vọt (1958–1960), và Cách mạng Văn hoá (1966–1976) nơi tất cả trí thức đã bị đổ lỗi vì các sai lầm của ban lãnh đạo và hàng ngàn người đã bị thanh trừng, tự kiểm điểm hoặc đã bị tống xuống miền quê để học từ giai cấp vô sản.[30] Chủ nghĩa Mao đã tạo ra sự yêu-ghét các trí thức Trung Quốc yêu nước và dân tộc chủ nghĩa—nguy hiểm để là người ngoài cuộc phê phán; thế nhưng cũng bấp bênh ngang thế để phục vụ từ bên trong, nơi đã không chắc chắn rằng chủ nghĩa yêu nước sẽ được công nhận.[31]

Các cải cách sau Mao của Đặng Tiểu Bình (1977–1989) đã có vẻ hứa hẹn, nếu không phải là một sự khôi phục lại của shi (sĩ) Khổng giáo, thì chí ít là một sự thừa nhận tầm quan trọng của các trí thức. Mục tiêu mới của chương trình ‘Bốn Hiện đại hoá’ đã gợi ý một sự phục hồi ‘những người lao động trí óc’, đặc biệt các nhà khoa học và các trí thức kỹ trị, và một lời mời cho các nhà tư tưởng chính trị để đóng góp cho một Trung Quốc mới và thịnh vượng hơn.[32] Các năm 1980, vì thế, đã trở thành một Khai Sáng Mới với sự nổi lên của các tổ chức bên ngoài Đảng.[33] Thế nhưng khi các sáng kiến này đã có vẻ thách thức nghiêm trọng đến quyền lực của Đảng, Đặng đã quay lại với vốn tiết mục Maoist. Sự sụp đổ tiếp sau của Liên Xô trong 1991, đã quy cho các cố gắng thất bại để dân chủ hoá, đã thuyết phục các học giả đó và các trí thức mà đã bênh vực một Trung Quốc mạnh và thịnh vượng để ủng hộ sự ổn định, xem vai trò của họ như giúp đỡ để phát triển nền kinh tế. Như thế chiến dịch của Đặng để ‘đánh giá lại’ chủ nghĩa Mao đã có các hệ luỵ sâu rộng cho vai trò của các trí thức ở Trung Quốc đương đại. Các lực kinh tế và chính trị đang được tháo ra đã bắt đầu tạo ra các cơ hội thương mại và xã hội chưa từng có. Sự tăng lên của giáo dục phổ thông và đại học (mà đã lót đường cho sự lên theo sau của Vương), sự tiếp cận lớn hơn đến các thị trường quốc tế và thông tin, của cải cá nhân và cơ hội tăng lên và những tiến bộ về công nghệ, đã cung cấp quyền tự do trí tuệ lớn hơn.[34]

Mặc dù các cải cách của Đặng đã mở đầu sự tự do hoá lớn hơn, chúng cũng đã dẫn, theo Wu, ‘đến “ba khủng hoảng niềm tin” sâu sắc (三信危機): một khủng hoảng về niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, một khủng hoảng về niềm tin vào Chủ nghĩa Marx và một khủng hoảng về sự tin cậy vào Đảng’.[35] Như một hệ quả, các lãnh tụ tiếp sau, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, tất cả đều đã chấp nhận một cách nhìn nhất quán hướng tới triết học và các khoa học xã hội, nâng cao tầm quan trọng chiến lược của chúng trong quá trình của hiện đại hoá Trung Quốc xã hội chủ nghĩa. Triết học và các khoa học xã hội được xem như ‘các vũ khí lý luận’ để phục vụ chủ nghĩa xã hội, sự ổn định của chế độ và trật tự chính trị.[36] Do đó, sự lãnh đạo trong các lĩnh vực này được coi như sự hiện thân của sự lãnh đạo văn hoá của ĐCSTQ. Vì thế việc cấp tài chính đáng kể đã hướng tới các dự án giải quyết các nhu cầu chính trị hiện thời trong việc xây dựng Trung Quốc xã hội chủ nghĩa.

Vương là Trí thức Công cộng?

Chính trong ngữ cảnh toàn bộ này của các quan niệm Trung hoa và phương Tây khác nhau về trí thức, và lịch sử Trung Quốc đặc thù mà bài báo này bây gời quay sang vai trò của Vương trong chính trị Trung quốc đương đại.[37] Sự nghiệp ban đầu của Vương tại Đại học Phúc Đán, đặc biệt các công bố rộng rãi của ông, gợi ý rằng theo nghĩa nào đó ông đã là một trí thức công cộng, một người ngoài cuộc mà đã được cho là phê phán Đảng. Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là bằng việc đánh giá các công bố của ông để thấy mức độ mà ông có thể được mô tả như một học giả phê phán.

Một sự đọc kỹ lưỡng các công trình đã công bố của Vương với tư cách một học giả và tri thức công cộng ở Phúc Đán tiết lộ một số chủ đề triết học và chính trị quan trọng.[38] Sau khi vào Đại học Phúc Đán thanh thế, Vương không chỉ đã có một dải rộng hơn của các sách để đọc mà cũng có sự tiếp cận tốt hơn đến các giáo sư được đọc nhiều. Ban đầu ông đã dự định nghiên cứu chính trị Pháp, rồi đã quay sang kinh tế học và lịch sử của tư tưởng chính trị Tây phương, và cuối cùng đã tập trung vào khoa học chính trị, một môn được hồi sinh mới đây ở Trung Quốc. Như đã nhắc tới ở trước, đề tài luận văn thạc sĩ của Vương là khái niệm về chủ quyền (sovereignty). Trong khi luận văn của ông không có sẵn công khai, có lẽ có thể để tìm thấy vài manh mối đối với nội dung của nó từ cuốn sách đầu tiên do mình ông là tác giả Chủ quyền Nhà nước/Quốc gia (Guojia Zhuquan).[39] Cuốn sách bắt đầu bằng việc làm rõ tầm quan trọng của chủ quyền như một khái niệm then chốt trong khoa học chính trị và đi tiếp để lần vết nguồn gốc và sự tiến hoá của khái niệm trong tư tưởng Tây phương, đối sánh nó với quan niệm Trung hoa về zhuquan, mà đã có trước khái niệm Tây phương.[40] Cuốn sách sau đó lần vết căn nguyên và sự hình thành của chủ quyền qua các kỷ nguyên khác nhau, giải thích khía cạnh kép của nó trong quyền tối cao (supremacy) trong nước và sự độc lập bên ngoài. Theo một viễn cảnh Marxist, cuốn sách trình bày kỹ lưỡng về bản chất dựa vào giai cấp của chủ quyền, như quyền lực tối cao được giai cấp thống trị của một xã hội cho trước sử dụng.[41] Phần lớn cuốn sách được dành để giải thích các khía cạnh đối nội và đối ngoại của chủ quyền thông qua một tổng quan chi tiết tài liệu lý luận về chủ đề, trích dẫn các tác giả từ Socrates đến Augustine và Machiavelli, và từ Bodin đến Hegel và Austin.[42] Cuốn sách kết thúc bằng việc thảo luận tỉ mỉ tầm quan trọng của chủ quyền đối với nhiều vấn đề đương thời, kể cả sự độc lập dân tộc, Thế giới thứ Ba, trật tự quốc tế, và gần nhà hơn, Năm Nguyên tắc của Cùng Chung sống Hoà bình, trích dẫn Marx, Engels và Lenin về tầm quan trọng của sự bình đẳng quốc gia và sự tự quyết dân tộc cho việc bảo vệ hoà bình quốc tế.[43] Chủ quyền Nhà nước/Quốc gia, vì thế, tiết lộ độ sâu của sự tinh thông của Vương về triết học chính trị và sự chú tâm của ông, được Chủ nghĩa Marx cho biết, đến các hệ luỵ trực tiếp mà sự thấu hiểu của ông có cho thực tiễn chính trị đương đại.

Hai tháng sau khi xuất bản Chủ quyền Nhà nước/Quốc gia, Vương đã công bố cái được ca ngợi như cuốn sách quan trọng nhất của ông, Phân tích Chính trị So sánh.[44] Như được làm rõ trong lời nói đầu, ông theo quan điểm lịch sử-xã hội-văn hoá như cơ sở của cách tiếp cận giải tích của ông, được áp dụng với cả chiều ngang và chiều dọc. Theo chiều dọc, ông thử khai phá các cấu trúc và các hình mẫu của chính trị đương đại thông qua một tổng quan lịch sử về những sự thịnh suy của loài người từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Theo chiều ngang, ông tìm cách khám phá ra tính đều đặn nào đó của các mối quan hệ chính trị bằng cách xếp loại ngang bề rộng của các hoạt động chính trị trong thế giới đương thời.[45] Trong chương mở đầu, có tên ‘Thời đại Chính trị’, ông mô tả đặc trưng thế kỷ thứ hai mươi như bị chính trị hoá hơn bao giờ hết và vẽ chân dung một thế giới được toàn cầu hoá nơi loài người được kết nối với nhau đến mức những mối lo âu thường ngày như giao thông, dinh dưỡng và môi trường có thể trở thành một vấn đề chính trị có tầm quan trọng toàn cầu, một sự khác xa với các thành bang Hy Lạp của Politics (Chính trị Luận) của Aristotle.[46] Rồi ông lần vết sự tiến hoá lịch sử của chính trị từ thời cổ đại đến nay liên quan đến các điều kiện lịch sử, xã hội và văn hoá của mỗi thời đại như công cụ trong sự phát triển của cộng đồng chính trị (một khái niệm ông chấp nhận thay cho thuật ngữ ‘nước’ thường được dùng) và và hệ thống chính trị (hay nhà nước). Trích dẫn Marx và Lenin về quá độ từ xã hội xã hội chủ nghĩa sang xã hội cộng sản chủ nghĩa nơi cả chính trị và nhà nước theo nghĩa hiện thời sẽ bị teo dần, ông chỉ ra rằng mặc dù tầm nhìn phi nhà nước có vẻ giống một khả năng xa xôi, nó hoàn toàn không vô nghĩa bởi vì nó cung cấp một viễn cảnh lịch sử tầm dài hạn trong so sánh và phân tích thời đại chính trị hiện hành, cho phép sự tiếp tục của ‘một trí óc khoáng đạt và một tầm nhìn sâu’.[47] Ông cũng làm rõ, rằng trong khi Chủ nghĩa Marx nổi tiếng về sự nhấn mạnh các lực lượng kinh tế như nhân tố quyết định chính của xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử Marxist đã chẳng bao giờ phủ nhận vai trò của chính trị trong việc quyết định sự phát triển xã hội trong các hoàn cảnh nhất định, vì thế sự cần thiết để có chính trị đúng đắn, nhằm ngăn chặn các tai hoạ như Cách mạng Văn hoá khi đấu tranh giai cấp đã được cho phép diễn ra lan tràn. Mỗi trong chín chương còn lại của cuốn sách mô tả một phân tích chi tiết một khía cạnh quan trọng của chính trị, với chương kết thúc tóm tắt lịch sử và triển vọng tương lai của khoa học chính trị như một môn học.[48] Quan điểm lịch sử-xã hội-văn hoá thấm vào các thảo luận suốt cuốn sách, mô tả các dữ liệu lịch sử và sự so sánh nổi bật ngang các lĩnh vực khác nhau.

Quả thực, viễn cảnh này đã là một motif (chủ đề quán xuyến) luôn trở lại trong các tác phẩm của Vương suốt từ đó. Ngoài các sách, ông đã viết rộng rãi trong cả các tạp chí học thuật và báo chí phổ thông. Một số bài báo này đã được xuất bản lại trong một cuốn sách, Tuyển tập Tiểu luận của Vương Hỗ Ninh, với một lời nói đầu nói rõ lý do căn bản và các ưu tiên trong nghiên cứu của ông.[49] Trích dẫn nhà tư tưởng hiện đại lớn của Trung Quốc và nhà tiểu thuyết Lu Xun (Lỗ Tấn) và sử dụng một ngạn ngữ Trung hoa nổi tiếng có gốc rễ trong sự nhấn mạnh Phật giáo về chủ nghĩa khổ hạnh và sự trinh bạch, qing xin gua yu (thanh tâm quả dục), Vương tuyên bố rằng sự ưu tiên ban đầu của ông đã để tập trung chuyên tâm vào nghiên cứu học thuật trong các lý thuyết, đặc biệt triết học chính trị, mà không bị dính líu vào cõi thế tục và những sự làm sao nhãng và những cám dỗ trần tục, như ông đã tin vào một cuộc sống thái bình và yên tĩnh như có ích cho việc học và duy trì ‘sự lành mạnh của não’.[50] Nhưng ông đã không thể nào tránh được bị đụng tới bởi chiều hướng mãnh liệt của các cuộc cải cách quanh ông và hệt như Thomas Paine đã bị gây cảm hứng bởi lời kêu gọi của thời đại của ông để cầm bút lên cho sự nghiệp của một quốc gia Mỹ đang mới nổi lên, ông cũng đã cảm thấy sự thúc giục để đáp lại lời kiêu gọi của thời đại cải cách, với một ý thức về ‘trách nhiệm, lương tâm và sự khao khát’.[51] Bởi vì điều này, ông nói, ông đã viết về các vấn đề quan tâm hiện thời cũng như về các vấn đề lý luận. Tuyển tập được chia thành hai phần, lý luận và thực tiễn. Các bài lý luận và lịch sử bao phủ sự phát triển chính trị sau-cách mạng, sự lãnh đạo chính trị trong hiện đại hoá, lịch sử tư tưởng chính trị, Marx bàn về triết học pháp luật của Hegel, Mao thời trẻ và chủ nghĩa vô chính phủ, Quân Vương của Machiavelli, ảnh hưởng của Rousseau, và nền dân chủ Mỹ, giữa các đề tài khác.[52] Phần về các vấn đề hiện thời/thực tiễn thảo luận tỉ mỉ cải cách cơ cấu chính trị của Trung Quốc, sự xây dựng chính trị dân chủ, ứng xử kinh tế và cải cách chính trị, sự tách Đảng khỏi các chức năng hành chính, phân loại dịch vụ công và quản lý nhân sự, tính minh bạch chính trị, dân chủ hoá đời sống chính trị, và thiết lập một quan điểm mới về sự phát triển chính trị.[53] Trong nhiều công trình của mình, viễn cảnh lịch sử-xã hội-văn hoá được ưa thích của ông là rõ rệt, đặc biệt trong sự nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tôn trọng các điều kiện thịnh hành ở Trung Quốc. Thí dụ, ông lập luận chống lại ‘việc ghép’ (yi hua jie mu-di hoa tiếp mộc-ghép hoa vào cây) nền dân chủ kiểu Tây phương lên hệ thống chính trị Trung hoa, nói sự dân chủ hoá chính trị không được vượt quá/nhảy cóc mức phát triển của đất nước, hay ba miao zhu zhang (bạt miêu trợ trường một tục ngữ Trung hoa có nghĩa để giúp một cây con lớn cao hơn bằng nhổ nó khỏi đất của nó). Đối với mỗi hệ thống chính trị như tuỳ thuộc vào các điều kiện lịch sử-xã hội-văn hoá của một nước cá biệt, ông xác nhận rằng cải cách chính trị không được theo đuổi với cái giá của sự ổn định và rằng sự lãnh đạo tập trung mạnh và thống nhất là cốt yếu cho các cải cách thêm nữa, mà phải được dẫn đầu bởi sự dân chủ hoá bên trong Đảng.

Các lý lẽ này đã hợp với những gì ban lãnh đạo Đảng đã cần vào thời của những thay đổi nhanh cho việc duy trì sự kiểm soát cải cách và chương trình nghị sự mở cửa, vì thế ông được đưa lên Bắc Kinh.[54] Các quan điểm của Vương đã được các nhà bình luận đương thời mô tả đặc trưng như ‘chủ nghĩa uy quyền mới’, mặc dù bản thân Vương đã chống lại một nhãn như vậy. Quan điểm của Vương về củng cố vai trò của chính phủ trung ương đã được giải nghĩa một cách có hệ thống trong một phỏng vấn viết được đăng trong tạp chí Nghiên cứu Xã hội chủ nghĩa, nơi ông đã liệt kê sáu chức năng chính của chính phủ: kiểm soát, điều phối, hướng dẫn, thúc đẩy, dịch vụ và cân bằng. Ông đã không chỉ khảo sát tỉ mỉ các lý do cho sự làm yếu các chức năng chính phủ trong thời đại mới của cải cách và mở cửa, mà cũng đã gợi ý những cách để nâng cao vai trò của chính phủ, kể cả sự cần để biến đổi cơ chế cũ và thiết lập các cơ chế mới của sự kiểm soát và điều phối. Trong thảo luận những cách tốt hơn để cải thiện nền kinh tế và sử dụng các nguồn lực, ông đưa ra khái niệm về ‘sự phát triển sinh thái học’ (về mặt thúc đẩy sự tăng trưởng cân bằng sinh thái và ngăn ngừa sự lãng phí nguồn lực và ô nhiễm môi trường), và đã nhấn mạnh nhu cầu để xử trí quan chức tham nhũng, cả hai ý tưởng trở thành ngày càng xác đáng trong các chính quyền đến sau, đặc biệt dưới thời Tập Cận Bình.[55]

Tổng quan chung này về các tác phẩm công khai của Vương trước khi ông chuyển về Bắc Kinh năm 1995, khi ông ngừng bình luận công khai của ông, tiết lộ một số sự nhìn thấu quan trọng vào tài năng và các mối quan tâm của ông.[56] Như đã thảo luận ở trên, các tác phẩm của ông cho thấy một sự tinh thông về các công trình lỗi lạc nhất trong triết học chính trị, cả ở phương Tây lẫn phương Đông. Thế nhưng các công trình của ông tiết lộ nhiều hơn một mối quan tâm triết học hay thậm chí đồ cổ—như là hiển nhiên từ các phần đáng kể của mỗi công trình, Vương đặc biệt quan tâm đến chính trị đương thời và làm sao các thấu hiểu triết học của ông có thể giúp và báo cho thực tiễn đương đại, đặc biệt trong sự đối mặt của Trung Quốc với các đòi hỏi chính trị hiện đại. Thế nhưng một cách quyết định, mặc dù Vương tìm cách cho biết và chỉ dẫn, ông không làm theo dáng điệu hay giọng của trí thức công cộng, bất đồng chính kiến phê phán chính phủ. Như thế về khía cạnh này, có thể thậm chí nói rằng các hành động của ông đã nhất quán với truyền thống literati Khổng giáo về nhà hiền triết người khuyên bảo, hay ngang thế, một viên chức nhỏ biết vâng lời của giới trí thức.

Vương ở Bắc Kinh

Cách nhìn này có vẻ được xác nhận bởi việc ông chuyển thành một người làm công của ĐCSTQ ở Bắc Kinh, nơi ông tỏ ra không khác với trí thức cấp cao literati (gaoji zhishifenzi-cao cấp trí thức phần tử) và quan chức cấp cao người khuyên răn hoàng đế, hoặc bằng từ ngữ hiện đại ‘người lao động trí óc’ Cộng sản biết vâng lời. Quả thực, hoàn cảnh nền cá nhân của ông có vẻ xác nhận điều này. Sau khi đã sống sót khỏi Cách mạng Văn hoá, ông đã nắm cơ hội để học và nổi lên một cách nhanh chóng qua hệ thống đại học, có được sự cất nhắc tăng tốc như giáo sư và hiệu trưởng Trường Luật. Các xuất bản phẩm của ông và thành công của ông trong huấn luyện nhóm tranh luận đã đưa ông đến sự chú ý của ‘Toán Thượng Hải’, những người đã thuyết phục ông đi Bắc Kinh, nơi ông đã đổi cuộc sống học giả cho cuộc sống của nhà quan liêu. Sự phụng sự tiếp sau của ông chứng nhận tài năng của ông như một quan chức khéo léo về mặt chính trị và một đầy tớ trung thành của Đảng.

Nhưng đánh giá này về Vương như đơn thuần một học giả khác người thông qua may mắn, các mối quan hệ và những tính toán khôn ngoan trở thành một quan chức không thừa nhận đủ bản chất chưa từng có của sự thăng tiến của ông và sự sống lâu và ảnh hưởng chính trị theo sau. Để làm vậy, cũng cần lưu ý đến tài năng xuất chúng của ông, cách nhìn nước đôi của ông về đời sống của các quan chức, uy thế lạ thường của ông và, có lẽ quan trọng nhất, bản chất của sự đóng góp của ông cho chính sách công Trung Quốc ở mức cao nhất. Tài năng của Vương là rõ rệt từ sự nghiệp học thuật của ông, từ độ rộng và chiều sâu của học vấn của ông và sự xác nhận tiếp sau về tài năng của ông ở mức cao nhất. Như bài báo này đã tìm cách để cho thấy, tri thức và học vấn đó là quan trọng cho Vương là rõ rệt từ các cố gắng sớm của ông để tự giáo dục mình, đặc biệt trong Cách mạng Văn hoá và việc dạy học và xuất bản rộng rãi của ông. Chính khả năng học thuật của ông, hơn là các nguồn ảnh hưởng khác, đã thu hút ‘Toán Thượng Hải’ đến với Vương, như được chứng tỏ trong tiểu sử ngắn của ông.[57] Tường thuật về đời ông gợi ý rằng Vương đã phải được thuyết phục để đổi cuộc sống học giả của ông cho cuộc sống của một quan chức, gợi ý tình yêu tiếp tục của ông với học vấn và sự thiếu tham vọng chính trị. Các lý do cuối cùng của ông để chuyển lên Bắc Kinh, ta có thể phỏng đoán, đã là do một hỗn hợp của khát vọng để có ảnh hưởng lớn hơn để thực hiện các đề xuất chính sách hữu ích từ bên trong, cũng như một ý thức về nghĩa vụ công hay chủ nghĩa yêu nước, rõ rệt từ các nhận xét của ông liên quan đến ‘trách nhiệm, lương tâm và sự khát khao’.[58]

Thế nhưng khác xa một cuộc sống chuẩn của quan chức-học giả, sự nghiệp quan trường của Vương trong Đảng đã xuất sắc trong ba khía cạnh quan trọng và quan hệ với nhau. Thứ nhất là sự thăng tiến đều và nhanh lên vị thế uy quyền trong hệ thống thứ bậc, từ vai trò cố vấn ban đầu tại Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương đến các chức vụ ngày càng có uy quyền hơn, cho đến bây giờ ông gần đỉnh của hệ thống chính trị Trung Quốc, cả như một thành viên BCT và như cố vấn riêng của Tập [và từ 25-10-2017 như người thứ 5 trong 7 người của Thường vụ BCT của ĐCSTQ, trên đỉnh của hệ thống chính trị, ghi thêm của người dịch]. Thứ hai là sự thực đặc biệt rằng sự lên của ông đã trùng với và đã không bị ảnh hưởng bởi những sự thay đổi trong ban lãnh đạo qua Giang, Hồ và Tập bây giờ. Nhưng có lẽ khía cạnh căn bản hơn của thành công của Vương với tư cách một quan chức có thể nằm ở sự đóng góp của ông cho việc định hình các đường nét và chiều hướng của chính trị Trung quốc.

Chính sự thành thạo của ông về học vấn, và mong muốn của ông để cải thiện chính trị Trung quốc, là cái không nghi ngờ gì đã thu hút ‘Toán Thượng Hải Gang’ đến với Vương. Nó cũng là lý do, bài báo này tranh luận, vì sao ông đã tiếp tục được giữ và được nâng lên cao trong bộ máy quan liêu kể từ khi ông chuyển lên Bắc Kinh. Vương trên thực tế đã có một năng lực độc nhất mà thiếu trong các cấp bậc cao nhưng được cho là cốt yếu cho Trung Quốc trong thời đại của các cải cách sau-Mao. Đối mặt với các vấn đề chính trị và kinh tế mới và các thách thức mà đã không thể được giải đáp đơn giản bằng Tư tưởng Marxist–Leninist–Mao Trạch Đông truyền thống, một tập thể lãnh đạo Trung Quốc đã đối mặt với sự cần đến một giới trí thức không-quan liêu mà sẽ nhào nặn lại những cách mới để thích nghi các khái niệm tiến hoá của chủ quyền, dân chủ và luật trị (rule of law) ở Trung Quốc. Cái đã đặc biệt quan trọng đã là việc xác định nền tảng mới của tính chính đáng mà sẽ hoà giải các đề xuất kinh tế sáng tạo với vai trò tiến hoá của Đảng. Trong nhiều khía cạnh, vì thế, Vương đã là—và đang là—người cho thời đại. Nhưng thành công của ông cũng có thể quy cho sự thực rằng ông đã hoàn thành các trách nhiệm và nghĩa vụ được áp đặt lên ông. Vương đã được báo chí Trung Quốc ghi nhận công trạng với việc vạch ra các biểu ngữ tư tưởng lớn của ba lãnh tụ ông đã phục vụ (hay đang phục vụ), như ‘Ba Đại diện’ của Giang (sange daibiao), ‘Quan điểm Khoa học về Phát triển’ của Hồ (kexue fazhan guan) và ‘Giấc mơ Trung hoa’ của Tập (zhongguo meng). Rằng Vương là người khởi xướng hay là người trình bày các khái niệm này đã được lấy từ các bài báo được xuất bản ở Trung Quốc mà các nhà chức trách Trung Quốc đã không kiểm duyệt và vì thế bằng sự ngụ ý đã xác nhận.[59] Nó cũng là một cách được xác nhận bởi các học giả Tây phương.[60] Việc này, tất nhiên, không có nghĩa rằng Vương đã thực sự nghĩ ra các khái niệm này. Chúng có thể đã tồn tại một thời gian rồi hoặc đã được phát triển bởi những người khác và được kể công cho Vương, vì các mục đích chính trị trước mắt hay vì sự quy kết chiến lược dài hạn trong trường hợp chúng không thành công. Nhưng sự thẩm tra kỹ của bài báo này về sự nghiệp hàn lâm và các tác phẩm của Vương gợi ý rằng ông chắc chắn có năng lực để nghĩ ra những cách diễn đạt như vậy. Hơn nữa, có vẻ hợp lý để cho rằng chính thành công với mỗi đề xuất như vậy đã cho ông các chứng chỉ cho những sự cất nhắc tiếp sau, mà đến lượt lại cho ông uy quyền để nghĩ ra sáng kiến mới. Vì thế, có khả năng cao là Vương quả thực đã tạo ra và phát triển mỗi trong số các đề xướng chính sách công lớn này, và rằng thành công được cảm thấy giải thích cho thành công tiếp tục và uy quyền khác thường của ông trong hệ thống thứ bậc chính trị đương thời.

Nếu quả thực Vương đã có một vai trò đáng kể trong nghĩ ra và trình bày các khái niệm này, là hữu ích để suy ngẫm về bản chất và tầm quan trọng của chúng. Cái gọi là lý thuyết ‘Ba Đại diện’ được đưa ra trong năm 2000 như đóng góp của Giang cho nền tảng triết lý của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc. Cho rằng ĐCSTQ đại diện các lực lượng sản xuất tiên tiến, văn hoá tiên tiến và các lợi ích căn bản của đa số nhân dân Trung Quốc, khái niệm đã nhắm tới, giữa các thứ khác, nền kinh tế tăng trưởng thêm nữa và việc xây dựng một sự đồng thuận chính trị có cơ sở rộng rãi bằng cách kết nạp các doanh nhân tư nhân và những người hưởng lợi khác của các cải cách thị trường của Đặng, những người mà đã bị dán nhãn những kẻ đi con đường tư bản chủ nghĩa trong thời Mao.[61] ‘Quan điểm Khoa học về Phát triển’ của Hồ, ngược lại, đã tập trung vào việc đạt được sự phát triển cân đối và thúc đẩy sự hài hoà xã hội. Vì các sự thiếu cân bằng và bất bình đẳng gia tăng giữa các vùng khác nhau và các tầng lớp khác nhau, khái niệm của Hồ đã nhấn mạnh tính trung tâm của người dân thường và sự cần cho sự phát triển ‘toàn diện’ trong một cố gắng để sửa chữa sự thái quá của tăng trưởng kinh tế nhanh xuất phát từ thời Đặng và Giang, chú ý nhiều hơn đến các vấn đề đe doạ sự hài hoà và sự ổn định của xã hội Trung Quốc.[62] Thuyết ‘Giấc mộng Trung Hoa’ của Tập được đưa ra sớm sau khi ông trở thành lãnh tụ Đảng trong năm 2012, trong thời gian thăm Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, nơi ông bình luận về di sản lịch sử đáng tự hào của đất nước và đã nói về ‘một sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung hoa’. Lời kêu gọi này đến nhờ vào một nền kinh tế Trung Quốc dâng lên mà đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới lúc đó khi dân tộc Trung hoa đã khao khát có một cuộc sống khá giả hơn ở trong nước và sự kính trọng lớn hơn ở nước ngoài. Như một lời kêu gọi tập hợp lại, Giấc Mơ Trung Hoa phân biệt mình bằng thâu tóm được tâm trạng của dân tộc với các dẫn chiếu đến lịch sử và văn hoá Trung hoa hơn là việc dùng đến các quan niệm hệ tư tưởng của các chính quyền trước.[63]

Nhiều hơn sự thi hành đơn giản trong việc đề ra và trình bày chính sách công hoặc các chương trình hay các đề xướng kinh tế, tài chính hay kỹ trị cụ thể, các quan niệm này là các tầm nhìn bao quát toàn diện của cái Trung Quốc là và khát khao trở thành. Chúng không hoàn toàn nói về ‘các ý thức hệ’, trong chừng mực đó chúng không tìm kiếm tính chính xác hay biệt ngữ kỹ thuật của các hình thức trước của chủ nghĩa xã hội khoa học. Quả thực, trong tính tổng quát và tính mơ hồ của chúng, chúng mong mỏi nhiều hơn để là ‘các chuyện kể’ bao quát toàn diện mà tìm cách để kết hợp cái là hiển nhiên về sự căng thẳng sâu sắc ở Trung Quốc đương thời, các đòi hỏi của sự ổn định và các lực ly tâm của sự thay đổi mà có tiềm năng đập vụn chế độ. Mỗi sự lặp lại của ‘biểu ngữ’ gợi nhớ lại các tuyên bố học thuyết Maoist, nhưng trong phạm vi và tham vọng của chúng, chố gắng tinh tế hơn để vượt quá chủ nghĩa giáo điều học thuyết đến một tương lai mà có thể làm cho thích nghi với các đòi hỏi khác nhau hoàn toàn và mâu thuẫn nhau cho tính chính đáng. Với tư cách như vậy, chúng tiêu biểu cho các cố gắng để định nghĩa chế độ: những cách diễn đạt phức tạp và tham vọng của cái Trung Quốc là và cái nó khao khát để trở thành.

Vương như Lãnh tụ ẩn náu

Vai trò chính trị của các nhà tư tưởng hay các trí thức đã là một vấn đề quan trọng và kéo dài ở phương Đông và phương Tây. Sự phân biệt chính giữa các nhà tư tưởng những người vẫn ở ngoài quyền lực chính trị, hoặc không can dự hay không cung cấp lời khuyên răn phê phán, và những người nhận chức vụ, như các quan chức hay các cố vấn, có thể thấy và đã được hiểu theo những cách đặc thù trong quan niệm Khổng giáo về shi (sĩ), sự hiểu Tây phương về cố vấn và philosophe hay trí thức công cộng, và theo quan điểm Marxist về intelligentsia (giới tri thức). Vương Hỗ Ninh ban đầu đã là một học giả tại Đại học Phúc Đán và vì thế đã là cố vấn khôn ngoan theo truyền thống Khổng giáo, hay trí thức người cung cấp lời khuyên cho ĐCSTQ. Một khi ông đã nhận chức vụ với ĐCSTQ, tuy vậy, ông đã ngừng viết công khai và đã trở thành ‘công nhân tư tưởng’ trong Đảng, người làm theo các nhu cầu và các đòi hỏi của Đảng và các lãnh tụ của nó. Thế nhưng sự xem xét kỹ lưỡng này về vai trò của ông trong chính trị Trung quốc đương đại gợi ý rằng ảnh hưởng của ông đã quan trọng hơn một cố vấn đơn thuần rất nhiều. Thời gian dài đương chức của Vương, trải qua ba đời lãnh tụ, sự lên nhanh của ông trong quyền lực, đến mức bây giờ ông là thành viên BCT [và Thường trực BCT, người dịch thêm vào], và đóng góp của ông cho các việc nghĩ ra các khái niệm chính trị có ảnh hưởng lớn như ‘Ba Đại diện’, ‘Quan điểm Khoa học về Phát triển’ và ‘Giấc Mộng Trung hoa’ gợi ý rằng, mặc dù ông không nắm bất cứ quyền lực chính trị trực tiếp nào, và vị trí của ông ngày càng bấp bênh, vai trò của ông trong việc định hình chiều hướng chính trị của Trung Quốc đương đại đã làm cho ông ngang bằng các lãnh tụ chính trị. Trong vai trò này, Vương, vì thế, có vẻ đã trở thành một người trong cuộc mà vai trò và các hoạt động của ông theo nghĩa nào đó có thể được hiểu cả dưới dạng literati Khổng giáo lẫn intelligentsia Marxist. Nhưng trong các khía cạnh quan trọng, Vương có vẻ đã vượt quá các vai trò này. Chính xác hơn, ông là, theo truyền thống của sự uyên thâm Tây phương, cố vấn cai trị một cách gián tiếp. Nói cách khác, ông đã trở thành một lãnh tụ ẩn náu.[64] Phải là rõ, rằng bài báo này không xác nhận rằng Vương đã nắm quyền lực chính trị, mà rõ ràng ông được giữ bên trong cấu trúc lớn hơn của Ban Bí thư, Ban Thường vụ BCT, và các chức vụ bên trong hệ thống thứ bậc của Đảng và nhà nước. Đúng hơn, sự gợi ý là lời khuyên của ông đã quan trọng đến mức mặc dù không nắm quyền lực chính trị trực tiếp, với tư cách một cố vấn ông đã định hình một cách đáng kể chiều hướng chính trị tương lai của Trung Quốc hiện đại. Tất nhiên, Vương không hoàn toàn ẩn náu theo nghĩa rằng ông ở ngoài tầm nhìn hay ít ai biết đến—bất chấp các cố gắng ẩn danh của ông, Tập (giống như Hồ và Giang trước Tập) đã khăng khăng rằng Vương tháp tùng ông đến các sự kiện lớn và các cuộc thăm viếng quốc tế, tuyên bố công khai ảnh hưởng được che giấu này. Việc này xác nhận sự thực hiển nhiên rằng với tư cách cố vấn và nhà cai trị ẩn náu, Vương không có quyền lực và vì thế sự an ninh của các lãnh tụ như Tập. Thế nhưng chính sự cân bằng tế nhị này giữa sự thiếu quyền lực chính trị, và sức mạnh có được từ các sự thấu hiểu và lời khuyên của ông—từ uy quyền trí tuệ—là cái tiết lộ cả sức mạnh và sự bấp bênh của các ý tưởng và các nhà tư tưởng bên trong thế giới tàn nhẫn của chính trị.

Khả năng của một nhà tư tưởng với tư cách cố vấn và, vì thế, của nhà cai trị ẩn náu không chỉ tiết lộ các khía cạnh quan trọng của bản thân Vương mà cũng cho những sự nhìn thấu có giá trị vào hoàn cảnh độc nhất của Trung Quốc đương đại mà có thể làm cho thích nghi một chức vụ như vậy.[65] Chỉ trong hoàn cảnh không thông thường như vậy, đặc biệt trong thời đại của việc đặt các nền móng, của các khủng hoảng và các quá độ chuyển đổi, mà các cố vấn có thể có quyền lực như vậy. Rằng tất cả ba lãnh tụ gần đây đã cần đến lời chỉ bảo của Vương gợi ý rằng có các vấn đề sâu sắc đối mặt Trung Quốc đương đại mà không đơn thuần mang tính kỹ thuật hay quan liêu. Đóng góp của Vương cho ‘các biểu ngữ’ đơn giản là sự thể hiện bên ngoài của các cuộc đấu tranh kiến tạo (tectonic) về chiều hướng tương lai Trung Quốc phải theo mà không gây nguy hại cho an ninh và sự ổn định cơ bản của nó. Nói cách khác, các cuộc đấu tranh cho tính chính đáng do ‘ba khủng hoảng niềm tin’ mà đã trao uy quyền chưa từng có cho các nhà tư tưởng cũng là bằng chứng không thể chối cãi về các vấn đề cơ bản và các thách thức kinh khủng đối mặt với đất nước. Chính ảnh hưởng và uy quyền của Vương Hỗ Ninh vì thế trùng với sự bất ổn định và tính bấp bênh của Trung Quốc đương đại, và một sự không chắc chắn sâu sắc của cái là ‘Giấc Mộng Trung Hoa’.

Tuyên bố công khai

Không xung đột lợi ích tiềm tàng nào được các tác giả báo cáo.

Ghi chú về các tác giả

Haig Patapan là Giám đốc của Trung Tâm Cai quản và Chính sách Công (Centre for Governance and Public Policy), Đại học Griffith. Các quan tâm nghiên cứu của ông là về lý thuyết và thực hành dân chủ, triết học chính trị, sự lãnh đạo chính trị và chủ nghĩa hiến pháp so sánh.

Yi Wang là Giảng viên cấp Cao, Đại học Griffith, dạy và nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế, báo chí và dịch thuật. Trước ông đã làm việc như một nhà ngoại giao (Bắc Kinh), nhà sản xuất (BBC, London) và trong vai trò lãnh đạo (SBS, Melbourne). Cuốn sách mới nhất của ông là Australia–China Relations post 1949: Sixty Years of Trade và Politics (Routledge, 2012).



[1] Về tổ tiên của Vương, xem, chẳng hạn, JunJian, ‘Boshishengdaoshi Wanghuningjiaoshou’ [‘phD supervisor professor Wanghuning’], Fudan Xuebao (Shehui Kexue Ban) [Fudan Journal (Social Sciences edition)], (25 may 1994). Phải lưu ý rằng hầu hết tư liệu về cuộc sống ban đầu của ông không có sẵn bằng tiếng Anh và khó để tìm trong bất cứ một chỗ nào trong các xuất bản phẩm tiếng Trung. Cho một khảo sát ngắn bằng tiếng Anh về sự nghiệp của Vương, đăc biệt sự học rộng của ông trước khi ông chuyển về Bắc Kinh trong 1995, xem Joseph Fewsmith, China since Tiananmen: The Politics of Transition (Cambridge: Cambridge University Press, 2008), pp. 95–100.

[2] Vào khoảng thời gian này, trong 1965, khi Hỗ Ninh vừa mới mười tuổi, mẹ ông đã bị ốm nặng và phải vào bệnh viện gần 20 lần. Hỗ Ninh đã cùng anh chị em mình lo cho bà. Xem: Hao Chen và Ge Wang, ‘houlaizhe jushang: ji fudan daxue zui nianqing fu jiaoshou Wang Huning’ [‘Những người đến sau xuất chúng: về phó giáo sư Vương Hỗ Ninh của Đại học Phúc Đán’], Zhongguo Gaodeng Jiaoyu [China Higher Education], (28 September 1986), p. 20.

[3] Ibid., p. 20

[4] Zhou Xiao, ‘Guozheng wendan Wang Huning’ [‘Cây bút bậc Thầy về chính trị quốc tế Vương Hỗ Ninh’], Huaren Shikan [Chinese Times], (1 august 2003), p. 28.

[5] Jun Zhou, ‘Wang Huning: cong qingnian xuezhe dao gaoceng zhinang’ [‘Vương Hỗ Ninh: từ học giả trẻ đến cố vấn chóp bu’], Shiji Xing [Centennial Journey], (1 march 2002), p. 32.

[6] Hong Xiao, ‘hongqiang zhinang Wang Huning’ [‘Vương Hỗ Ninh: cố vấn đằng sau các bức tường đỏ’], Dong Nan Xi Bei [Bốn Phương], (15 august 2013), p. 18.

[7] Hong Xiao, ‘Cong xuezhe zouru juece ceng’ [‘từ học giả đến người ra quyết định’], Jin Qiu [Thu Vàng], (1 July 2014), p. 14.

[8] Chen and Wang, ‘houlaizhe jushang’, p. 21.

[9] Xiao, ‘Guozheng wendan Wang Huning’, pp. 28–29; Feng Jiang, ‘Wang Huning fandui Wang Huning’ [‘Vương Hỗ Ninh chống lại Vương Hỗ Ninh’], bài báo online của cựu sinh viên Phúc Đán, 2008, sẵn có tại: https://blog.sina.com.cn/s/blog_4b11fbbd01009xw7.html (accessed 5 June 2016).

[10] Xiao, ‘Guozheng wendan Wang Huning’, p. 28.

[11] Chen and Wang, ‘houlaizhe jushang’, pp. 23–24.

[12] Xiao, ‘hongqiang zhinang Wang Huning’, p. 19.

[13] Các công trình này gồm các sách do mình ông làm tác giả Chủ quyền Quốc gia (1987), Phân tích Chính trị So sánh (1987), Một Phân tích về Khoa học Chính trị Đương đại ở Phương Tây (1988), Phân tích Sinh thái học của Chính quyền (1989), Chống tham nhũng: Thí nghiệm của Trung Quốc (1990), Mỹ chống lại Mỹ (1991), Văn hoá Phe cánh Làng xã ở Trung Quốc Đương đại: Một sự Thẩm vấn và Hiện đại hoá của Xã hội Trung Quốc (1991) và Cuộc đời của một nhà Khoa học Chính trị (1995); các sách do ông làm đồng tác giả và biên tập Khoa học Chính trị Đại cương (1986), Một Dẫn nhập cho Nghiên cứu Hành chính (1988), Tham nhũng và Chống-Tham nhũng: Nghiên cứu Hải ngoại về các Vấn đề Tham nhũng trong Thời Đương Đại (1990), Chiến tranh Ngôn từ ở Singapore (1993) và Logic của Chính trị: Các Nguyên lý Marxist của Khoa học Chính trị (1994). Ông cũng đã dịch, với các đồng nghiệp cuốn Modern Political Analysis (1963) của Robert Dahl và cuốn Les etapes de la pensee sociologique (1967) của Raymond Aron, với các cuốn sách dịch được xuất bản trong năm 1987 và 1988, một cách tương ứng. Nhiều bài báo của ông đã xuất hiện cả trong các tạp chí học thuật lẫn trên báo chí nói chung, với một số bài được tuyển thành một tập được xuất bản trong 1989.

[14] Xia Xiao, ‘Dulingfengsao de xuezhe Wang Huning’ [‘Học giả hàng đầu Vương Hỗ Ninh’], Juece yu Xinxi [Decision and Information], (15 July 2001), p. 39.

[15] Xiaoxia Chen, ‘Wang Huning: xuezhe congzheng de dianfan’ [‘Vương Hỗ Ninh: thí dụ về học giả bước vào chính trị’], Lingdao Kexue [Leadership Science], (16 february 2003), p. 23.

[16] Qing tian, ‘hongqiang zhinang Wang Huning’ [‘Cố vấn tường-đỏ Vương Hỗ Ninh’], Renmin Wenzhai [People’s Digest], (1 December 2011), p. 5; Xiao, ‘Dulingfengsao de xuezhe Wang Huning’, p. 39.

[17] Xiao, ‘Dulingfengsao de xuezhe Wang Huning’, p. 40.

[18] Tian, ‘hongqiang zhinang Wang Huning’, p. 5; Xiao, ‘Cong xuezhe zouru juece ceng’, p. 16.

[19] Xem chú thích 12. [Vì bài báo được viết trước Đại hội 19 và được đăng lên ngày 20-10-2017 khi Đại hội đang diễn ra, năm ngày trước khi Vương lọt vào vị trí thứ 5 trong Thường vụ BCT gồm 7 người, ông thực sự trở thành “nhà cai trị” không ẩn náu; chú thêm của người dịch Nguyễn Quang A.]

[20] Ibid., p. 19.

[21] Qingtao Su, ‘lengmian Wang Huning: cong xuezhe dao hongqiang diyi zhinang’ [‘Vương Hỗ Ninh Bộ mặt Lễ phép: từ học giả đến cố vấn chóp bu’], Xin Chengxiang [New Town and Country], (1 march 2014), p. 53.

[22] Edward Wong, ‘Xi Jinping’s inner circle offers cold shoulder to Western officials’, New York Times, (25 September 2015), available at: https://www.nytimes.com/2015/09/26/world/asia/xi-jinping-china-president-inner-circle-western-officials.html (accessed 5 June 2016).

[23] Về một tổng quan về sự học rộng xem Edward Gu and Merle Goldman,‘introduction: the transformation of the relationship between Chinese intellectuals and the state’, trong Merle Goldman and Edward Gu, eds, Chinese Intellectuals Between State and Market (abingdon: routledge, 2004), pp. 1–18; Hao Zhidong, Intellectuals at a Crossroads: The Changing Politics of China’s Knowledge Workers (New York: State University of New York Press, 2003), pp. 1–50.

[24] Shiping hua, ‘one servant, two masters: the dilemma of Chinese establishment intellectuals’, Modern China 20(1), (1994), pp. 92–121; Peter R. Moody, Opposition and Dissent in Contemporary China (Stanford, Ca: Hoover Institution Press, 1977); Ka-ho mok, ‘the changing relationship between the state and the intellectuals in post-mao China’, trong Intellectuals and the State in Post-Mao China (Basingstoke: Macmillan Press, 1998), pp. 171–203; Carol Lee Hamrin and Timothy Cheek, China’s Establishment Intellectuals (New York: m.e. Sharpe, 1986), pp. 13–15.

[25] Trung Quốc đã không có ‘các trí thức công cộng’. Vai trò của shi-sĩ đã được biết bởi các trường phái tư tưởng khác nhau, kể cả Khổng giáo, các pháp gia (Han Feizi-Hàn Phi Tử) và Đạo giáo (Lao Tsu-Lão Tử), tất cả họ đã ganh đua vì quyền lực trong thời kỳ Xuân-Thu và Chiến Quốc (chun-qiu-zhan-guo) (770–221 BCe).

[26] Xem trong ngữ cảnh này sự đóng góp của Mạnh tử-Mencius (c. 390–305 BCe), Tuân Tử-Hsun-tzu (c. 312–236 BCe) và các diễn giải siêu hình tân-Khổng giáo trong thời Nhà Đường và Nhà Tống. Về ‘Khổng giáo mới’ đương đại, xem, Jerome B. Greider, Intellectuals and the State in Modern China: A Narrative History (New York: the Free Press, 1981); Jesús Solé-farràs, New Confucianism in Twenty- First Century China: The Construction of a Discourse (Abingdon: Routledge, 2014). Về sự lên của ‘học giả-quan chức’ xem John W. Dardess, Confucianism and Autocracy: Professional Elites in the Founding of the Ming Dynasty (Berkeley, CA: University of California Press, 1983); Benjamin A. Elman,‘The failures of contemporary Chinese intellectual history’, Eighteenth-Century Studies 43(3), (2010), pp. 371–391.

[27] Các tấm gương lớn đã là Hải Thuỵ (Hai Rui), người đã mang quan tài của mình cùng ông khi quở trách một hoàng đế nhà Minh lạm dụng, và Khuất Nguyên (Qu Yuan) (200 BC) người đã gieo mình xuống sông tự vẫn khi nhà vua bỏ qua lời khuyên của ông. Nói chung xem Merle Goldman, ‘Confucian influence on intellectuals in the people’s republic of China’, trong William Theodore de Bary and Tu Weiming, eds, Confucianism and Human Rights (New York: Columbia University Press), p. 264; Greider, Intellectuals and the State in Modern China; Joseph Fewsmith, State and intellectuals at the turn of the century’, trong China since Tiananmen, p. 15.

[28] Như Boggs lưu ý, ‘truyền thống marxist đã vật lộn với mâu thuẫn giữa một bản sắc lý luận có gốc rễ trong tầm nhìn về sự tự giải phóng vô sản và thực tế chính trị về một phong trào bị chi phối bởi các trí thức’. Xem Carl Boggs, ‘Marxism and the role of intellectuals’, New Political Science 1(2–3), (1979), p. 7. Xem cả Ron Eyerman, ‘Intellectuals and progress: the origins, decline, and revival of a critical group’, trong Jeffrey C. Alexander and Piotr Sztompka, eds, Rethinking Progress: Movements, Forces, and Ideas at the End of the 20th Century (Routledge: Abingdon, 2002), pp. 91–105; Jean-Philippe Béja, ‘The role of intellectuals in the reform process’, Contemporary Chinese Thought 34(4), (2003), pp. 8–26.

[29] Như Bonnin và Chevrier lưu ý, tính bấp bênh của họ đã là do sự thực rằng họ đã không là giai cấp lao động cũng chẳng là tiên phong cách mạng. Xem Michel Bonnin and Yves Chevrier, ‘The intellectual and the state: social dynamics of intellectual autonomy during the post-mao era’, The China Quarterly 127, (1991), p. 571.

[30] Xem nói chung Ibid., pp. 572ff; Goldman, ‘Confucian influence on intellectuals in the people’s republic of China’.

[31] Xem Judith Shapiro, ‘Bitter love: Chinese intellectuals and the state’, trong Vladimir Tismaneanu and Judith Shapiro, eds, Debates on the Future of Communism (New York: Palgrave Macmillan, 1991), p. 202.

[32] Xem Béja, ‘the role of intellectuals in the reform process’, p. 13; Carol Lee Hamrin, ‘Conclusion: new trends under Deng Xiaoping and his successors’, trong Merle Goldman, Timothy Cheek and Carol Lee Hamrin, eds, China’s Intellectuals and the State: In Search of a New Relationship (Harvard: Harvard University Asia Center, 1987), pp. 275–306.

[33] Gợi ý rằng chu kỳ fang-shou (phóng-thu) là ít nghiêm ngặt hơn. Bonnin và Chevrier lưu ý vụ Bai Hua (Bạch Hoa) trong năm 1981, chiến dịch chống lại sự tham nhũng tinh thần trong 1983, chủ nghĩa khai phóng tư sản trong 1987 và Chiến dịch Song Bách trong 1986. Xem Bonnin and Chevrier, ‘The intellectual and the state’, p. 577; Vera Schwarcz, The Chinese Enlightenment: Intellectuals and the Legacy of the May Fourth Movement of 1919 (Berkeley, Ca: University of California Press, 1986).

[34] Xem U. Eddy, ‘The making of Chinese intellectuals: representations and organization in the thought reform Campaign’, The China Quarterly 192, (December 2007), pp. 971-989; Gloria Davies, ‘Anticipating community, producing dissent: the politics of recent Chinese intellectual praxis’, China Review 2(2), (2002), pp. 1–35; Maurizio Marinelli, ‘On the public commitment of intellectuals in late socialist China’, Theory and Society 41(5), (2012), pp. 425–449; Timothy Cheek, ‘Xu Jilin and the thought work of China’s public intellectuals’, The China Quarterly 186, (2006), pp. 401–420.

[35] Shufang Wu, ‘politicisation and de-politicisation of Confucianism in contemporary China: a review of intellectuals’, Issues & Studies 51(3), (2015), p. 167.

[36] Ibid., p. 168.

[37] Tiêu điểm đương thời ở Trung Quốc đã là về ‘trí thức công cộng’ bất đồng chính kiến và không biết họ có suy sụp không, xem Marinelli, ‘On the public commitment of intellectuals’; Jilin Xu, ‘The fate of an enlightenment: twenty years in the Chinese intellectual sphere (1978–1998)’, trong Goldman and Gu, eds, Chinese Intellectuals Between State and Market, pp. 183–213. Tuy nhiên, đã có ít sự chú ý hơn đến vai trò của cố vấn, trí thức ‘quan phương’ hay trong cuộc, như Vương đã là, và mức độ của ảnh hưởng của họ.

[38] Những sách này chỉ có sẵn bằng tiếng Hoa, vài trong số chúng được liệt kê trong chú thích số 13.

[39] Huning Wang, Guojia Zhuquan [State/National Sovereignty] (Beijing: people’s publishing, 1987).

[40] Khái niệm cổ điển Trung hoa về zhuquan (chủ quyền) thường dẫn chiếu đến quyền lực của quốc vương, nhưng muộn hơn đã được chấp nhận bởi dịch giả bậc thầy, Yan Fu, như từ tiếng Hoa tương đương cho sovereignty khi dịch Spirit of the Laws của Montesquieu (Wang, Guojia Zhuquan, pp. 1–5).

[41] Wang, Guojia Zhuquan, pp. 1–19.

[42] Ibid., pp. 20–122.

[43] Ibid., pp. 106–122.

[44] Huning Wang, Bijiao Zhengzhi Fenxi [Phân tích Chính trị So sánh] (Shangai: Shagai People’s Publishing House, 1987). Xem Kuide Chen, ‘Zhengzhi wenhua yu bijiao zhengzhixue: du Wang Huning bijiao zhengzhi fenxi’ [‘Văn hoá chính trị và chính trị học so sánh: về Phân tích Chính trị So sánh của Vương Hỗ Ninh’], Dushu [Reading], (4 January 1987), pp. 29–37 cho một bài phê bình Trung Quốc về cuốn sách.

[45] Wang, Bijiao Zhengzhi Fenxi, pp. 1–2.

[46] Ibid., pp. 1–33.

[47] Ibid., p. 28.

[48] Ibid., pp. 34–296, 297–324.

[49] Huning Wang, Wang Huning Ji [Một Tuyển tập các Tiểu luận của Vương Hỗ Ninh] (Harbin: Heilongjiang Education Press, 1989). Xem Fewsmith, China since Tiananmen, p. 97, ông nhận xét: ‘Nhìn chung, các tiểu luận của Vương kết hợp một sự hiểu hầu như Parsonian về cách mà trong đó mọi thứ được kết nối với mọi thứ khác với một sự hiểu biết Huntingtonian về sự cần thiết để xây dựng các định chế và duy trì sự ổn định thông qua một chính phủ mạnh trong một thời kỳ chuyển đổi (quá độ) dài’.

[50] Wang, Wang Huning Ji, p. 1.

[51] Ibid., p. 2.

[52] Ibid., pp. 165–313.

[53] Ibid., pp. 1–161.

[54] Xiao, ‘Dulingfengsao de xuezhe Wang Huning’, p. 39.

[55] Qiu Kaiming, ‘Phóng vấn Vương Hỗ Ninh’, Shehui Zhuyi Yanjiu [Socialist Studies] no. 6, (27 December 1989), pp. 33–36.

[56] Vào lúc ông chuyển lên Beijing trong 1995, Vương đã công bố gần 20 cuốn sách và 200 bài báo, phủ một dải rộng đề tài.

[57] Tuy vậy, lưu ý sự gợi ý rằng sự lên của ông không chỉ nhờ các mối quan hệ Thượng Hải của ông, mà qua bà vợ đầu tiên của ông Zhou Qi, mà cha của bà Zhou Jirong là một nhà nghiên cứu cấp cao trong Viện các Mối Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, gắn với cục tình báo bí mật của Trung Quốc (Zhou, ‘Wang Huning: cong qingnian xuezhe dao gaoceng zhinang’, p. 32; Renyan Su, ‘Wang Huning kao shenme qingyun zhishang’ [‘Cái gì ở đằng sau sự lên như sao băng của Vương Hỗ Ninh’], Kaifang Zazhi [Open Magazine], (June 2013), available at: https://blog.boxun.com/hero/201306/cba5959/6_1.shtml (accessed 5 June 2016).

[58] Wang, Wang Huning Ji, p. 2.

[59] Vai trò của Vương như trí tuệ bậc thầy đã được thừa nhận rộng rãi trong báo chí Trung Quốc, kể cả các báo được liên kết trực tiếp với các báo chính thống, như People’s Digest, một chi nhánh của Nhân dân Nhật báo. Xem, chẳng hạn, Tian, ‘Hongqiang zhinang Wang Huning’, p. 4 và Su, ‘Lengmian Wang Huning’, p. 51.

[60] Xem, thí dụ, bình luận của nhà nghiên cứu của đảng Teng Wensheng rằng ‘ba đại diện’ đã được phát triển bởi Giang trong sự phối hợp với cố vấn chính của ông Zeng Qinghong và Vương, được trích trong Robert Lawrence Kuhn, How China’s Leaders Think (Singapore: John Wiley and Sons, 2011), p. 106. Cho các dẫn chiếu cụ thể khác đến Vương và những đóng góp của ông xem Zhiyue Bo, ‘Hồ Cẩm Đào và hệ tư tư tưởng của ĐCSTQ: một viễn cảnh lịch sử’, Journal of Chinese Political Science 9(2), (2004), p. 36, fn 87; Barthélémy Courmont, ‘What implications for Chinese soft power: charm offensive or new hegemony?’, Pacific Focus 28(3), (2013), pp. 345–347; Kingsley Edney, ‘Soft power and the Chinese propaganda system’, Journal of Contemporary China 21(78), (2012), pp. 901, 908; Joseph Fewsmith, ‘China in 2007: the politics of leadership transition’, Asian Survey 48(1), (2008), pp. 91, 93; Terry Flew,‘Evaluating China’s aspirations for cultural soft power in a post-globalisation era’, Media International Australia 159(1), (2016), pp. 33–34; Anja Lahtinen, ‘China’s soft power: challenges of Confucianism and Confucius institutes’, Journal of Comparative Asian Development 14(2), (2015), p. 206; Peter M. Kristensen and Ras T. Nielsen, ‘Constructing a Chinese international relations theory: a sociological approach to intellectual innovation’, International Political Sociology 7(1), (2013), pp. 38–39; Linda Jakobson and Ryan Manuel, ‘How are foreign policy decisions made in China?’, Asia & the Pacific Policy Studies 3(1), (2016), p. 103; Cheng Li, ‘China’s fifth generation: is diversity a source of strength or weakness?’, Asia Policy 6(1), (2008), pp. 53–93; Cheng Li, ‘The Chinese Communist party: recruiting and controlling the new elites’, Journal of Current Chinese Affairs 38(3), (2009), pp. 13–33; Kalpana Misra, ‘Neo-left and neo-right in post-tiananmen China’, Asian Survey 43(5), (2003), p. 738; David Shambaugh, ‘The dynamics of elite politics during the Jiang era’, The China Journal 45, (2001), p. 105; Jeanne L. Wilson, ‘Soft power: a comparison of discourse and practice in russia and China’, Europe-Asia Studies 67(8), (2015), pp. 1,173–1,177.

[61] Vè học vấn, xem Joseph Fewsmith, ‘Studying the three represents’, China Leadership Monitor 8(1), (2003), pp. 1–11; Manoranjan Mohanty, ‘Three represents: ideology of the fourth generation’, China Report 39(2), (2003), pp. 237–245; Xianlin Song, ‘Signs of the times: the discourse of “three represents” and globalisation’, East Asia 22(3), (2005), pp. 25–40.

[62] Về ‘xã hội hài hoà’ xem John Delury, ‘Harmonious in China’, Policy Review 148, (2008), pp. 35–44; Heike Holbig, ‘Remaking the CCP’s ideology: determinants, progress, and limits under Hu Jintao’, Journal of Current Chinese Affairs 38(3), (2009), pp. 35–61; Yongnian Zheng, ‘“Harmonious Society” and “Harmonious World”: China’s policy discourse under Hu Jintao’, briefing series, no. 26, China policy institute, University of Nottingham, october 2007.

[63] Xem William A. Callahan, ‘Identity and security in China: the negative soft power of the China Dream’, Politics 35(3–4), (2015), pp. 216–229; Michael X.Y. Feng,‘The “Chinese Dream” deconstructed: values and institutions’, Journal of Chinese Political Science 20(2), (2015), pp. 163–183; Peter Ferdinand, ‘Westward ho—the China Dream and “one belt, one road”: Chinese foreign policy under Xi Jinping’, International Affairs 92(4), (2016), pp. 941–957; Zheng Wang, ‘The Chinese Dream: concept and context’, Journal of Chinese Political Science 19(1), (2014), pp. 1–13.

[64] Có một truyền thống dài về nhà tư tưởng/triết gia người khuyên răn các lãnh đạo chính trị và bằng cách làm vậy một cách tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo ẩn náu: xem Plato’s Laws; Xenophon’s Hiero; Machiavelli’s The Prince; Rousseau’s Discourse on Political Economy. Sự căng thẳng tiềm tàng giữa các cố vấn và các lãnh tụ được tóm tắt một cách thú vị trong The Prince của Machiavelli (ch. 19), khi ông tuyên bố: ‘vì đây là một quy tắc chung chẳng bao giờ sai: rằng một hoàng tử người không khôn ngoan tự mình thì không thể được khuyên bảo tốt, trừ phi quả thực tình cờ ông ta phải chịu phục tùng một mình một người để chi phối ông ta trong mọi thứ, mà là một người rất cẩn thận. Trong trường hợp này ông ta có thể may mắn, nhưng nó sẽ không kéo dài bởi vì kẻ thống trị trong thời gian ngắn sẽ lấy đi nhà nước của ông ta’ (ch. 19, p. 95).

[65] Về nghiên cứu hàn lâm trước khảo sát các trí thức công cộng, với các sự nhìn thấu vào hoàn cảnh chính trị và lịch sử, xem Hao Chang, Chinese Intellectuals in Crisis: Search for Order and Meaning (Berkeley, CA: University of California Press, 1987).

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire