Trang

12/01/2018

Tuyên bố của chính phủ Đức về phiên tòa xử án Trịnh Xuân Thanh


09/01/2018 - Sau cuộc họp báo ngày 08/01/2018 của phát ngôn viên Steffen Seibert tại Sở Báo chí Liên bang ở Berlin, chính phủ liên bang Đức đã ra tuyên bố trong cùng ngày với nội dung như sau (bản dịch của DĐVN21):
 
 - Bắt cóc là phá vỡ sự tín nhiệm
- Tổng công tố viên Liên bang điều tra
- Sự tín nhiệm giữa hai chính phủ bị tổn hại


 Xử án tham nhũng tại Việt Nam - Bắt cóc là phá vỡ sự tín nhiệm

Tại Hà Nội, vụ án tham nhũng xử Trịnh Xuân Thành - một doanh nhân Việt Nam bị bắt cóc từ Đức vào tháng 8 năm 2017 - đã bắt đầu. Việc bắt cóc trên đất Đức là sự việc không thể chấp nhận và đã làm tổn hại sự tín nhiệm giữa Việt Nam và Đức, phát ngôn viên chính phủ Seibert nói.

Phiên tòa xét xử vụ tham nhũng của doanh nhân Việt Nam Trịnh Xuân Thành, người bị bắt cóc từ Đức, đã bắt đầu ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Chính phủ liên bang đòi hỏi một vụ xử theo thủ tục pháp quyền cho ông Trịnh, bao gồm các nhà quan sát quốc tế. Phát ngôn viên chính phủ Steffen Seibert tuyên bố hôm thứ hai trong cuộc họp báo của chính phủ.

Đại diện của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã được thừa nhận làm quan sát viên tại phiên tòa, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao tường thuật.

Trịnh Xuân Thành bị cáo buộc đã lạm dụng hơn 50 triệu euro khi làm chủ tịch công ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PetroVietnam Construction - một hãng con của PetroVietnam. Nếu bị kết tội ông Thanh 52 tuổi có thể bị án tử hình.

Tổng công tố viên Liên bang điều tra

Ông Trịnh đã mất tích trong tình huống bí ẩn ở Berlin vào mùa hè năm ngoái, nơi ông ta đã nộp đơn xin tị nạn. Chính phủ liên bang tin chắc rằng ông ta bị mật vụ Việt Nam bắt cóc. Đã có những bằng chứng rõ ràng về vụ bắt cóc này. Ngày 10 tháng 8 năm 2017 tổng công tố viên Liên bang đã khởi sự điều tra. Việc này chưa kết thúc.

Hệ quả đầu tiên là Bộ Ngoại giao đã trục xuất nhân viên trưởng tình báo tại đại sứ quán Việt Nam và một quan chức khác của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. Quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam đã tạm thời bị đình chỉ.

Sự tín nhiệm giữa hai chính phủ bị tổn hại

Việc bắt cóc công dân Việt Nam họ Trịnh trên đất Đức là một sự vi phạm pháp luật không thể chấp nhận, phát ngôn viên chính phủ Seibert nhấn mạnh. "Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng nó làm mất sự tín nhiệm giữa hai chính phủ và rằng diều cần thiết là Việt Nam cần phải hành động để phục hồi sự tín nhiệm đó."








Korruptionsprozess in Vietnam

Entführung ist Vertrauensbruch

In Hanoi hat der Korruptionsprozess gegen Trinh Xuan Thanh begonnen - einen vietnamesischen Geschäftsmann, der im August 2017 aus Deutschland entführt worden war. Die Entführung auf deutschem Boden sei inakzeptabel und habe das Vertrauen zwischen Vietnam und Deutschland gestört, so Regierungssprecher Seibert.

In Vietnams Hauptstadt Hanoi hat der Korruptionsprozess gegen den aus Deutschland entführten vietnamesischen Geschäftsmann Trinh Xuan Thanh begonnen. Die Bundesregierung fordert ein rechtsstaatliches Verfahren für Trinh, das internationale Beobachter einschließt. Das sagte Regierungssprecher Steffen Seibert am Montag in der Regierungspressekonferenz.

Vertreter der deutschen Botschaft in Hanoi waren zum Prozessauftakt als Beobachter zugelassen, berichtete ein Sprecher des Auswärtigen Amtes.

Trinh Xuan Thanh wird zur Last gelegt, als Chef des Baukonzerns PetroVietnam Construction - einer Tochter von PetroVietnam - umgerechnet mehr als 50 Millionen Euro zweckentfremdet zu haben. Bei einer Verurteilung droht dem 52-Jährigen die Todesstrafe.

Generalbundesanwalt ermittelt

Trinh war im vergangenen Sommer unter rätselhaften Umständen aus Berlin verschwunden, wo er sich um Asyl bemüht hatte. Die Bundesregierung ist überzeugt, dass er vom vietnamesischen Geheimdienst entführt wurde. Für diese Entführung gibt es klare Belege. Der Generalbundesanwalt hat am 10. August 2017 die Ermittlungen übernommen. Diese sind noch nicht abgeschlossen.

Als erste Konsequenz hat das Auswärtige Amt den nachrichtendienstlichen Leiter an der vietnamesischen Botschaft sowie einen weiteren vietnamesischen Botschaftsangehörigen aus Deutschland ausgewiesen. Die strategische Partnerschaft mit Vietnam wurde vorübergehend ausgesetzt.

Vertrauen zwischen Regierungen gestört

Die Entführung des vietnamesischen Staatsangehörigen Trinh auf deutschem Boden sei ein inakzeptabler Rechtsbruch gewesen, betonte Regierungssprecher Seibert. "Wir haben sehr klar gesagt, dass dadurch auch das Vertrauen zwischen unseren beiden Regierungen gestört ist und dass es notwendig ist, dass Vietnam handelt, um dieses Vertrauen wieder herzustellen."

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire