Tô Văn Trường
Tô Văn Trường: "Không thể cải cách kinh tế nếu không cải cách chính trị. Chính trị với
quyền lực có khả năng kiểm soát lẫn nhau mới có thể ngăn cản được tham nhũng,
và kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép."
Nền kinh tế Việt nam ngày càng rơi vào nợ
nần, đầu tư thì dựa vào doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài. Ở đây, tôi chỉ nói
đến nợ nước ngoài, không nói đến nợ trong nước của doanh nghiệp nhà nước mặc dù
nó còn lớn hơn nhiều.
Nói đến nợ nước ngoài, không thể không nói
đến FDI vì nó cũng là hình thức nợ. Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, tính FDI đến
thời điểm cuối 2017 theo thời giá đã lên đến ít nhất 130 tỷ US cộng lại giá
trên sổ sách từ 1990 đến nay là 170 tỷ. Nếu tính theo lợi nhuận là 13% và thuế
là 8% lợi nhuận (theo như các năm trước) thì tiền chuyển ra nước ngoài là 15 tỷ
US.
Về nợ nước ngoài của Chính phủ và Chính
phủ bảo lãnh nếu tính theo tốc độ tăng thấp hơn trung bình của năm 2015 (9.7%)
thì nợ nước ngoài năm 2017 là 124.7 tỷ và tiền trả nợ hàng năm là 24 tỷ US:
Nợ %tăng Trả nợ %tăng
2011 52.5 13.9
2012 61.4 0.16952 16.5 0.1871
2013 72.3 0.17752 18.8 0.1394
2014 85.9 0.18811 19.8 0.0532
2015 94.3 0.09779 20.8 0.0505
Tăng trung bình 0.16 0.11
2015 103.52 21.85
2016 113.64 22.95
2017 124.76 24.11
Như vậy, cộng tiền trả nợ nước ngoài của
Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh và tiền lãi FDI đưa ra khỏi nước thì tổng số
lên tới 39 tỷ đô la, bằng gần 18% GDP. Đó là chưa kể nợ nước ngoài của Doanh
nghiệp nhà nước không được bảo lãnh. Tỷ lệ này tiếp tục tăng vì chính sách hiện
nay là dựa vào nợ nước ngoài và FDI.
Tuy nhiên, nợ nước ngoài và FDI chủ yếu là
nhập công nghệ lỗi thời, phát triển hướng vào công nghiệp lạc hậu.
Nếu coi kế hoạch phát triển ngành điện
được Thủ tướng thông qua thì biết ngay 56% là dựa vào than, còn điện tái tạo
không đáng kể. Nhiều nước đã tính tới phát triển nguồn điện từ LNG (nhập
từ Úc) VN đã không tính tới. Hiện nay,
chỉ có 1 công ty điện than duy nhất do Mỹ đầu tư ở Mông Dương là có công nghệ
mới, còn toàn bộ điện than là từ TQ.
Tại sao chỉ nghĩ đến nhiệt điện than và công nghệ lạc hậu của Trung Quốc?
Nếu xem kỹ các biểu đồ của eia dưới đây,
chúng ta nhận thấy Việt nam đi sau Trung Quốc và trình độ công nghệ kém họ thì
đương nhiên các chỉ số phải kém họ. Tuy nhiên, trong hành trình phát triển của
đa số các nền kinh tế thì đều có giai đoạn tăng trưởng điện mạnh hơi đột
biến để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Khi đó phát triển điện cần
đi trước so với phát triển kinh tế một bước để làm tiền đề. Tuy nhiên, đó là
quá khứ khi các bài toán về năng lượng tái tạo và các loại hình công nghệ tiết
kiệm năng lượng chưa đặt ra và hình thành công thức như vậy.
Việt Nam phần nào đi theo cái vết xe đổ đó. Ngày nay, sự phát triển kinh tế có nhiều con đường đa dạng hơn như thông qua phát triển du lịch, phát triển công nghệ cao, lựa chọn hình thức phát triển phù hợp với sự tôn trọng môi trường tốt thì chúng ta sẽ không phải dẫm vào vết xe đổ với nhu cầu năng lượng tăng lớn như vậy.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế tất yếu dẫn đến tăng nhu cầu điện cho các
yêu cầu tăng thêm về:
- Giao thông vận tải dùng điện.
- Nhu cầu thông gió điều hòa không khí
tăng lên đột biến khi nhà ai cũng phải có điều hòa.
- Nhu cầu cho công nghiệp sản xuất chế biến hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu
và tiêu dùng trong nước vv…
Với nhu cầu về điện tăng lên cao như vậy,
chúng ta có thêm lựa chọn về năng lượng tái tạo nhưng không thể nhiều như dân
ta kỳ vọng. Tiết kiệm năng lượng không thể tốt nếu giá điện cứ giữ ở mức thấp.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường và kém hiệu quả của nhiệt điện than công nghệ Trung
Quốc là có thật bởi lẽ sự tăng trưởng nhiệt điện than của ta trùng với chính
sách giảm nhiệt điện than của Trung Quốc và đồ “đồng nát” của Trung Quốc có cơ
hội đẩy sang Việt nam để giảm chi phí đầu tư.
Thực ra, khi chúng ta có nhu cầu tăng nhiệt
điện than lớn như vậy là chúng ta có cơ hội cho việc phát triển ngành cơ khí
hướng tới công nghiệp nặng bởi lẽ nhiều nhà máy cơ khí lớn ở Nga phục vụ cho
phát triển điện trước đây không có việc làm. Ta có thể đẩy mạnh được ngành cơ
khí để có thể chế tạo được các thiết bị cơ khí lớn siêu trường, siêu trọng phục
vụ cho việc sử dụng, bảo dưỡng, lắp mới các bộ phận của nhà máy nhiệt điện.
Tuy nhiên, chúng ta không làm được như vậy
mà đi theo phương hướng mua và nhận chuyển giao công nghệ nước ngoài. Điều này
dẫn đến tương lai của sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong quá trình sửa chữa, bảo
dưỡng, thay thế trang thiết bị nhiệt điện.
Hệ số đàn hồi điện/GDP của Việt Nam luôn ở
mức cao từ 1,6 đến 2,0 trong khi tại nhiều nước trên thế giới con số này là
dưới 1,0. Hệ số đàn hồi cao này của Việt Nam phản ảnh việc sử dụng điện quá
nhiều vì giá điện thấp như công nghiệp thép, xi măng,... chính sách tiết kiệm
điện chưa đi vào thực tiễn.
Chính sách phát triển kinh tế của Nhật,
Hàn Quốc, và cả Trung Quốc là nhập công nghệ nước ngoài để học hỏi và tự tạo
công nghệ của chính mình, hướng vào xuất khẩu và bảo vệ thị trường nội địa
(ngăn cản FDI) kể cả bảo vệ mậu dịch. VN hướng vào việc để cho nước ngoài khai
thác thị trường dùng người Việt làm lao động cơ bắp rẻ tiền. Bây giờ, lại còn
mở cửa mấy tỉnh ở phía Bắc cho Trung Quốc tự do đi vào (kể cả ô tô Trung Quốc)
mà không cần Visa.?. Thông tin mới nhất của RFI Việt Nam lại phải dừng thêm một
dự án dầu khí (mỏ Cá Rồng đỏ ngoài khơi Vũng Tàu) do Trung Quốc gây sức ép. Với
tình hình như hiện nay, tương lai VN rồi sẽ ra sao?
Không thể cải cách kinh tế nếu không cải cách chính trị. Chính trị với
quyền lực có khả năng kiểm soát lẫn nhau mới có thể ngăn cản được tham nhũng,
và kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire