Trang

04/03/2018

Ý NGHĨA CỦA VIỆC “PHÓNG SINH”

 
Chủ tịch Trần Đại Quang bỏ tù dân nhưng thả … Chim


Chủ tịch Trần Đại Quang mở đầu cho “Mùa phóng sinh” năm nay, chắc là sôi động. Mình chợt nghĩ, giá Chủ tịch “phóng sinh” cho những “tù nhân lương tâm” thì phúc lớn quá. Nhưng thôi, đi tìm ý nghĩa của “phóng sinh” ra sao cũng bổ ích.
Trong vô số pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy, chỉ có phương pháp phóng sinhh là dễ thực hành nhất để trưởng dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Trong Luận Đại Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sanh là nặng nhất. 



Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Thế nào gọi là phóng sanh? Phóng sanh tức là nhìn thấy các loại chúng sanh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống”. Chú ý:

- Phóng sanh phải phát xuất từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi (như cầu sống thọ, cầu may mắn, giải trừ tật bệnh, cầu siêu…). Vì nếu không như vậy, việc phóng sanh tuy có tốt, nhưng công đức và phước báu chỉ là hữu lậu nhân thiên.

- Phóng sanh bằng cái tâm, chẳng cần được ai biết đến, chứ đừng theo phong trào, chạy theo chữ danh, muốn cho mọi người thấy để khen ngợi, để được tiếng tăm. Tâm từ bi mà không khởi sanh thì còn nói gì đến chuyện trưởng dưỡng.

- Phóng sanh là tự do, không phân biệt số lượng ít nhiều, lớn nhỏ, mắc rẻ, không chọn mua con này hay con kia để phóng sanh, vì chúng sanh đều bình đẳng cho nên đối tượng phóng sanh bao gồm tất cả chúng sanh, không chọn ngày giờ tốt xấu, không nên chờ dịp này hay dịp khác,…. Nên khi ta phát tâm thì liền thực hiện, tùy vào khả năng từ một, hai con đến muôn ngàn con phải lập tức cứu thoát chúng. Quan trọng là sự thành tâm, lòng từ bi của người phóng sanh chứ không phải là số lượng sinh vật được phóng sanh.

- Sau khi mua con vật để phóng sanh thì thả ngay càng nhanh càng tốt để chúng trở về môi trường sống tự nhiên, tự do thoải mái. Không nên chờ quý thầy chú nguyện rồi mới phóng sanh vì chúng ta phóng sanh từ lòng từ bi thì không thể nào nhẫn tâm nhìn thấy cảnh tượng “cá chậu, chim lồng”, tránh cho chúng phải chịu kéo dài nỗi khổ sợ hãi, ngột ngạt, tù túng vì bị giam cầm; có khi chúng phải mất mạng trước khi được ta phóng thích.

- Khi phóng sanh tránh trường hợp đặt hàng trước vì khi chúng ta đặt hàng thì người bán sẽ truy bắt các con vật và nhốt chúng vào lồng hay chậu để chờ tới ngày giao. Điều này khiến các con vật đang sống trong môi trường tự nhiên tự do, có thể bị thương, bị đói, bị chết do bị giăng bắt. Cần tránh trường hợp mình tạo nghiệp tốt mà đẩy người khác phạm vào nghiệp ác.
Chúng ta không nên mua chim phóng sanh hoặc các loài vật được mang đến bán trong chùa. Vì việc làm này vô tình tiếp tay cho những người ác tâm, lợi dụng lòng từ của Phật tử, chuyên đánh bắt một vài loại chim (sẻ, én) để phục vụ cho phóng sanh.

- Khi phóng sanh cần quan tâm đến môi trường sống của nó, thả chúng về đúng môi trường sống tự nhiên của nó, không nên mua cá nước ngọt mà thả ở nước lợ, không thả vào môi trường khó sinh tồn hay làm hại các sinh vật khác…

- Khi phóng sanh cần thực hiện âm thầm, chọn nơi vắng vẻ càng tốt, vì pháp sự này không nên kích thích lòng tham của những người săn bắt, tạo thêm nghiệp chướng cho họ mà chính chúng ta cũng bị giảm phần công đức.

- Trong cuộc sống hằng ngày, khi thấy đàn kiến bị ngập nước, thấy con giun nằm chỗ đất khô, thấy con ốc bò trên đường đi, thấy tổ chim non bị rớt, thấy các loài chim, loài thú bị mắc nạn, … chúng ta lập tức tìm cách giải thoát cho chúng, đưa chúng về môi trường sống tự nhiên. Những việc làm đơn giản này cũng là thực hành hạnh phóng sanh...

Giáo lý Đạo Phật rất cao sâu nhiệm màu nhưng vẫn vô cùng thiết thực. Người Phật tử nếu biết thực hành, ứng dụng giáo pháp một cách đúng đắn vào đời sống hằng ngày thì sẽ có một đời sống an lạc.

(Trích lược bài viết: Nguyên Bình - Trần Đăng Thiện Quân, trên trang Phật giáo A lưới – Thừa thiên- Huế).

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire