Trang

24/04/2018

“Đổi mới tư duy”


Trần Trường Sa
 
Ở Việt Nam, cụm từ “đổi mới tư duy” xuất hiện rộng rải từ năm 1986, sau Đại hội lần thứ 6 của Đảng cộng sản Việt Nam. Thử trả lời những câu hỏi : Suốt gần 1/3 thế kỷ qua Ai đổi mới? Đổi mới cái gì? Đổi mới như thế nào? để tìm hiểu tâm ý dân ta.

Năm 1986, sau hơn 10 năm thực thi chính sách kinh tế kế hoạch trên phạm vi toàn quốc, nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng kiệt quệ, nhiều địa phương trên cả nước tự xé rào, qua mặt chính quyền trung ương để tự cứu lấy mình. Trước sức ép của nhân dân, đảng phải tiến hành đổi mới kinh tế, mà trước hết là hủy bỏ chính sách ngăn sông cấm chợ. Từ đó, dần tiến tới chuyển đổi chính sách kinh tế từ kế hoạch sang thị trường. Cho đến nay, công cuộc chuyển đổi này vẫn chưa hoàn thành, phần lớn các nước trên thế giới chưa thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Hiến pháp vẫn duy trì tính chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, các công ty TNHH một thành viên phần lớn thuộc sở hữu nhà nước và mang tính độc quyền, không có cạnh tranh (một tính chất bắt buộc phải có của nền kinh tế thị trường). Quá trình đổi mới tư duy về kinh tế này là Đảng cộng sản Việt Nam đổi mới tư duy. Trong lỉnh vực này, nhân dân không cần đổi mới vì kinh tế thị trường là tư duy củ của nhân dân từ trước 1956 tại miền Bắc và trước 1975 tại miền Nam. Nhân dân trở lại tư duy củ và được quyền thực hiện tư duy củ (do đảng cho phép) nhờ tự đấu tranh mà có. Trong lỉnh vực này, nhân dân không đổi mới.

Đối với nhân dân, tư duy này quá đơn giản; nhưng đối với đảng thì quá khó khăn và cam go. Riêng việc xác định tư duy “làm giàu không có tội” đã phải mất hơn 5 năm. Nếu ai đó đi hỏi bất cứ một người dân nào “Làm giàu có tội không, anh (chị,…)?”thì chắc sẽ nhận được câu trả lời : “Mày bị thần kinh à!”. Câu hỏi trên chỉ dành cho đảng, và sau một thời gian dài, đảng đã có câu trả lời : “Không”. Từ sự xác quyết này đã đưa tới hệ quả: “Đảng viên có quyền làm giàu”. Đây là bước đổi mới tư duy sai lầm và vô cùng tai hại cho nhân dân và cả cho đảng.

Làm giàu có tội  (1) Làm giàu không có tội  (2)Đảng viên là công dân ưu tú(*) nên đảng viên cũng có quyền làm giàu như nhân dân

(*) Công dân ưu tú ở đây là theo sự phân loại của đảng.

Bước đổi mới (1) là hoàn toàn đúng đắn , bước (2) là rất sai lầm.

Ông Lê Kiên Thành (con ông Lê Duẫn) đã từng đấu tranh quyết liệt cho bước đổi mới (2) này. Ông từng nói với các lảnh đạo tối cao của đảng là : “nếu không cho đảng viên làm giàu thì tôi sẽ xin ra khỏi đảng để lập doanh nghiệp”. Đáng tiếc, nếu ông Thành âm thầm ra khỏi đảng để lập doanh nghiệp mà không cần “vận động hành lang” như trên thì đó là một bước đổi mới tư duy tích cực: “công dân ưu tú không chỉ là đảng viên mà còn là những người tích cực làm giàu”.

Muốn trở thành công dân ưu tú thì chỉ có thể chọn một trong hai cách trên chứ không được chọn cả hai cách. Chính vì đảng cho phép chọn cả hai cách nên “đảng viên không còn là công dân ưu tú nữa”. Bằng chứng là về sau này, số lượng đảng viên bị đảng cho đi tù ngày càng nhiều.

Đảng cho rằng đảng viên là công dân ưu tú nên họ thường được bố trí vào hàng ngũ lảnh đạo cả trung ương lẩn địa phương. Vì thế, nếu đảng viên không nắm quyền lực thì chí ít họ cũng thường xuyên họp với những người có quyền lực, đề ra chủ trương. Trong kinh doanh chỉ cần hơn nhau ở thông tin thôi là đã quyết định thắng lợi rồi chứ chưa nói đến lợi ích nhóm thân hữu. Tôi có ông anh bạn không phải là đảng viên, anh ta đánh tenis giỏi nên tìm cách làm huấn luyện viên không công cho các lãnh đạo tỉnh. Chỉ cần thế, anh ta giàu có lên nhanh chóng nhờ đầu cơ bất động sản, các học trò của anh là các quan hàng đầu tỉnh không hề biết và không hề cố tình giúp đở.

Đảng viên có quyền làm giàu đã bóp méo nền kinh tế thị trường mới tái lập còn quá non nớt, vì việc đảng viên làm giàu thủ tiêu tính bình đẵng và lành mạnh trong cạnh tranh. Đó là một lý do chính làm nền kinh tế Việt Nam trở thành “kinh tế tư bản thân hữu” hay thậm chí là “kinh tế tư bản man rợ”.

Đổi mới tư duy kinh tế kéo theo đổi mới tư duy tư tưởng. Lúc đầu chỉ tác động đến tư duy học thuật và tư duy văn nghệ (1988-1990). Sinh viên đấu tranh đòi bỏ môn học kinh tế chính trị Mac Lenin. Đảng không chấp nhận chuyện này vì sợ sụp đổ lý thuyết chủ nghĩa Mac kéo theo sụp đổ đảng. Đảng chỉ đổi mới tư duy: mục đích cho học sinh - sinh viên học tập chủ nghĩa Mac Lênin là để 


Làm kim chỉ nam xây dựng CNXH Kiên định lập trường trung thành với đảng

Sinh viên đổi mới tư duy việc học kinh tế chính trị Mac Lênin để :


Làm việc đúng theo định hướng của đảng → Qua được kỳ thi tốt nghiệp

Về văn học nghệ thuật, lúc đầu đảng cởi trói cho văn nghệ sỉ, cho tự do sáng tác. Một loạt tác phẩm giá trị mang màu sắc mới ra đời bởi Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương (*)…., những phim như Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế được trao giải thưởng. Lập tức các tác phẩm này tác động  đến tư tưởng chính trị, ảnh hưởng sang cả báo Nhân Dân (tờ ND chủ nhật (**)) và Tạp chí Cộng sản. Trí thức vây quanh ông Võ Văn Kiệt, người mang đậm tư tưởng cấp tiến và được cho là chả quan tâm gì đến chủ nghĩa Mác Lênin. Ông Trần Xuân Bách thì công khai ủng hộ đa nguyên chính trị! Đảng hoảng hồn vội đóng cửa ngay cánh cửa văn học nghệ thuật. Ông Trần Độ là người của đảng mở cánh cửa này, bị kẹp vào khe cửa khi đảng đóng.

(*) LQV chết vì tai nạn ô tô cùng với vợ con. NHT về bán thịt chó. DTH đi tù rồi được cứu qua Pháp.

(**) Bùi Tín, TBT tờ báo này bỏ trốn, xin tị nạn chính trị tại Pháp.

Đảng định đổi mới tư duy văn học nghệ thuật từ “văn nghệ phục vụ đường lối của đảng” sang “văn nghệ tự do sáng tác” nhưng không ngờ nó tác động đến tư tưởng chính trị cả trong đảng lẩn ngoài đảng quá mạnh. Đảng rút lui ý định đổi mới này, nhưng cũng không thể trở về tư duy củ được nữa. Đảng đành thả nổi tư duy văn nghệ cho thị hiếu của quần chúng nhân dân, nhưng không được phương hại trực tiếp tới sự lảnh đạo của đảng. Một nền văn học nghệ thuật hổ lốn ra đời và tồn tại cho đến nay. Nhưng dù sao, phần lớn thơ Tố Hữu và Nhật ký trung tù vẫn bị đánh bật khỏi sách giáo khoa; nhạc đỏ mang nặng tính chiến đấu máu lửa không còn ra rả suốt ngày trên đài. Khá nhiều nhà sáng tác (cả nhà báo) đổi mới tư duy sáng tác từ : 

phục vụ sự nghiệp cách mạng của đảng phục vụ túi tiền của bản thân

Đổi mới tư duy kinh tế sao cho không làm thay đổi thể chế chính trị chỉ làm cho người dân “hết đói” chứ không thể làm cho người dân “hạnh phúc” được, “tự do” là thứ xa xỉ để nghỉ tới. Ông Trần Xuân Bách gọi đó là trạng thái người đi chân cao-chân thấp, không thể đi nhanh được. Ông Nguyễn Văn An gọi đó là “lổi hệ thống”. Đất nước không thể phát triển mạnh và nền kinh tế thị trường không bao giờ lành mạnh đúng nghĩa như bản chất của nó.

Kết quả của công trình đổi mới này là: Một số lượng không nhỏ người dân đổi mới tư duy từ : 
    

Thượng tôn lý tưởng (*)Thượng tôn đồng tiền

(*) Lý tưởng ở đây bao gồm : lý tưởng quốc gia dân tộc, lý tưởng CSCN …….

Rất nhiều bạn trẻ tin tưởng một cách chắc chắn rằng : Trong xã hội tư bản, ai kiếm được nhiều tiền hơn là người ấy giỏi hơn! Từ đấy người dân lao đầu vào công cuộc kiếm tiền bằng mọi giá. Để chiếm thế thượng phong trong kinh doanh, nhà đầu tư sẳn sàng dùng các biện pháp đút lót, hối lộ (thường gọi là phí bôi trơn); khi hành vi này trở nên phổ biến(*) thì nó không bị coi là cái xấu trong dân gian nữa. Tư duy kinh doanh của người dân đã đổi mới theo hướng tha hóa.

(*) Phổ biến đến độ nông trường Sông Hậu dưới sự lảnh đạo của cha con bà Ba Sương (nổi tiếng liêm chính) cũng phải có quỷ đen, nếu không thì không thể hoặt động được vì lấy đâu ra tiền để bôi trơn. Bà Ba Sương (AHLĐ thời kỳ đổi mới) bị truy tố , nhưng do áp lực của dư luận, vụ án này bị (được) đình chỉ, bà Ba Sương về bán mắm cà kiếm sống qua ngày.

Công chức nhà nước tích cực giải quyết nhanh chóng công việc cho những nhà đầu tư có bôi trơn. Trong điều kiện lương tiền của công chức quá thấp, hành vi này dể dàng được nhân dân tha thứ và chấp nhận bằng ngôn từ “nhận bồi dưỡng” thay cho “nhận hối lộ”.

Dĩ nhiên tình hình không dừng như trên mà nhanh chóng lan sang hiện tượng “bôi trơn” để buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả … Công chức không chỉ nhận bồi dưởng cho việc giúp người dân, nhà đầu tư giải quyết nhanh công việc mà còn gây khó cho người dân, bao che sai phạm của nhà đầu tư… để nhận bồi dưỡng. Viên chức các ngành, đông đảo nhất là y tế và giáo dục cũng noi gương theo. Trước khi đảng thấy nguy nan vì tình trạng này (xem xét kỷ luật những công chức nhận quà “trên mức tình cảm”), thì nhiều công chức trung cao cấp đã khước từ nhận bồi dưởng rồi. Vì đảng viên cũng được làm giàu, họ lập ra những công ty sân sau để kinh doanh, có nghĩa là họ tự bồi dưởng cho chính họ. Công chức cấp thấp cũng tự cứu lấy mình bằng cách làm thêm ngoài giờ (giáo viên dạy thêm; bác sỉ khám bệnh ngoài giờ….). Tư duy của tầng lớp đảng viên công chức về vấn đề hưởng lương đổi mới theo hướng: 

nhân dân trả (thông qua nhà nước)  (1) nhà nước và người dân có liên hệ cùng trả  (2)tự trả (lao động hoặc kinh doanh tư kết hợp với công) lớn hơn nhà nước trả.

Trước thực trạng này diển ra trong một thời gian dài (1990 - 2010), đảng hầu như chấp nhận mà không có phản ứng gì! Tư duy trách nhiệm của đảng đối với người lao động đã đổi mới:

Đảng chăm lo (bao cấp) đời sống “Hảy tự cứu lấy mình trước khi trời cứu (*)!”

(*) Câu nói nổi tiếng của TBT Nguyễn Văn Linh, trời ở đây được hiểu là nhà cầm quyền.

Khi lộ rỏ tác hại của nền kinh tế thị trường bị méo mó, các nhóm lợi ích thao túng cả chính trường, đảng mới phải “tự cứu lấy mình”. Một loạt các chỉ thị ban ra: người nhà quan chức không được kinh doanh ngành nghề liên quan (trong nền kinh tế thị trường thì có ngành nghề nào mà không liên quan với nhau!); Cấm giáo viên công lập mở lớp dạy thêm tại nhà, cấm bác sỉ bệnh viện công mở phòng mạch tư ….(các quy định này không khả thi nên không thể kiểm soát chặt chẻ được, đành làm lơ!) ….. Nhưng điều được nhấn mạnh nhất là : xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (ý niệm này có từ trước, nhưng đến sau năm 2010 mới được chú trọng và bàn cải sôi nổi). Việc định hướng này không ngăn nổi cơn bảo “mafia nhóm lợi ích” phả hơi nóng vào đảng. Tư duy của đảng đành phải đổi mới về kinh tế chính trị :


nhân dân tự cứu lấy mình (1)đảng tự cứu lấy mình (2)đảng nhóm lò đốt chân mình


Không biết rồi đây, sự nghiệp đổi mới này sẽ dẩn toàn dân đi đến đâu, nhưng rỏ ràng là không phải bước đổi mới nào cũng tốt cho dân, cho đảng. Các bước đổi mới trong suốt 1/3 thế kỷ qua đều là những bước đối phó để tồn tại cả dân và đảng. Vì thế dân không chết mà đảng cũng chẳng tan.

Nhìn thực trạng kinh tế đất nước không thể theo kịp các nước trong khu vực và thế giới, đạo đức xã hội suy sụp quá nghiêm trọng, người Việt bị coi rẻ khi bước ra thế giới, chủ quyền quốc gia bị chèn ép ….. nhiều người dân yêu nước quy kết trách nhiệm cho nhà cầm quyền (cai trị) mà ở đây được hiểu là đảng (thể hiện ngay trong hiến pháp). Hiểu như thế không sai, nhưng chưa chính xác! Trong mọi xã hội, dù ở thể chế chính trị nào, đất nước có giàu mạnh hay không, xã hội có văn minh hay không, vị thế dân tộc trên trường quốc tế có cao hay không, chủ quyền quốc gia có vững mạnh hay không, ... thì vai trò của nhà cầm quyền là quan trọng, nhưng vai trò quyết định thuộc về nhân dân. Ta có thể lấy vài phản ví dụ để minh chứng điều này.

Việc học thêm dạy thêm tốt ít xấu nhiều, dù rằng việc này cũng có sự tác động bởi một số chủ trương của đảng như thi đua lập thành tích, chuẩn hóa bằng cấp trong công vụ…., nhưng đảng đã công khai ngăn cấm (qua bộ giáo dục), phần lớn chuyên gia giáo dục đã công khai cảnh báo “học thêm lợi một, hại mười”…. Như thế không thể bảo tư duy của nhà cầm quyền (đảng) về việc này là sai! Nhưng nhân dân vẫn kiên trì tốn tiền hao của cho con em đi học thêm cho bằng được, nhà cầm quyền phải làm ngơ!!!

Việc đốt vàng mã gia tăng một cách chóng mặt và biến tướng quái dị (tiền địa phủ, đôla địa phủ, xe máy giấy, ĐTDĐ giấy …), rải vàng mã xuống đường phố, xuống sông…. gây ảnh hưởng rất xấu tới cộng đồng (chưa nói đến sự lảng phí tiền của, vì dù tốn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ mỗi năm, nhưng so với các tác hại hữu hình và vô hình khác thì tốn tiền chỉ là chuyện nhỏ). Nếu được hỏi, thì số đông người dân công nhận đó là mê tín dị đoan. Một phần trách nhiệm này thuộc về nhà nước khi làm ngơ để các cơ quan nhà nước nào cũng tổ chức cúng bái, đốt vàng mã mỗi năm đến mấy bận. Các đảng viên, quan chức cũng góp phần trách nhiệm khi nêu gương đốt vàng mã tại nhà rất nhiều ….Nhà cầm quyền cũng nhiều lần tuyên truyền để giảm thiểu tình trạng này nhưng tác động không đáng kể. Nhiều người trách  nhà cầm quyền không cương quyết. Nhưng thử tưởng tượng, nếu đảng chỉ đạo đóng cửa toàn bộ các cơ sở sản xuất và cấm bán buôn vàng mã như hồi trước 1980 thì tình hình sẽ như thế nào?! Sự phản đối của người dân chắc không dừng ở mức biểu tình mà đôi khi còn là bạo động nữa là đằng khác!!! Có người lại cho là nhà cầm quyền thiếu tính nghệ thuật hữu hiệu trong việc bài trừ mê tín dị đoan. Có thể thế thật , nhưng cũng không quan trọng lắm, bởi lẻ nghệ thuật tốt nhất cho việc này là phối hợp với nhà chùa để vận động cho các biện pháp hành chính kết hợp (TP Hội An đã làm như vậy và đạt được kết quả đáng kể). Nhưng quá ít nhà chùa chấp nhận mất tín đồ khi vận động chuyện này một cách tích cực và căng thẳng, đa phần đều muốn “tùy thuận chúng sanh” để tranh thủ tín đồ. Mà chùa cũng là nhân dân. Chỉ khi nhân dân đổi mới tư duy mới quyết định!

Tư duy cơ bản nhất tác động đến sự phát triển kinh tế, đạo đức xã hội và vị thế quốc gia dân tộc trên trường quốc tế là tư duy chính trị. Rất nhiều người dân rất ngại nói đến chính trị, vì họ không hiểu chính trị là gì. Ở đây đơn giản chỉ nói đến người dân xác định thế nào vai trò của mình đối với cộng đồng xã hội và nhà nước (nhà cầm quyền).

Khi hỏi người dân : Thế nào là một chính quyền tốt? . Phần lớn câu trả lời nhận được là : Đó là chính quyền biết lo cho dân cơm no áo ấm (có khi thêm : ai cũng được học hành, không tham nhũng…). Thế thì chính quyền tốt cũng như cha mẹ tốt chứ còn gì nữa (chính quyền không tham nhũng cũng như cha mẹ không bán của cải ông cha để ăn chơi). Tư duy “quan phụ mẫu” đã ăn sâu vào tư tưởng dân ta!!! Không quốc gia nào hóa hổ, hóa rồng với tư duy này cả!

Nhà văn Dương Thu Hương phê phán nghệ sỉ Hồng Ngát nặng nề, dù hai người là bạn cùng thời, vì Hồng Ngát nói câu này khi đề cập đến quan hệ “dân-đảng” (nhân dân-nhà cầm quyên): “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo” . Chí ít Hồng Ngát nếu không phải là trí thức thì cũng thuộc hạng người “có chữ” trong xã hội lúc bấy giờ mà còn suy nghỉ như thế thì số đông người dân chỉ biết trông cậy và chính quyền, coi “Đảng là mẹ, Bác là cha” là điều hiển nhiên.

Trả lời câu hỏi sau đây : “Bạn thấy chính quyền gần giống vai trò nào, khi bạn là một cầu thủ bóng đá đang thi đấu trên sân ?”

A.    Ban huấn luyện (CLB bạn đang đầu quân)

B.     Ban điều hành (chủ CLB bạn đang đầu quân)

C.     Ban tổ chức giải bạn đang tham gia thi đấu.

D.    Ban trọng tài điều hành trận đấu.

Nếu bạn chọn A, bạn coi chính quyền là “thầy”, bạn là học trò.

Nếu bạn chọn B, bạn coi chính quyền là “cha”, bạn là con cái.

Nếu bạn chọn C, bạn coi chính quyền là “chủ”, bạn là người làm công.

Nếu bạn chọn D, bạn coi chính quyền là “cái cân”, bạn là người bán hàng.

Dĩ nhiên, chính quyền còn có vai trò thay mặt người dân trong đối ngoại và tổ chức bảo vệ tổ quốc…. Ở đây chỉ đề cập quan hệ dân-chính quyền, tức là chỉ đề cập đến vấn đề đối nội mà thôi.

Đại bộ phận tư duy người dân theo hướng nào, là A, B, C hay D thì xã hội phát triển theo hướng đó. Bằng cách nào đi nữa, chính quyền cũng từ dân mà ra (công minh hay gian dối, hiên ngang hay cúi lòn,….), khi đó đại bộ phận quan chức sẽ coi mình là “thầy”, “cha”, “chủ”, hay là “cái cân” của nhân dân.

Nhân dân đổi mới tư duy quyết định vận mệnh quốc gía dân tộc là vì vậy!

Đại bộ phận nhân dân hiện nay mang nặng tư duy “chính quyền là cha mẹ”. Cha mẹ đông con thì lấy gì lo cho con cơm no, áo ấm . Từng người dân phải tự lo cơm áo, học hành, nhà cửa … cho mình thì đất nước mới mong giàu mạnh được. Dân không xin chính quyền cái gì hết và chính quyền cũng không có gì để cho dân cả. Vì vậy, dân cũng không phải chịu ơn chính quyền gì cả! Bao giờ trên 70% dân số đổi mới tư duy :

Muốn làm thần dân, con dân Muốn làm công dân

thì kinh tế sẽ phát triển, xã hội sẽ ổn định, vị thế dân tộc sẽ được nâng cao….

Đổi mới tư duy không chỉ ở suy nghỉ, tư tưởng mà phải thể hiện ở hành vi. Với vai trò công dân đơn giản nhất, bạn hảy tự lo mọi nhu cầu cho bản thân mình bằng cách làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm. Hiện nay rất nhiều người dân tranh nhau là “hộ nghèo”, thể hiện tâm lý muốn làm “con dân”. Để được làm “con dân” không ít hạng “có chữ” sẳn sàng  làm “thần dân”. Với những con người như thế, đất nước chỉ có thể hóa cáo, hóa giun chứ không thể hóa hổ, hóa rồng được!

Có được tư duy “công dân”thì người dân sẽ tự mình làm chủ mà không cần được nhà cầm quyền cho phép làm chủ (một cách hình thức). Một điều kỳ lạ là nhiều người có đầy đủ điều kiện làm chủ (về kinh tế) nhưng lại chủ động từ bỏ để được làm thần dân của nhà cầm quyền. Khá nhiều gia đình nhờ kinh doanh buôn bán mà giàu có, khi giàu có rồi, họ lo cho con cái học hành chạy theo bằng cấp (nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn học thêm, dạy thêm). Khi con cái họ có bằng, họ bỏ ra cả một vài trăm triệu để chạy một chân công chức cho con (lương chừng 5 triệu). Rồi khi về già việc kinh doanh buôn bán không ai kế nghiệp, cơ ngơi suy sụp thua lỗ, chấm dứt cả sự nghiệp của gia đình. Ở nước ta các thương hiệu (sản xuất hàng hóa, quán ăn, dịch vụ….) trên 50 năm là rất ít.

Kinh tế đất nước không bao giờ phát triển mạnh được khi người người “học làm quan” mà không ai “học làm giàu” cả! Thủ phạm là tư duy coi trọng kẻ sĩ (sĩ phu chứ không phải sĩ tử). Kẻ sỉ dù có cao quý thế nào đi nữa thì cũng chỉ là tôi tớ của vua (ngày xưa) và nhà cầm quyền (ngày nay) mà thôi, không thể là chủ được! Kẻ sĩ (chân chính) chỉ có thể giúp ổn định trật tự xã hội chứ khó lòng mà giúp kinh tế xã hội phát triển được. Những kẻ sĩ cá biệt như Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Công Trứ … ngày xưa hay Kim Ngọc, cha con bà Ba Sương … sau này có công trong phát triển kinh tế đều bầm dập với vua chúa, với nhà cầm quyền cả! Kẻ sĩ đem hết tài trí chỉ để tiêu diệt những ai chống lại vua (giặc), nhà cầm quyền (phản động) là được yên thân.

Người kinh doanh buôn bán tuy thân phận thấp hèn, luôn bị kẻ sĩ bắt nạt nhưng dù sao vẫn là chủ. Họ cố làm ra tiền của ngày một nhiều, một phần cung phụng cho kẻ sỉ, còn lại tự do sử dụng. Của cải họ “làm ra” là từ thiên nhiên và xã hội, của cải của kẻ sĩ là chuyển dịch từ nhân dân chứ không phải “làm ra”. Đất nước giàu có là nhờ người kinh doanh mua bán chứ không phải nhờ kẻ sĩ là vì thế.

Muốn đất nước giàu mạnh, nhân dân phải đổi mới tư duy:

“Sĩ - nông - công - thương” “Thương - công - nông - sĩ”

Nhiều người quy lổi: do nhà cầm quyền sách nhiễu nên người dân chỉ muốn yên thân, làm thần dân, chứ không muốn làm nhà kinh doanh, tuy nhiều tiền nhưng phải cúi lòn, quy lụy…. Đấy là do bạn không có dũng khí làm “công dân”. Hảy lấy những bài học BOT, Tiên Lãng, Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm …. để học tập. Không có nhà cầm quyền nào tự nhiên công minh chính trực mà không nhờ có nhân dân đấu tranh, sửa chửa cả!

Có lẻ đến lúc bài quốc ca phải bắt đầu bằng câu :

“Này công dân ơi! Quốc dân đến ngày đổi mới …”


 Tháng 4 - 2018



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire