Trang
▼
28/04/2018
Thuyết âm mưu hỏi ngày nào đen: 1/11/1963 hay 30/4/1975?
Trần Minh Thảo
Đấy là ý kiến thấy trên mạng xã hội nhân ngày 30/4/2018. Ý kiến này có vẻ sinh ra từ thuyết âm mưu nhưng có những khía cạnh rất đáng phải quan tâm do đất nước ngày càng bị Trung Quốc khống chế.
Thử tìm hiểu xem ‘thuyết âm mưu’ này nói gì về ‘tháng tư đen’ (“Tháng tư đen” hay “quốc hận” là cách nói của ‘bên thua cuộc’ về ngày 30/04/1975. Bên thắng cuộc thì gọi là “ngày giải phóng thống nhất đất nước”, “chiến thắng của hai ngọn cờ: chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc”).
1/ Mỹ vào, Mỹ ra
Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam là nhằm làm cho VNCH thua cuộc chiến (!?). Cuối năm 1964, Mỹ đưa quân chiến đấu vào miền Nam, một năm sau khi Chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ bởi cuộc đảo chính 01/11/1963, anh em ông bị giết chết.
Tháng 3/1973 Mỹ rút hết quân chiến đấu khỏi miền Nam, 30/4/1975 đệ nhị VNCH sụp đổ. Việt Nam lại thống nhất nhưng cả nước bị Trung Quốc khống chế. Có một số cá nhân, phe nhóm trong đảng, nhà nước XHCN muốn thoát
ly khỏi TQ nhưng không thành. Việt Nam vẫn là thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc.
“Mỹ vào – Mỹ ra” đánh dấu 2 nền cộng hòa phía Nam sụp đổ và Trung Quốc chiếm thêm được phần lãnh thổ Việt Nam làm thuộc địa kiểu mới.
Tuy vậy, Mỹ vào miền Nam không phải để thắng cuộc chiến. Mỹ rút khỏi miền Nam không phải vì thua trận. Mỹ vào Việt Nam không để đánh Việt Nam mà để phá nát liên minh XHCN (đứng đầu là liên minh Xô-Trung), đẩy lùi, xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lê. Khi đã chắc thắng, Mỹ rút quân.
Mỹ thắng đối thủ nào? Làm chảy máu đến suy kiệt Hệ thống XHCN và tạo mâu thuẩn đối kháng Trung-Xô bằng món quà miền Nam Việt Nam cho Mao Trạch Đông? Chiến tranh biên giới Trung Xô năm 1969 là bằng chứng Mao bày tỏ với Mỹ lập trường không tuân phục Liên Xô và không hậu thuẫn
phe XHCN (trừ Việt Nam dân chủ cộng hòa – miền Bắc).
Mỹ rút quân để hơn 15 năm sau cả khối XHCN sụp đổ. Thế là Mỹ thắng tức là Thế giới tự do, chủ nghĩa tư bản thắng. Cuộc cờ chống chủ nghĩa cộng sản của Mỹ và phương Tây có thắng lợi lớn, giải thoát hằng tỷ người khỏi ách cai trị của đế quốc Nga và tay sai nhân danh chủ nghĩa xã hội Mác-Lê nhưng có thêm gần 30 triệu người Việt miền Nam lọt vào
ách thống trị của Trung Quốc. (Nghe nói có tổng thống Mỹ phê bình việc Mỹ rút để mất VNCH bị cho là nước mắt cá sấu).
Bằng chứng Trung Quốc quay lưng với Liên Xô và khối XHCN để được Mỹ đồng ý rút lực lượng vũ trang sát bên hông, thâu tóm luôn Việt Nam Cộng hòa thì có nhiều.
Việt Nam thống nhất hiện nay chỉ ngúng nguẫy tí chút để chứng tỏ có độc lập, tự chủ nhưng người Việt thử đụng đến lợi ích của Đại Hán trên đất-biển-đảo Việt Nam xem thử có bị trừng trị nặng tay không thì biết (Trên biển thì ngư dân Việt bị đâm va đến chết, trên đất liền thì có án tù nặng, lưu đày viễn xứ vì Formosa, nhiệt điện, đất, rừng, ô nhiễm, thực phẩm độc hại…).
Nhưng dù thế nào thì chế độ đệ nhất Việt Nam Cộng hòa và cá nhân ông Ngô Đình Diệm đã để lại những bài học đắt giá. Việt Nam hiện nay cần phải học hỏi, nghiên cứu giai đoạn 1954-1963.
Mừng 30/4/1975 thực chất là mừng hệ thống XHCN và Liên Xô sụp đổ? Hay mừng cả Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của bành trướng Đại Hán?
2/ -Học được gì từ đệ nhất VNCH và TT.Ngô Đình Diệm?
Gần 10 năm dưới chế độ VNCH thứ nhất, miền Nam Việt Nam đã xây dựng được một xã hội phát triển lành mạnh nhiều mặt, văn minh, có tầm văn hóa cao. Nếu ông Ngô Đình Diệm không phạm sai lầm thì VNCH thua gì Đại Hàn, Đài Loan và cả Nhật Bản? Nhưng tại sao chế độ ấy sụp đổ?
Ít nhất có 4 điều phải rút ra bài học cho sự sụp đổ đó:
a/ Gia đình trị, địa phương chủ nghĩa: Đấy là nguyên nhân ‘nhà Ngô’ sớm bị phê phán, phản đối. Chế độ này để lộ ra là chỉ tin người nhà và người cùng địa phương (Liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống do người quê Quảng Bình thống lĩnh). Ngày nay, người cộng sản không chịu học bài
học lịch sử này khi nói: “Việc con em lãnh đạo được giao trọng trách quản lý là điều hạnh phúc của dân tộc, không có gì phải nghi ngại”.
Trị nước chỉ nghe anh em trong nhà, dùng người ưu tiên cùng quê, tệ phe nhóm còn là căn cứ để người dân suy diễn là do người nhà nên ông Diệm kỳ thị tôn giáo (anh em ruột là chức sắc đạo Công giáo).
b/ Kỳ thị tôn giáo: Có cáo buộc “Việt Cộng nằm vùng” trong các chùa Phật giáo dưới lốt áo cà sa. Cáo buộc này của Chính quyền Ngô Đình Diệm có thể đúng trong một số trường hợp nhưng không vì vậy mà nói Phật giáo là cộng sản rồi nặng tay, đàn áp tràn lan trên diện rộng, ép buộc người dân bỏ đạo này theo đạo khác.
Cũng có cáo buộc một số nhà sư thân Pháp, chống Diệm, ủng hộ Việt Cộng. Có bằng chứng cho những cáo buộc đó nhưng đối sách của chính quyền không phù hợp. Cũng có nhận xét nói Trung Quốc tác động vào chính sách tôn giáo, kích hoạt kỳ thị Phật giáo thông qua nhóm Hoa kiều do TQ cài cắm ở Chợ Lớn nhằm tạo mâu thuẩn đối kháng, làm suy yếu VNCH để thôn tính luôn miền Nam Việt Nam.
Cũng do sai lầm này mà ngày 1/11/1963 được nhiều người miền Nam tán đồng, được tôn vinh là ngày cách mạng, chọn làm ngày quốc khánh thay cho ngày 26/10.
Ngày nay thì sao? Việt Nam có kỳ thị, phá hoại, đàn áp tôn giáo, chủ trương đa thần giáo, thờ cúng lung tung kiểu Tàu, Biến người dân thành thứ nô lệ ma quỷ, bảo sao nghe vậy? Ngu dân bằng mê tín?
c/ Không có một xã hội dân sự, dân chủ đa đảng đúng nghĩa: Gia đình trị và kỳ thị tôn giáo thay cho chính sách dân chủ, tôn trọng xã hội dân sự đã cô lập chính quyền với xã hội trong khi đảng chính trị của TT Ngô Đình Diệm không thu hút được dân do không có đường lối thuyết phục được đa số dân. (Ông Bùi Kiến Thành - bạn thân của gia đình họ Ngô -
có nhận xét trong cuộc phỏng vấn của đài RFA năm 2015: “Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức. Còn ông Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề học thuật, ông học rất giỏi về tổ chức thư viện, ông nghiên cứu rất tốt nhưng không có tài năng tổ chức lực lượng chính trị… cái Đảng Cần lao của ông Nhu không có tổ chức tốt còn cái “Phong trào cách mạng quốc gia” mà ông Bác sĩ Tín làm chủ tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào thôi. Sau một phong trào rồi thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước là ở trong đảng, mà Đảng Cần Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên chế độ Ngô Đình Diệm không tồn tại được vì không có tổ chức chính trị nòng cốt để làm việc… Chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng chính trị thật sự của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng vững được”.
(https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-president-ngo-dinh-diem-should-be-killed-ml-10292015135932.html)
Không có xã hội dân sự thực chất, không có dân chủ đa đảng lành mạnh, đảng cầm quyền không thật sự của dân, do dân, vì dân thì không đứng vững hoặc chỉ tạm đứng được bằng nhà tù, bạo lực súng đạn, tha hóa con người, xã hội, ngu dân, lừa dân… Điều tệ hại này đang diễn ra trong xã
hội Việt Nam ngày nay.
Nếu có xã hội dân sự đúng nghĩa, có đảng đối lập mạnh để cọ sát, sửa sai thì chế độ Ngô Đình Diệm không mắc các sai lầm rất ấu trĩ và cũng không có ngày 01/11/1963.
d/ Quyền dân tộc tự quyết:
Trong cuộc phỏng vấn đã dẫn ở trên (“Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?”), Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói:
“Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ.
Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi…”.
(https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-president-ngo-dinh-diem-should-be-killed-ml-10292015135932.html)
Đấy là phẩm chất chính trị vô giá cần phải đề cao của ông Ngô Đình Diệm: thà chết cũng không chịu cúi đầu tuân lệnh ngoại bang.
Phong trào đấu tranh đô thị miền Nam trước 1975 bị cáo buộc thân Cộng vì có một bộ phận đòi người Mỹ tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam – lực lượng thứ 3 – thứ mà người Mỹ không muốn khi ngoảnh mặt với ông Diệm.
Giai đoạn ‘Mỹ vào – Mỹ rút’ là giai đoạn miền Nam không có quyền tự quyết định việc nước.
Ông Ngô Đình Diệm mắc nhiều sai lầm phải trả giá bằng chế độ dày công vun đắp và bằng chính sinh mạng của anh em ông. Nhưng lòng tự trọng dân tộc, ý thức chính trị vì độc lập, chủ quyền đất nước của ông thì muôn đời phải học tập nếu người Việt muốn có một tổ quốc độc lập, thống nhất, thịnh vượng.
Một số ý kiến có mùi vị thuyết âm mưu nêu trên cần có bằng chứng nhưng mọi thứ liên quan còn bị che khuất nên cần có tranh luận với nhiều tiết lộ từ các kho tư liệu mật của các bên, hoặc tiết lộ vô tư, khách quan của người trong cuộc còn sống (như trả lời phỏng vấn của ông Bùi Kiến Thành).
Liệt kê mấy việc cần tranh luận nhân ‘ngày đen, ngày đỏ’ năm nay:
- Ngày nay, Việt Nam độc lập, thống nhất đã trở thành nước “bảo sao làm vậy” của Trung Quốc?
- Các nước lớn (Trung Quốc, Mỹ, Nga…) vẫn chơi trò biến Việt Nam thành món hàng thương lượng?
- Làm sao để nước nhỏ không trở thành món hàng trao đổi của cường quốc, giử được quyền dân tộc tộc tự quyết định vận mệnh của mình dù phải chết như ông Ngô Đình Diệm?
- Trung Quốc đã “đưa quân” vào Việt Nam. Sau chiến tranh biên giới 1979, sau bình thường hóa Trung-Việt, Trung Quốc đưa các loại “quân đội” vào Việt Nam bằng nhiều cách: du khách, công nhân, mua nhà đất (dư luận nói đa số là quân giải phóng nhân dân, thậm chí là tù hình sự cởi áo tù, lính cởi áo lính mặc áo dân sự. Lực lượng này mai phục khắp
nơi khi hữu sự thì cầm súng (có sẵn mọi nơi) là dùng được ngay (Formosa, bauxite Tây Nguyên, các nhà máy, các khu đất rừng cho thuê dài hạn, các phố người Tàu…).
- Thà mất nước cho Tàu nhưng còn độc quyền cai trị vì có Tàu làm chỗ dựa lưng? Theo Mỹ thì phải dân chủ đa đảng có nguy cơ mất quyền cai trị?
- Chống tham nhũng nhưng vẫn thuộc Tàu thì sao?
- Việt Nam cùng nhân loại tiến bộ phải làm cho Trung Quốc có dân chủ, phát triển lành mạnh, bền vững để có láng giềng có văn hóa, giàu mạnh, văn minh cách nào?
- Cần bao gồm trong khái niệm người Việt Nam: người Việt trong nước và người Việt nước ngoài.
- …
Cố học giả Nguyển Hiến Lê khuyên Việt Nam nên học theo Israel (Do Thái), một số khác thì cho là nên học theo các nước nhỏ ở Bắc Âu.
Học theo ai cũng tốt nhưng có bài học ông Ngô Đình Diệm để lại phải nằm lòng: lòng dân, quyền dân, xã hội dân sự, dân chủ đa đảng, tự do tôn giáo, quyền dân tộc Việt tự quyết định vận mệnh của chính mình.
T.M.T.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire