Hồng Thủy
(GDVN) - Trung Quốc đảo hóa các cấu trúc địa lý ở Biển
Đông rồi quân sự hóa chúng đang tạo ra những thách thức địa chính trị lớn nhất
trong khu vực, nguy cơ xung đột.
Đô đốc James Stavridis
cựu Tư lệnh NATO,
ảnh: SCMP.
|
South China Morning Post ngày 31/8 đưa tin, Đô đốc
James Stavridis - cựu Tư lệnh NATO đã kêu gọi "hành động tập thể"
chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông và quân sự hóa khu vực,
khi ông phát biểu tại một diễn đàn ở Đài Bắc, Đài Loan.
Ông cho rằng việc Trung Quốc đảo hóa các cấu trúc địa
lý ở Biển Đông rồi quân sự hóa chúng đang tạo ra những thách thức địa chính trị
lớn nhất trong khu vực, tạo ra nguy cơ xung đột rất cao.
Cựu Tư lệnh NATO kêu gọi Nhật Bản, Australia, New
Zealand, Pháp và Anh có hành động tập thể để kiên quyết đối phó với hành động
bành trướng của Bắc Kinh. Đây là các quốc gia đã quan tâm, thực hiện các hoạt
động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Đô đốc James Stavridis lưu ý, thay vì một
cách tiếp cận đối đầu, các hành động cần được thực hiện một cách khôn ngoan
theo con đường ngoại giao, chống bành trướng không có nghĩa là khiêu chiến.
Theo ông, trong khi Washington nên giúp đỡ tìm giải
pháp đối phó với thách thức hàng hải ở châu Á, Hoa Kỳ không nhất thiết phải
tham gia và luôn luôn hiện diện tại tuyến đầu mặt trận đối phó với thách thức
khu vực, như chương trình hạt nhân của Triều Tiên hay quân sự hóa của Trung
Quốc ở Biển Đông.
Lấy ví dụ về tranh chấp quần đảo Senkaku
trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Đô đốc James Stavridis cho
rằng, tranh chấp không leo thang vì Bắc Kinh ý thức được Hoa Kỳ và Nhật Bản
kiên định trong vấn đề này.
Ông tin rằng, nếu các nước có một lập trường kiên
định, cứng rắn thì rồi Trung Quốc cũng sẽ sẵn sàng hơn trong đàm phán, tìm kiếm
một giải pháp ngoại giao.
Đối thoại, ngoại giao, kinh tế, hợp tác cá nhân và khu
vực là các công cụ cần thiết để có thể trò chuyện với Trung Quốc, thúc đẩy khu
vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong khi tránh được xung đột.
Nguồn:
https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/2162081/indo-pacific-countries-should-take-collective-action-tackle
Hồng
Thủy
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire