Trang

31/10/2018

Bắt đầu sợ lên Thành phố loại 1


Thiện Tùng



Xưa nay Việt Nam có 3 vùng lãnh thổ với những tên thường gọi: Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ. Nam bộ cũng chia thành 3 khu vực: Đông Nam bộ, Trung Nam bộ, Tây Nam bộ. Thủ phủ của Đông Nam bộ là Sài Gòn (Sài thành), thủ phủ của Trung Nam bộ là Mỹ Tho (Mỹ thành), thủ phủ của Tây Nam bộ là Cần Thơ (Cần thành).



Trong khuynh hướng đua đòi vượt lên phía trước, xưng hùng xưng bá…Trước kia thủ phủ các tỉnh lỵ gọi là thị xã, giờ đây Trung ương (TW)  đổi “đổi mới”: gọi  tất cả thị xã của các tỉnh lỵ là Thành phố, nghe có vẻ oai hơn, nhưng nó vẫn là nó về thực chất (bình mới, rượu cũ). Điều cần nói, việc thay đổi danh xưng nầy phải hao công tốn của trong việc thay đổi thủ tục hành chánh.


Để phân biệt thứ hạng nhỏ to, TW phân cấp 3 loại thành phố 1,2,3, và loại nào do TW, loại nào do địa phương quản lý.    



Ở Nam bộ, trong hiện tại, Sài thành, Cần thành được xếp vào loại 1 do TW trực tiếp quản lý, còn  Mỹ thành xếp loại 2 do địa phương (tỉnh Tiền Giang) quản lý. Từ lâu, giới lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cố tạo điều kiện để TP Mỹ Tho ngoi lên hạng 1 sánh vai với  cố hữu ở Nam bộ Sài thành và Cần thành.



Qua tìm hiểu, gần đây, có một số (xin miễn nêu tên) trong giới lãnh đạo tỉnh Tiền Giang bắt đầu sợ nâng cấp Thành phố Mỹ Tho lên hạng 1 trực thuộc TW, do tác động từ Sài thành và Cần thành. Hễ trực thuộc TW thì TW quyết định mọi mặt: Ngoài “ghế ít,đít nhiều, còn những tệ hại không đáng có do quyền lực tối thượng gây ra, có thể tóm gọn bằng câu dần lân nhưng không sai thực tế: “Nội bộ xào xáo, cán bộ hư ráo, nhân dân nhốn nháo”. Nếu nói cả những thành phố loại 1 trực thuộc TW khó có thể đầy đủ và dài dòng lắm, khuôn khổ bài nầy, người viết chỉ nêu 4 vụ bê bối gây chấn động dư luận ở Cần Thành từ khi nó được xếp vào loại 1, do TW trực tiếp quản lý quản lý:

    

1. Vụ án Nông trường Sông Hậu



Ông Trần Ngọc Hoằng cùng con gái Trần Ngọc Sương (sinh 1949), được lãnh đạo tỉnh Hậu Giang (gồm Cần Thơ+Sóc trăng lúc chưa chia tỉnh) cấp phép xây dựng nông trường Quốc doanh Sông Hậu. Cha con ông Hoằng vận động nông dân không ruộng vào làm nông trường viên, khai hoang hơn 7.000ha đất hoang nhiễm phèn. Chỉ trong thời gian ngắn vùng đất trũng phèn thành cánh đồng trù phú, “ăn nên làm ra” – lời của cư dân bản địa. Sau nhiều năm, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cử Bà Sương  làm giám đốc nông trường Sông Hậu thay cha (ông Hoằng) tuổi cao sức yếu. Khi bà Sương làm giám đốc, nông trường Sông Hậu tiếp tục phát triển không ngừng, ngoài an cư lạc nghiệp cho hàng ngàn nông dân không đất, còn mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân sách nhà nước. Từ đó, bà Sương được Nhà nước phong Anh hùng Lao động trong thời kỳ “Đổi mới”.



Thế mà khi Cần Thơ thuộc TW quản lý, với ít ỏi tiền chi trong chiêu đãi khách TW và Địa phương tham, thế mà bà Sương bị liệt vào tội “lập quỷ đen”. Thế là   nông trường bị giải tán, lấy đất sử dụng vào “chuyện khác”, khiến cho nhiều nông trường viên thân sơ thất sở. Riêng bà Sương bị khởi tố, đưa ra tòa xét xử. Nhìn gương mặt đau khổ của bà trước vành móng ngựa đủ biết bà bị oan sai, ai mà chẳng chạnh lòng thương (xem ảnh đính kèm)

 
 Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa sơ thẩm . Ảnh Tố Nhi


 


Nếu án không có yếu tố oan sai, sao : Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm vụ "lập quỹ đen" tại nông trường Sông Hậu liên quan bà Trần Ngọc Sương và đề nghị TAND tối cao tuyên hủy bản án đã tuyên, điều tra lại theo thủ tục chung”.



      2. Vụ án cưởng chế đất ở Cái Răng thuộc TP Cần Thơ



Vụ giải tỏa, đền bù không thỏa đáng không hợp lý thế nào đó ở phường Hưng Thạnh, huyện Cái Răng: Một gia đình ba người, người chồng bất lực trong ngăn cản giải tỏa, uống thuốc trừ sâu tự tử (kịp cứu sống); vợ là bà Phạm thị Lài  sinh 1960, con gái Hồ Nguyên Thủy sinh 1979,  đang làm kế toán cho công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, không còn cách nào khác, cả 2 mẹ con tự lột quần áo, trần truồng xông ra ngăn chặn lực lượng cưỡng chế, bị  lôi kéo xểnh đi như bắt thú vật (xem ảnh đính kèm)


Năm 2012 -  Lê Hiền Đức – RFA blog
                      
Sau vụ đánh đập bắt bớ nầy, khổ chủ còn bị phạt 1triệu 500 ngàn đồng vì cái tội “chống đối, cản trở người thi hành công vụ” (theo báo Tuổi Trẻ)



“Đang trong trạng thái “lõa thể”, bà Lài ức nước mắt, nói trong uất hận nghẹn ngào: “Đất của gia đình vợ chồng tôi dành dụm, mua bằng tiền mồ hôi nước mắt để cất nhà sinh sống, làm ruộng, trồng rau, nuôi gà… cả mấy chục năm rồi. Công ty địa ốc vào đây tự đưa ra giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. Ủy ban còn hỗ trợ Công ty, dùng lực lượng Công an cưỡng chế đất tôi giao cho công ty. Chồng tôi sức yếu thế cô chỉ biết tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì hơn ngoài việc lột hết quần áo, mình trần như nhộng, ráng chịu nhục nhã để phản đối họ?! Nhục lắm mấy cô mấy chú ơi!”.



Trong vụ nầy, bà Lê Hiền Đức – người từng giúp việc cho Cụ Hồ Chí Minh. Căn cứ vào đức tính, Cụ Hồ đặt cho bà tên Hiền Đức (hiền lành, đức độ). Vụ cưỡng chế thô/tànbạo nầy,  bà Đức nói đắng cay: Lấy danh nghĩa đất là sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, ĐCSVN với độc quyền cai trị, trong thực tế đã chiếm đoạt toàn bộ lãnh thổ đất nước làm của riêng cho một đảng phái thiểu số trong 90 triệu người và giữ cho mình toàn quyền ban phát lợi ích”.


Cốt  lõi của tất cả vấn đề nằm ở đây! Và bất công đi liền với tội ác cũng nằm ở đây!



Cỏ vẫn mọc khi chưa nhổ tận gốc. Sẽ còn nhiều nữa Tiên lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Thù Thiêm, Cần Thơ… .



Trước thảm cảnh hai mẹ con bà Lài trần truồng chống cưỡng chế đất, bị bắt lôi kéo đi như súc vật ở Cái Răng (Cần Thơ), bà Hiền Đức hỏi một câu không cần lời đáp: “Cưỡng chế hay cưỡng dâm?”.


      4.  Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng Việt Nam

  


     
Tiệm vàng Thảo Lực, nơi anh Rê đổi 100 USD.  Ảnh: P.V


Vụ anh Nguyễn Cà Rê đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng VN xảy ra từ tận tháng 1/2018, nhưng phải đến tháng 9/2018, UBND TP.Cần Thơ mới ra quyết định xử phạt hành chính gây “dậy sóng” dư luận trong những ngày qua.  

Diễn tiến vụ án:



Ngày 30/1/2018, công an TP. Cần Thơ bắt quả tang tiệm vàng Thảo Lực đang đổi tờ ngoại tệ 100 USD của anh Nguyễn Cà Rê. Ngay sau đó, công an tiến hành “khám xét nhà ở”, “lập biên bản vi phạm đối với doanh nghiệp” Thảo lực, và tạm giữ tang vật gồm 9 hộp chứa kim loại màu trắng, kim loại màu vàng, hột đá; 1 đầu thu camera và 1 tờ tiền mệnh giá 100 USD (mới đổi cho anh Cà Rê) và cùng những chứng từ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh của tiệm vàng Thảo Lực.



Những người có liên quan nhiều lần được mời đến làm việc. Ngày 5/2/2018, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.Cần Thơ ra quyết định về việc “kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của tiệm vàng Thảo Lực”, với lý do: Để xác minh, làm rõ các tình tiết vụ việc.



Đến ngày 28/2/2018, Công an TP.Cần Thơ tiếp tục có quyết định “gia hạn thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề” của tiệm vàng Thảo Lực. Lý do lần này được đưa ra là để xác minh tình tiết, thẩm định hồ sơ, làm căn cứ ra quyết định xử phạt theo Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính. Trong khoảng thời gian này, công an TP.Cần Thơ cũng đã ra quyết định “trưng cầu giám định đối với số tang vật trên về các nội dung: thuế, hàm lượng vàng…”.



Đến ngày 29/3/2018, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.Cần Thơ ra quyết định “chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu phạm tội trốn thuế” sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tiệm vàng Thảo Lực.



Theo thiển nghĩ của người viết: Thôi thì, tiệm vàng Thảo Lực sai phạm những điều gì đó, nhà cầm quyền cân nhắc giải quyết sao cho đạt lý thấu tình, còn chàng thợ điện Cà Rê được người thân gởi cho 100 USD, mừng húm, vội đổi ra tiền VN có là bao mà phạt đến 90 triệu đồng, anh lấy đâu ra số tiền to tát ấy để nộp phạt, thật quá đáng ! . Có khi anh Rê chưa biết đâu là nơi đổi ngoại tệ,  ai chịu đổi thì anh đổi lấy tiền VN tiêu xài trong cơn thắt ngặt thì sao? Quá lắm thì tịch thu 100 USD  mà anh đem đổi là cùng ?.



        5.  TP Cần Thơ cấm mặc quần bò   



Luật nào, căn cứ vào đâu mà lãnh đạo TP Cần Thơ cấm cán bộ nhân viên mặc quần bò, một chủ trương tùy hứng, không giống ai.

 
TP Cần Thơ xóa quần bò - Ảnh Facebook

 

Thấy chướng, tác già Thi An chiết tự, đảo ngữ trình làng bài thơ biếm, người viết chép lại giúp vui cho đọc giả. Bài thơ có tựa đề: “Cần Thơ cấm mặc quần bò”:



Cần thơ nghiêm cấm mặc quần

bò vô trụ sở một tuần trừ lương.

Xếp trưởng thì đang rất cương

quyết phải thực hiện chủ trương áo quần.



Người nào mặt cũng đầy phân

vân là chẳng biết có ngần ngại không?

Rồi đeo phù hiệu của công

ty ở trước ngực núm hồng xinh xinh.



Tôi thì cũng hết cả tinh

thần làm việc ấy nên mình im ru.

Thân nầy chẳng khác vì cu

ly pha trà nước rồi đi dọn phòng



Buồn ra quán gọi dĩa lòng

lợn ngồi chễnh chệ xợi xong rồi về .



Những thành phố loại 1 trực thuộc sao liên tiếp xay ra quá nhiều vụ bê bối, bất công, có lẽ từ đó, lãnh đạo các thành phố loại 2 và 3 bắt đầu bớt ham được thăng tiến lên loại 1.



30/10/2018

    T.T

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire