Trần Thành
(VNTB)
Cựu bí thư
Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải có mặt tại lễ Quốc tang ở Hà Nội và cả Ninh Bình
trong buổi chiều hạ huyệt vần vũ mưa. Nếu sắp tới đây ông Nguyễn Thiện Nhân lại
ra Bắc, liệu ‘bố già’ Hai Nhựt (tên thường gọi của ông Lê Thanh Hải) có phải
cam chịu làm củi đốt lò đang dần nguội lạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Giới luật sư
có thân chủ là những dân oan bị ‘bố già’ Hai Nhựt cướp đất ở bán đảo Thủ Thiêm,
đang lo lắng rằng liệu với xáo trộn nhân sự đàng sau hậu trường chính trị vào
tháng 10 cận kề, liệu vụ Thủ Thiêm lại bị xếp xó như suốt hơn hai mươi năm qua?
Sếp của ông
'anh Năm Tín' là ai?
Cựu phó chủ tịch
UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đang đối mặt pháp lý trong vụ án Vũ ‘nhôm’. Nói
luôn, ông sếp ở thời quyền uy hét ra lửa đó của ông Nguyễn Hữu Tín chính là ông
Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Chân dung cựu Phó Chủ tịch TPHCM Nguyễn Hữu Tín vừa bị khởi tố. Ảnh: cafeF |
Từ
tháng 5 năm 2004 đến tháng 12 năm 2008, ông Nguyễn Hữu Tín là Thành ủy viên,
phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Trước đó, từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 4 năm 2004,
ông Tín là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM. Tháng 5-2004, Chủ tịch UBND
TP.HCM Lê Thanh Hải đã ‘rút’ ông Tín lên làm phó Chủ tịch UBND TP.HCM.
Trong
giới làm ăn, người ta hay gọi ông Nguyễn Hữu Tín là ‘anh Năm’.
Trung
tuần tháng 11-2013, ‘anh Năm’ đã đặt bút ký quyết định giao 375.757m2 ‘đất sạch’
[đất đã giải tỏa xong] không thu tiền sử dụng đất, thuộc quy hoạch Khu đô thị mới
Thủ Thiêm cho Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh để đầu tư xây dựng bốn
tuyến đường chính trong Khu đô thị này theo hình thức hợp đồng BT: Đại lộ vòng
cung (tuyến R1) có diện tích đất là 175.721,6m2; đường ven hồ trung tâm (tuyến
R2) có diện tích 79.218m2; đường ven sông Sài Gòn (tuyến R3) có diện tích
81.956,5m2; đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông - khu dân cư
(R4) có diện tích 38.860,9m2.
Chiều
dài 4 tuyến đường là 11,9km, tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Như vậy, trung
bình 1 km làm đường tiêu tốn 1.000 tỷ đồng, mức đầu tư 'kỷ lục' chưa từng có tại
Việt Nam.
Bánh
ít đi, bánh quy lại. Ông Nguyễn Hữu Tín đồng ý sẽ cấp cho công ty Đại Quang
Minh phần đất có diện tích gần 79 ha đóng trên địa bàn phường Thủ Thiêm và phường
An Lợi Đông. Khi đó, hiện trạng phần đất được cấp này đang sử dụng để xây dựng
dự án trọng điểm, là xương sống nằm trong tổng thể dự án Khu đô thị Sala, nơi
có giá nhà đất đắt đỏ nhất hiện nay...
Giới
làm ăn chắt lưỡi nói rằng, 4 tuyến đường được định giá xây dựng như vậy tưởng
chừng là siêu đắt; tuy nhiên, bản thân hiện trạng các tuyến đường ấy - có thể
thấy chủ yếu phục vụ cho khu đô thị Sala. Cũng chính nhờ các tuyến đường đó, mỗi
mét vuông đất tại khu đô thị trên được “đội giá” lên theo thời gian.
Trong
thương vụ này, xem ra Đại Quang Minh được ông Nguyễn Hữu Tín ưu ái. Dĩ nhiên sự
ưu ái ấy trước tiên cần phải nhận được sự gật đầu của ‘bố già’ Hai Nhựt, đương
kiêm Bí thư Thành ủy TP.HCM (ông Lê Thanh Hải làm Bí thư Thành ủy suốt hai nhiệm
kỳ liền kề).
Những con rối
trong tay ‘bố già’ Hai Nhựt?
Công bằng mà
nói, với thế lực danh gia bên vợ của ông Lê Thanh Hải, gần như toàn bộ cấp phó
(tính luôn cả chủ tịch Lê Hoàng Quân) thời mà ‘bố già’ Hai Nhựt làm vua một cõi
ở Sài Gòn, đều dính tới những tố cáo về sai phạm trong quy hoạch khu đô thị mới
Thủ Thiêm. Dĩ nhiên những tình tiết này không hề được Thanh tra Chính phủ nhắc
đến trong “kết luận kiểm tra” công bố hồi đầu tháng 9/2018.
Trong vụ quy
hoạch Thủ Thiêm, đầu tháng 6 năm 2007, ông Nguyễn Hữu Tín, phó Chủ tịch UBND
TP.HCM đã tách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thành dự án riêng
bằng Quyết định số 2466/QĐ-UBND ký ngày 5/6/2007. Quyết định này xác định, tổng
diện tích đất thu hồi là 772,3 ha với tổng số 10.406 hộ gia đình và 47 cơ quan
đơn vị, trụ sở hành chính, 14 trường học, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Trong khi đó, đối
với khu đất nằm ngoài ranh dự án khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, ngày
17/1/2008, phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín ký ban hành Quyết định 222/QĐ-UBND phê
duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 để làm Khu đô thị chỉnh trang kế
cận Khu đô thị mới Thủ Thiêm với diện tích gần 336 ha, bao gồm 80 ha chỉnh
trang đô thị. Đến đây, 80 ha vốn không thuộc ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ
Thiêm đã “hợp thức hóa” vào Khu đô thị chỉnh trang kế cận.
Dàn lãnh đạo Tp. HCM trong biểu truy điệu Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. |
Nói
thêm, 28 dự án phân lô, bán nền nằm trong khu vực 80 ha chỉnh trang, chính là một
phần trong số 160 ha đất tái định cư của dân đã bị xẻ thịt, chia phần cho các
công ty tư nhân.
Thật
ra những diễn biến về chuyện ban hành các văn bản pháp lý nói trên của ông Nguyễn
Hữu Tín, hay Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài vẫn là nhằm để thực hiện theo kịch
bản của ‘bố già’ Lê Thanh Hải – một người rất khôn ngoan, khi hiếm hoi đặt bút
ký những quyết định liên quan trực tiếp tới quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm.
Hồ
sơ vụ việc cho thấy ngày 22/3/2002, Văn phòng UBND TP.HCM phát hành Công văn
đánh số 78/TB-VP, đóng dấu ‘hoả tốc’, truyền đạt ý kiến kết luận của ông Lê
Thanh Hải như sau: “Xác định diện tích đất dành cho tái định cư phục vụ đền bù
giải toả cho khu đô thị mới Thủ Thiêm phải đảm bảo đủ 160 ha theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, không nhất thiết tập trung ở một địa điểm, có thể bố trí từ
3 đến 4 địa điểm trên địa bàn quận 2”.
Công
văn hỏa tốc về ‘lệnh miệng’ này là cái cớ để hợp thức hóa về mặt ‘đánh lận con
đen’ trong pháp lý cho việc băm nát, thay đổi hoàn toàn so với quy hoạch chi tiết
mà trước đó UBND TP.HCM đã thuê công ty SASAKI thiết kế và được Bộ Xây dựng thẩm
định.
Với
‘lệnh miệng’ nói trên, khu tái định cư của người dân đã bị “đánh bật” ra khỏi
quy mô 930 ha đã được chính phủ phê duyệt. Điều đó đồng nghĩa với việc ông Lê
Thanh Hải tự quyền điều chỉnh cả về quy mô và phạm vi quy hoạch, trái với quy
hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 367/TTg.
Và
nói như lời than oán của mấy trăm gia đình là nạn nhân trong chuyện quy hoạch
bán đảo Thủ Thiêm, chính ông Lê Thanh Hải và phe nhóm chống lưng ông ta ở cấp
Trung ương, đã phá vỡ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm ngay từ trong trứng nước.
Dư
luận đồn đoán ông Trần Đại Quang có liên can trong vụ Vũ ‘nhôm’ mà ‘anh Năm’
Nguyễn Hữu Tín đang đối mặt tố tụng hình sự. Trong những gương mặt đến dự lễ Quốc
tang vừa rồi, trên khuôn hình trực tiếp VTV, liệu có sự hiện diện của ai đó đã
giúp ‘bố già’ Lê Thanh Hải một tay che trời: ông Ba Dũng, bà Bảy Thư…?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire