Trang

24/10/2018

Tư pháp Đức sẽ điều tra tới cùng vụ Trịnh Xuân Thanh


Kính Hòa




Ông Phạm Bình Minh (trái), Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và đồng nhiệm người Đức, Sigmar Gabriel, tại Đức, 2/2017.

https://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-zoom.pngAFP


Ngày 19/10/2018, nước  Slovakia ở Trung Âu tuyên bố đóng băng quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho tới khi Việt Nam có lời giải thích thỏa đáng cho cáo buộc rằng Hà Nội đã dùng một chuyên cơ của Slovakia chở ông Trịnh Xuân Thanh, một quan chức nhà nước bị kết tội tham nhũng, về nước.


Nói chuyện với chúng tôi vào ngày 22/10/2018, nhà báo Lê Trung Khoa, chủ bút tờ báo Việt ngữ có tên Thời báo tại thủ đô Berlin (Đức) cho biết phía Slovakia đã yêu cầu sự giải thích từ Hà Nội trước đây, nhưng vẫn chưa có lời đáp từ phía Việt Nam.

Căng thẳng ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam đã gia tăng gần đây, sau khi có những thông tin từ báo chí Đức và Slovakia cho rằng sau khi ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức, ông đã được đưa sang Slovakia, và một phái đoàn của Bộ Công an Việt Nam do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu đang ở đó, đã mượn một chiếc máy bay của chính phủ Slovakia để đưa ông Thanh sang Nga và về Việt Nam.

Có mặt tại buổi thảo luận với RFA còn có ông Đặng Xương Hùng, cựu nhân viên ngoại giao Việt Nam, hiện đang cư trú chính trị tại Thụy Sĩ. Ông Hùng nói rằng khi vụ việc nổ ra vào tháng 8/2017, ông đã cho rằng Bộ Công An là người chủ mưu, và Bộ Ngoại giao Việt Nam cùng các sứ quán tại Châu Âu không hay biết về kế hoạch bắt cóc. Tuy nhiên ông nói rằng đến nay đã có nhiều thông tin cho thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam có nhúng tay vào việc thực hiện vụ bắt cóc.

Ông Hùng nói rằng vụ việc sẽ còn hé lộ nhiều chuyện lý thú đối những ai quan tâm đến tình hình chính trị Việt Nam hiện nay.

Tiến sĩ Vũ Tường, từ Đại học Oregon nói với RFA trước đó rằng Việt Nam xem Slovakia là quốc gia nhỏ, dễ thuyết phục, quốc gia quan trọng là nước Đức, nhưng có vẽ cũng đã được thuyết phục bỏ qua cho Việt Nam, trong chuyện ký kết hiệp ước thương mại với châu Âu.

Bình luân về nhận xét này ông Lê Trung Khoa cho rằng chuyện hợp tác thương mại giữa hai bên vẫn có thể diễn ra tốt đẹp, vì Việt Nam đã dùng những món lợi về kinh tế để thuyết phục, nhưng nước Đức là một nhà nước pháp quyền, với quyền lực tư pháp độc lập sẽ tiếp tục điều tra cáo buộc Việt Nam tổ chức bắt cóc người trên lãnh thổ của họ.

Hiện nay đã có một bị cáo là ông Nguyễn Hải Long nhận tội đã đồng lõa trong vụ bắt cóc.

Theo thông tin của nhà báo Lê Trung Khoa thì mọi việc đang yên ắng vì có vẻ là hai nước đang tìm cách gỡ rối cho căng thẳng ngoại giao. Nhưng ngành tư pháp Đức sẽ tiếp tục điều tra vụ án này, với khả năng là có rất nhiều người Việt nam sống ở Châu Âu đã tham gia vào, ngoài các quan chức Việt Nam từ Việt Nam sang.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire