Trang

17/11/2018

“Chạy án” và “bị án” trong giới luật sư


     Thiện Tùng           
Trong cuộc trò chuyện với BBC Tiếng Việt tại Bangkok, Thái Lan hôm 20/7, luật sư Nguyễn Hương Quê nói: "Lúc  đầu tôi rất muốn trở thành luật sư do ngưỡng mộ các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân, Hà Huy Sơn, Võ An  Đôn…, vì thấy họ giúp cho những thân chủ là những người lên tiếng kêu gọi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng rồi tôi thấy một vài luật sư trong số này liên tục bị bức hại, bị bắt bớ, bị tước giấy phép hành nghề…. Với kiến thức pháp luật của họ mà họ còn không thể tự giải cứu chính mình thì tôi thấy vấn đề không phải ở chỗ họ".

Luật sư Võ An Đôn



Qua đọc cảm nghĩ của luật sư Nguyễn Hương Quê thố lộ với phóng viên đài BBC vừa nêu trên và được đọc bài tâm sự giữa nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh với luật sư Võ An Đôn trên Dân Quyền VN, người viết thấy rõ hơn xã hội VN đang trong cảnh vàng thau lẫn lộn”. Ngay trong giới luật sư cũng bị phân hóa: những kẻ cơ hội “chạy ánđể moi tiền nguyên cáo; những người tài đức, thẳng ngay “bị án – Võ An Đôn chỉ là một nạn nhân trong số.

Phải thừa nhận một thực tế: Ở Việt Nam hiện nay, ngày một rõ, đã hình thành 2 trường phái chính trị đối lập nhau: một bên là phái cầm quyền Độc tài Chuyên chế ỷ thế cậy quyền hiếp dáp dân chúng; một bên là phái Dân chủ Đa nguyên vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Sau khi luật sư Võ An Đôn bị cấm hành nghề, hệ thống truyền thông chính thống nói Đôn là người xấu, cơ hội…; còn trên những trang mạng xã hội , nhiều bài viết khen ngợi  Đôn là người dũng cảm, chính trực…. “Ông nói gà, bà nói vịt” như thế khiến cho những người ít quan về chính trị khó xác định bản chất thật của luật sư Đôn. Riêng người viết  khẳng định Đôn theo khuynh hướng Dân chủ Đa nguyên, sẵn sàng dấn thân vì nghĩa lớn.

Muốn biết rõ hơn về Đôn, người viết vào Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) được biết, xin tóm lược: “Luật sư Đôn sinh ngày 10/01/1977 (41 tuổi) quê ở tỉnh Phú Yên. Sau khi đồng thời tốt nghiệp 2 trường: Đại học Luật khoa và đại học Xã hội&Nhân văn (Văn khoa) ở TPHCM, Khi ra trường, Đôn được nhận làm việc ở tỉnh Bình Thuận. Thấy công việc mình làm trái nghề, anh về quê nhà ở thôn Phước Thịnh, xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên mở Văn phòng luật sư. Khách hàng của anh chủ yếu là nông dân. Anh sẵn sàng tư vấn hoặc nhận biện hộ trước tòa miễn phí cho những dân oan nghèo..v.v…”. Anh không từ chối biện hộ cho những vụ án bị ghép vào yếu tố Chính trị như vụ Cấn thị Thêu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… Ngoài nghề luật sư,  anh còn viết bài phê phán sai trái không loại trừ “vùng cấm”. Anh được quốc tế xếp vào nhóm luật sư hàng đầu thế giới.

 Lập trường là chỗ đứng, Quan điểm là cách nhìn. Qua quan sát thực tế, riêng những ngưới trong giới luật sư cũng có lập trường, quan điểm khác nhau:

Chạy án

Những luật sư cầu an bảo mạng, bán rẻ lương tâm vì vụ lợi…luôn thỏa hiệp với nhà cầm quyền, được nhà cầm quyền ưu ái. Họ sống theo kiểu “đục nước béo cò”, mong cho có nhiều vụ kiện cáo để họ “chạy án” – chạy kiếm án để moi tiền nguyên cáo. Khi ra tòa, họ cãi chiếu lệ - “được thất mặc bây, tiền thầy bỏ túi”. Để an toàn trên “xa lộ”, họ thường từ chối lãnh cãi những vụ án bị ghép vào yếu tố chính trị hay những vụ án kiện cán bộ cấp cao hoặc cơ quan công quyền.

Bị án

 Những luật sư không bán rẻ lương tâm, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, lấy công lý làm cơ sở trong tranh tụng tại tòa – tiền là thứ yếu, công lý mới là chính yếu. Khi thấy bên nguyên cáo khởi kiện chính đáng, dầu án Chính trị, Hình sự, Dân sự hoặc quan chức to nhỏ, cơ quan quyền lực thấp cao gì họ cũng sẵn sàng tư vấn hoặc nhận làm biện hộ trước tòa để “cứu nhân độ thế”. Đối với họ, tiền là thứ yếu, công lý mới là chính yếu – nhận biện hộ hay tư vấn có thể miễn phí cho những khổ chủ nghèo khó. Nhà cầm quyền đối kỵ, ghét cay ghét đắng những luật sư có khí phách nầy, tìm mọi cách vô hiệu hóa hoặc buộc họ rời khỏi “trận địa” như trường hợp luật sư Đôn bị án buộc thôi hành nghề chẳng hạn.

Người viết nói thế tạm đủ, đọc giả hãy thưởng thức “hương vị”của 2 gã Nhạc sĩ và Luật sư cùng chung lập trường, quam điểm tâm sự:  

  Tuấn Khanh: Luật sư thì bị tước thẻ với lý do mơ hồ. Còn tất cả các vụ án về chính trị hay dân quyền, nhân quyền mà các luật sư tham gia trong năm 2017 sao lại hoàn toàn thất bại?!.  
   LS. Võ An Đôn: Dạ, lâu nay các vụ án liên quan đến dân chủ, nhân quyền, quan quyền mà được các luật sư nhận lời tham gia cũng không nhiều, bởi phần lớn người ta sợ Nhà nước gây khó khăn cho công việc làm ăn, hay rồi bị rút thẻ như em. Nhưng thật lòng mà nói, cho đến lúc này thì hầu hết các vụ án liên quan đến dân chủ, nhân quyền, quan quyền thì luật sư chỉ còn đóng vai trò tham gia cho có vậy thôi anh à. Bản án thì đã được ấn định trước.  
Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Vì tính bộc trực, em bị Luật sư đoàn rút giấy phép hành nghề, em có thấy lỡ lời, hối tiếc và buồn không?  

Luật sư An Đôn: - Dạ, đó là quan điểm cá nhân, chọn thỏa hiệp với nhà cầm quyền để sống yên. Nhưng quan điểm của em thì sống làm nghề luật sư, thì phải lựa chọn nói thật. Bởi luật pháp và công lý là sự thật, thì em cũng muốn được nói thật. Em biết nói thật thì khó nghe nhưng rồi nó sẽ tác động vào việc thay đổi xã hội - Nếu em không nói thật thì em cũng như mọi người, thỏa hiệp với sự bất công mà sống thì xã hội này sẽ ra sao? Em không muốn sống như vậy - Thiệt tình em buồn lắm vì không còn được làm nghề luật sư nữa để giúp cho mọi người. Em   không cảm thấy cô đơn khi dư luận xã hội vẫn không quên em. Đi ngoài đường, người ta không coi em là người thất thời, họ cũng mời em café, nói chuyện chào hỏi… nên em cũng hạnh phúc lắm anh à.

Vác cuốc làm vườn

Tuấn Khanh:  Giờ em sống bằng cách nào?

An Đôn: Dạ, em đang ở cùng cha già 86 tuổi, ông là cựu chiến binh chống Pháp, Mỹ.  Em đóng cửa Văn phong luật sư, quần quật  với mấy sào ruộng vườn, nuôi bò, gà, vịt cũng đủ sống – “Trời sanh voi sanh cỏ” mà anh?.

Ở Việt Nam hiện nay, luật sư bị vô hiệu hóa không chỉ ở những vụ án có yếu tố chính trị mà cà những vụ án kiện quan chức hay kiện bộ máy cầm quyền. Vì các vấn đề nầy thuộc lĩnh vực “nhạy cảm”, bản án đã được nhà cầm quyền ấn định trước – Giới Cầm quyền thủ vai đạo diễn, Toàn án và Luật sư thu vai diễn viên, diễn những vở hài cười ra nước mắt.

***

Để minh họa cho những gì luật sư Đôn nói, Thiên Tùng xin kể chuyện mình kiện Ủy Ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang về cái sân thượng:

<< Nhà 13 và 15 liên cư, vốn là một chủ, cấu trúc hệt nhau gồm một trệt 1 lầu, nóc bê-tong (nóc bằng), lên sân thượng chỉ có cầu thang nằm bên nhà 15.

Trước 30/04/1975, nhà 15 chủ bán vàng, nhà 13 cho con mở tiệm cầm đồ, đã bỏ nhà sang Mỹ. Sau 30/04/1975, trong chiến dịch X.2 (đánh Tư sản Mại bản),  Nhà nước kê biên và tịch thu 2 căn nhà nầy, giao cho Ban Tuyên Huấn làm nhà tập thể.

Đền năm 1980, được sự nhứt trí của UBND Tỉnh, BanTuyên Huấn giao nhà 15 cho cán bộ Trần văn Mai, nhà 13 giao cho cán bộ Đào văn Tùng (tôi) mướn để ở.

Chê ở phố xá chật chội, Trần văn Mai trả nhà 15  đi nơi khác. Khoảng 1 năm sau, nhà nước cho lại chủ cũ căn nhà 15. Từ đó, nhà 13  chúng tôi  không thể lên sân thượng, vì cầu thang nằm bên nhà 15.  Nhà 15 chiếm dụng sân thượng nhà 13 cũng từ ấy.  

Nhiều lần nhà nước kêu tôi chấp nhận hóa giá như bao cán bộ khác. Tôi không chấp nhận vì sân thượng nhà 13 bị nhà 15 chiếm dụng. Thế là, tôi tiếp tục thuê nhà số 13 để ở.

Năm 1998 (18 năm sau), UBND tỉnh họp xử lý hành chánh 2 căn nhà 13 và 15 nầy. Sau cuộc họp, UBND Tỉnh ra Công văn 787/CVUB:  buộc nhà 15 trả sân thượng nhà 13 cho Nhà nước quản lý, và ra quyết định 905/QĐUBND xác nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho nhà 15 gồm 1 trệt, 1 lầu và sân thượng chỉ bên nhà 15.

Năm 1999, UBND tỉnh ra quyết định bán căn nhà 13 cho chúng tôi theo công văn 787 như đã nói. Mua nhà mà mình đã mướn ở suốt 18 năm qua, khi giao nhận chỉ về mặt giấy tờ. Theo hợp đồng mua bán, nhà 13 tôi mua gồm 1 trệt, 1 lầu và sân thượng. Nhưng khi giao nhà 13 cho chúng tôi bên nhà 15 vẫn chưa trả sân thượng cho nhà 13. Tôi hỏi về cái sân thượng, phó chủ tịch Tỉnh Đoàn văn Tâm, người ký “Giấy chứng nhận QSHN và QSDĐ” cho chúng tôi nói: “Chúng tôi sẽ buộc nhà 15 trả sân thượng lại cho nhà 13 theo công văn 787, chẳng lẽ bán nhà mà không có nóc, ông yên tâm”.

Suốt 9 năm (1999-2008), hết ông Chủ tịch nầy đến ông chủ tịch khác, cứ hứa nhưng không làm.

Năm 2008, UBND Tỉnh lại chỉ đạo cho UBND TP Mỹ Tho làm giấy chủ quyền mới cho nhà 15 gồm cả sân thượng nhà 13 mà không hề nói gì đến chúng tôi.

Không còn cách nào khác, theo hợp đồng mua bán giữa chúng tôi và UBND Tỉnh, chúng tôi nhờ luật sư tư vấn và biện hộ cho chúng tôi trong vụ kiện nầy - bên nguyên cáo là chúng tôi, bên bị cáo là UBND tỉnhTiền Giang.

Chúng tôi đến Văn phòng  luật sư Th… nhờ tư vấn và biện hộ cho chúng tôi trước Tòa về việc nầy. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư Th… nói với tôi: “Qua xem xét hồ sơ, anh chiếm ưu thế tuyệt đối trong vụ kiện nầy, nhưng bị cáo là cơ quan quyền lực cao nhứt ở địa phương, khả năng anh thắng cao nhứt cũng chỉ 10%. Xem như tôi tư vấn miễn phí cho anh, còn biện bộ cho anh trước Tòa thì xin anh cho em duy trì nghề để kiếm chút cháo!”.

Chúng tôi lại đến văn phòng luật sư Tr… cũng đưa hồ sơ nhờ tư vấn và biện hộ. Luật sư Tr… cũng nói như luật sư Th… Nhưng Ông chi tiết thêm: “Qua nghiên cứu hồ sơ, phần phải thuộc về anh, tôi chỉ tư vấn miễn phí cho anh, không nhận làm “thầy cãi”. Không phải tôi sợ va chạm với nhà cầm quyền, tôi có thể cãi miễn phí cho anh. Tôi khuyên anh không nên thuê thầy cãi, chỉ phí tiền. Dầu anh là cán bộ, nhưng cán bộ đã nghỉ hưu, như một thường dân thôi, “Con kiến mà kiện củ khoai” phần thắng thấp lắm. Anh có lợi thế, cứ kiện và tự biện xem sao, biết đâu con chim ỉa lọt miệng ve”.

Thế là tôi phát đơn kiện, không mướn luật sư mà tự biện. Ròng rã suốt  3 năm, hết Toà án Tỉnh, Tòa án Cấp cao đến Tòa án Tối cao ( trước gọi là Giám độc thẩm). Tại mỗi phiên Tòa, hết Thẩm phán đến bên Bị cáo thay phiên nhau kẻ tung người hứng, tràng giang đại hải mà không đi vào nội dung cốt lõi của vụ án là giấy hợp đồng mua bán theo tinh thần Công văn 787. Còn bên Nguyên cáo (chúng tôi) như trở thành bị cáo, chỉ được nói những điều Tòa hỏi, còn bị chặn họng chặn hầu, cắt  lên cắt xuống. Sơ thẩm (ở tỉnh) xử tôi thất kiện, cấp chung thẩm và giám đốc thẩm xử y án Sơ thẩm. Vì thua kiện, họ buộc tôi nộp án phí mỗi vụ 200.000 đồng – nộp thì nộp! >>.

Kiện hết các cấp Quốc gia chẳng lẽ kiện ra Quốc tế. Đành “Rắn mình em chịu có sao đâu!”.  

16/11/2018
      T.T

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire