Nguyễn Quang Duy
Miền Bắc
trước đây theo mô hình Xô viết, mọi người đều làm công cho nhà nước và đoàn ngũ
hóa trong một tổ chức chính trị trực thuộc đảng Cộng sản được gọi là công đoàn.
Ngày nay
kinh tế, xã hội và cả chính trị Việt Nam đã thay đổi, nhưng nhiệm vụ của công
đoàn vẫn tồn tại như ngày nào.
Tham gia
Hiệp định CPTPP, Hà Nội sẽ phải chấp nhận hoạt động của các nghiệp đoàn đại
diện cho người lao động nhưng “không làm chính trị”, nghĩa là không chịu sự
lãnh đạo của đảng Cộng sản.
Như vậy
Hà Nội đang chấp nhận 3 bước lùi: thứ nhất về tư tưởng “đấu tranh giai cấp”;
thứ hai là nới lỏng kiểm soát tầng lớp lao động; và quan trọng nhất là đảng
Cộng sản mất quyền trực tiếp lãnh đạo.
Quốc tế
về quyền lao động…
Việt Nam
đã gia nhập Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) vào tháng 6/1950, nhưng Hà Nội vẫn
chưa ký nhiều Công ước quy định về quyền lao động, như Công ước số 87 và 98 về
tự do liên kết và thương lượng tập thể, là những quyền đã được hầu hết các nước
thành viên ILO và Liên Hợp Quốc công nhận.
Khi gia
nhập WTO vào 1/2007, Hà Nội đã hứa sẽ ký và thực thi hai Công ước nói trên
nhưng đến nay vẫn không thực hiện.
Tranh
tụng quyền lao động
Tham gia
CPTPP, Hà Nội sẽ có 5 năm không bị trừng phạt thương mại đối với việc thành lập
các nghiệp đoàn và 7 năm các nghiệp đoàn được liên kết với nhau.
Trong
vòng 5 năm, Hà Nội cũng phải để các nghiệp đoàn thực hiện việc đàm phán thỏa
thuận lao động tập thể về tiền lương, về thời giờ làm việc, về thời giờ nghỉ
ngơi và các quyền lợi khác.
Nếu Hà
Nội vi phạm các điều khoản đã ký, nghiệp đoàn tại Việt Nam không có quyền khởi
kiện, chỉ có chính phủ 10 quốc gia CPTPP còn lại mới có quyền kiện đòi Hà Nội
thực hiện.
Việc vi
phạm quyền lao động sẽ ảnh hưởng đến thị trường lao động và quyền lợi nghiệp
đoàn 10 quốc gia còn lại, vì thế các nghiệp đoàn Việt Nam có thể làm việc với
các nghiệp đoàn tại ít nhất 1 quốc gia có chân trong CPTPP, vận động chính phủ
nước họ khởi kiện.
Hay
nghiệp đoàn Việt Nam tổ chức tổng đình công trực tiếp tố cáo và vận động chính
phủ các quốc gia khác khởi kiện.
Thủ tục
khá nhiêu khê nên muốn mang lại kết quả, các nghiệp đoàn tại Việt Nam cần xây
dựng liên kết chặt chẽ với nghiệp đoàn quốc tế.
Ngay cả
việc chính phủ quốc gia khác có thành công trong việc kiện tụng, việc trừng
phạt Hà Nội còn tùy thuộc vào quan điểm chính trị và ngoại giao của nước họ,
nên họ có thể chọn thỏa hiệp với Hà Nội vì một lợi ích kinh tế hay chính trị
nào đó mà bỏ qua việc trừng phạt.
Những
người hoạt động nghiệp đoàn cần biết rõ giới hạn này để đừng hoàn toàn kỳ vọng
vào các quốc gia khác trong CPTPP.
Thị
trường lao động Việt Nam…
Vào đầu
năm 2016, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết
Việt Nam có 23 triệu nông dân, trong khi tổng cộng 11 nước TPP (cả Mỹ) chỉ có
20,5 triệu nông dân.
Tính
trung bình nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long thu nhập không quá
100 Mỹ Kim mỗi tháng, trong khi lợi tức trung bình của công nhân Việt Nam vào
khoảng 250 Mỹ Kim mỗi tháng.
Tỷ lệ
chênh lệch thu nhập là 2.5 lần và số thặng dư nhân lực tại nông thôn cũng rất
cao khiến nông dân di cư đến các khu công nghiệp kiếm việc làm.
Về lý
thuyết khi thị trường lao động bão hòa tiền lương sẽ quyết định bằng năng suất
lao động và sẽ tương đương giữa các nước theo kinh tế thị trường.
Nhưng
trên thực tế như Samsung sản xuất gia công theo dây chuyền được cài đặt với một
tốc độ cố định, nên bất kể người làm việc trên dây chuyền là người nước nào thì
năng suất lao động và sản lượng sản xuất đều như nhau.
Nhưng
lương của công nhân Việt Nam chỉ bằng 30% lương công nhân Nam Hàn và chỉ bằng ½
lương công nhân Trung Quốc.
Nhằm thu
hút đầu tư, Hà Nội sẽ tiếp tục kềm hãm mức lương tối thiểu để mức lương công
nhân Việt Nam luôn thấp nhất trong số 10 quốc gia tham gia CPTPP.
Thị
trường lao động lại luôn biến đổi. Samsung đã từng rời hầu hết các cơ xưởng từ
Trung Quốc sang Việt Nam, Samsung có thể lại rời sang Bắc Hàn do lương công
nhân rẻ hơn lại cùng một dân tộc, một ngôn ngữ và như thế sẽ ảnh hưởng nặng đến
nhu cầu nhân dụng Việt Nam.
Các hoạt
động kinh tế thì càng ngày càng đa dạng mỗi ngành nghề trong mỗi thời điểm lại
có mức cung và cầu khác nhau.
Giới
lãnh đạo nghiệp đoàn vì thế ngoài khả năng biết đàm phán còn cần kiến thức để
hiểu rõ thị trường nhân dụng trong từng giai đoạn cũng như hiểu rõ về sách lược
kinh tế của Việt Nam và thế giới.
Nghiệp
đoàn độc lập với đảng chính trị.
Nghiệp
đoàn là tổ chức đại diện quyền lợi những người có chung một ngành nghề, như
nghiệp đoàn thợ dệt, nghiệp đoàn thợ mỏ, nghiệp đoàn tiểu thương, nghiệp đoàn
nông dân, nghiệp đoàn giáo chức, nghiệp đoàn báo chí, nghiệp đoàn công chức…
Gia nhập
CPTPP, không chỉ người lao động phổ thông mới được quyền lập nghiệp đoàn mà cả
những người lao động trí óc, văn phòng cũng có chung quyền lợi.
Vì thế
nghiệp đoàn cần phải thực sự độc lập với tất cả các đảng phái chính trị.
Nghiệp
đoàn phải do người lao động đứng ra thành lập, được người lao động nuôi dưỡng
và phải luôn luôn đấu tranh cho quyền lợi người lao động.
Mỗi
nghiệp đoàn cần có nội quy sinh hoạt, với đường lối đấu tranh công khai và rõ
ràng phù hợp với luật pháp hiện hành.
Các
nghiệp đoàn trên nguyên tắc là cạnh tranh với công đoàn nhằm phục vụ tốt cho
người lao động, nên cần tránh lọt vào thế đối đầu với công đoàn không mang lại
lợi ích thiết thực.
Những
người lãnh đạo nghiệp đoàn ngoài sự hiểu biết và tài năng còn phải là người
được người lao động thương yêu, tin tưởng và bầu lên qua những cuộc bầu cử dân
chủ.
Như thế
họ mới chính danh để đại diện người lao động thương lượng với cả chủ nhân lẫn
nhà nước.
Họ cũng
cần có khả năng và kinh nghiệm làm việc với các nghiệp đoàn khác, các chính phủ
và các tổ chức quốc tế.
Về lâu
dài Việt Nam sẽ tạo nên một tầng lớp lãnh đạo nghiệp đoàn khác hẳn với tầng lớp
lãnh đạo công đoàn mà đa số là cán bộ công chức được đảng Cộng sản giao cho
công tác tuyên truyền vận động chính trị.
Dư luận
hiện đang rất lo âu về việc Hà Nội sẽ lập ra các nghiệp đoàn hình thức vẫn chịu
sự kiểm soát của đảng Cộng sản.
Điều này
dễ dàng xảy ra vì thế trong thời gian tới có thể có 3 hình thức hoạt động khác
nhau: (1) công đoàn nhà nước làm nhiệm vụ chính trị cho đảng Cộng sản; (2)
nghiệp đoàn trong khuôn khổ giới hạn thương lượng với giới chủ; và (3) những
người hoạt động nghiệp đoàn âm thầm tổ chức biểu tình và đình công.
Biểu
tình, đình công…
Từ khi
Hà Nội tham gia kinh tế thị trường năm 1990 đã có hơn 6.000 cuộc đình công, tất
cả đều tự phát và hầu hết mang lại kết quả tốt, đặc biệt là 2 cuộc tổng đình
công phản đối chính sách của Hà Nội.
Vào dịp
cuối năm 2005, diễn ra nhiều cuộc đình công đòi tăng mức lương tối thiểu cho
công nhân tại các doanh nghiệp nước ngoài, có cuộc đình công lên đến năm, sáu
chục ngàn công nhân tham dự.
Thủ
tướng Phan Văn Khải đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bằng cách ký chỉ thị tăng
mức lương tối thiểu lên 40 phần trăm.
Cuối
tháng 3/2015 nhiều cuộc đình công liên tục diễn ra tại khu công nghiệp Sài Gòn,
Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An… phản đối chính sách bảo hiểm xã hội
đã được Quốc Hội thông qua.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay tức thì tuyên bố sẽ đáp ứng nguyện vọng công nhân
bằng cách kiến nghị lên Quốc Hội sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội.
6.000
cuộc đình công mang lại kết quả cho thấy sức mạnh của người lao động trong việc
thương lượng với chủ nhân và nhà nước.
Một số
cuộc đình công khi chấm dứt, công nhân đứng ra tổ chức đã bị sa thải và một số
người sau đó bị bắt.
Một số
trường hợp rõ ràng có những liên kết tổ chức nhưng công đoàn và nhà nước vẫn
không kiểm soát được.
Theo
hướng dẫn của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) luật lao động sẽ phải thay đổi, để
khi có 50% cộng 1 thành viên ban chấp hành đồng ý biểu tình hay đình công thì
nghiệp đoàn có quyền tiến hành.
Trong 7
năm đầu và thậm chí khi nhà cầm quyền Hà Nội chưa thay đổi cách nhìn về biểu
tình và đình công thì bên trong các cơ sở doanh nghiệp luôn có những người lao
động sẵn sàng khởi xướng và tổ chức các cuộc đình công.
Thực tế
cũng cho thấy các cuộc biểu tình nhiều khi lên đến hằng trăm ngàn người tham dự
nhưng đã nhanh chóng tàn lụi, nên cũng đừng kỳ vọng các cuộc biểu tình sẽ thay
đổi thể chế như đã từng xảy ra ở Ba Lan.
Hướng
tới tự do
Rõ ràng
Việt Nam đang từng bước thay đổi, nghiệp đoàn “không làm chính trị” sẽ chính
thức hoạt động, nhưng sức mạnh của tầng lớp lao động về cả kinh tế lẫn chính
trị đều luôn bị đảng Cộng sản kềm hãm.
Muốn xã
hội phát triển toàn diện và công bằng Việt Nam lại cần có những chính sách
những đạo luật tiến bộ. Muốn thế cần có những đấu tranh nghị trường, đấu tranh
giữa các đảng chính trị với nhau.
Khi Việt
Nam có tự do và có đa đảng, các nghiệp đoàn mới tạo quyền lực chính trị bằng
cách ủng hộ các chính đảng có chính sách xã hội tiến bộ phục vụ cho quyền lợi
tầng lớp lao động nghèo. Hoặc ủng hộ những chính đảng đề ra những chính sách có
lợi cho các thành viên trong từng nghiệp đoàn.
Những
người hoạt động nghiệp đoàn ngày nay sẽ vượt qua những thử thách, rút tỉa những
kinh nghiệm để trở thành những người lãnh đạo đóng góp cho một Việt Nam tự do,
dân chủ, và tạo công bằng cho xã hội.
Nguyễn
Quang Duy
Melbourne,
Úc Đại Lợi
22/11/2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire