Trang

13/12/2018

Giới thiệu tóm tắt sách “Tại sao các QG thất bại” ( Đoạn 7)


Nguyễn Đình Cống


                                    Chương  12.
                              VÒNG LUẨN QUẨN





KHÔNG THỂ ÐI XE LỬA ÐẾN BO NỮA


Toàn bộ quốc gia tây Phi Sierra Leone đã trở thành thuộc địa Anh trong năm 1896. Thành phố thủ đô, Freetown, ban đầu như một quê hương cho các nô lệ được hồi hương. Nhưng khi Freetown trở thành một thuộc địa Anh, nội địa Sierra Leone vẫn gồm nhiều vương quốc nhỏ Phi châu. Người Anh đã gọi các nhà cai trị là “ thủ lĩnh tối cao”

Khi những người Anh đã thử thu thuế lều, trong tháng Giêng 1898, các thủ lĩnh đã đứng lên trong một cuộc nội chiến được biết đến như Nổi loạn Thuế Lều (Hut Tax Rebellion). Nổi loạn Thuế Lều đã mau chóng thất bại, nhưng nó đã cảnh cáo những người Anh về các thách thức của việc kiểm soát nội địa Sierra Leone


. Những người Anh đã bắt đầu xây dựng một đường sắt từ Freetown vào nội địa. Công việc đã bắt đầu trong tháng Ba 1896, và tuyến đường sắt đã đến Songo Town tháng Mười Hai 1898, giữa cuộc Nổi loạn Thuế Lều.  Con đường đã bị thay đổi sau khi bắt đầu vụ bạo loạn, cho nên thay vì đi theo hướng đông bắc, nó đã đi xuống phía nam, qua Rotifunk và đến Bo, vào đất Mende (Mendeland).

Khi Sierra Leone trở nên độc lập năm 1961, những người Anh đã trao quyền lực cho Ðảng Nhân dân Sierra Leone (Sierra Leone People’s Party (SLPP). Mặc dù đường sắt xuống phía nam ban đầu đã được thiết kế bởi những người Anh để cai trị Sierra Leone, vào năm 1967 vai trò của nó đã là kinh tế, chuyên chở hầu hết hàng xuất khẩu của đất nước: cà phê, cocoa, và kim cương.

Nhưng rồi SLPP đã thua đảng đối lập do Stevens lãnh đạo. Stevens cho rằng việc xuất khẩu đã làm lợi cho SLPP nên  đã cho  ngừng tuyến đường sắt đến Mendeland. Rồi ông đã bán tống bán tháo đường ray và nguyên liệu lưu chuyển để làm cho sự thay đổi càng không thể đảo ngược được càng tốt. Không còn tàu hỏa đi đến Bo nữa. Tất nhiên, hành động quyết liệt của Stevens đã gây thiệt hại một cách tai họa cho một số khu vực sôi động của nền kinh tế Sierra Leone. Stevens chọn củng cố quyền lực của mình, và ông đã chẳng bao giờ nhìn lại. Ngày nay không thể đi tàu hỏa đến Bo nữa.  Stevens như thế đã củng cố quyền lực của mình một cách thành công, cho dù với cái giá làm bần cùng phần lớn nội địa.

Trong thời kỳ thuộc địa, người Anh đã sử dụng một hệ thống cai trị gián tiếp để quản lý Sierra Leone, Nhiều người đã kỳ vọng các tập quán tồi nhất của sự cai trị thuộc địa ở châu Phi hạ-Sahara ngừng lại sau độc lập, và việc sử dụng các hội đồng marketing để đánh thuế quá đáng các nông dân sẽ chấm dứt. Nhưng chẳng việc nào đã xảy ra. Trên thực tế, sự tước đoạt các nông dân bằng cách sử dụng các hội đồng marketing đã trở nên tồi hơn nhiều.

Ðiều đáng chú ý là mức độ của tính liên tục giữa Sierra Leone thuộc địa và Sierra Leone độc lập. Người Anh đã tạo ra các hội đồng marketing và đã sử dụng chúng để đánh thuế các nông dân. Các chính phủ hậu thuộc địa cũng làm thế, tước đoạt với các tỷ lệ thậm chí còn cao hơn. Người Anh đã tạo ra hệ thống cai trị gián tiếp thông qua các thủ lĩnh tối cao. Các chính phủ tiếp sau sự độc lập đã không loại bỏ thể chế thuộc địa này; đúng hơn, họ đã sử dụng nó để cai trị cả vùng nông thôn nữa. Người Anh đã lập ra một độc quyền kim cương và đã thử không cho phép các nhà khai mỏ Phi châu. Các chính phủ sau độc lập đã làm y thế. Ðúng là, người Anh đã nghĩ rằng xây dựng đường sắt đã là cách tốt để cai trị Mendeland, còn Siaka Stevens thì đã nghĩ ngược lại. Người Anh đã có thể tin cậy quân đội của họ và đã biết nó có thể được điều động đến Mendeland nếu một cuộc nổi loạn nảy sinh. Stevens, ngược lại, đã không thể làm như vậy.

Sự thiếu phát triển, của Sierra Leone đã có thể được hiểu kỹ nhất như kết quả của vòng luẩn quẩn. Trước hết, các nhà chức trách thuộc địa Anh đã xây dựng các thể chế chiếm đoạt, và các chính trị gia Phi châu sau độc lập đã rất vui vẻ nắm lấy gậy chỉ huy cho bản thân họ. Hình mẫu đã tương tự một cách bí hiểm đáng sợ trên toàn bộ châu Phi hạ-Sahara. Ðã có những hy vọng tương tự cho Ghana, Kenya, Zambia, và nhiều nước Phi châu sau độc lập. Thế nhưng, trong tất cả các trường hợp, các thể chế chiếm đoạt đã được tái tạo lại theo một hình mẫu được tiên đoán bởi vòng luẩn quẩn

Còn một cơ chế khác nữa cho vòng luẩn quẩn là, các thể chế chiếm đoạt, bằng cách tạo ra quyền lực không bị kiềm chế và sự bất bình đẳng thu nhập lớn, làm tăng sự đặt cược chính trị của trò chơi chính trị. Bởi vì bất cứ ai kiểm soát nhà nước đều trở thành người hưởng quyền lực quá đáng và của cải mà nó đẻ ra, các thể chế chiếm đoạt tạo ra các khuyến khích cho việc đấu đá nội bộ nhằm kiểm soát quyền lực và các lợi ích của nó, một động lực mà chúng ta thấy đã hoạt động ở các thành-quốc Maya và ở Rome Cổ xưa. Dưới ánh sáng này, không ngạc nhiên rằng các thể chế chiếm đoạt , mà nhiều nước Phi châu đã thừa kế từ các cường quốc thuộc địa, đã gieo hạt của các cuộc tranh giành quyền lực và các cuộc nội chiến. Các cuộc đấu tranh này là các xung đột rất khác với Nội chiến Anh và Cách mạng Vinh quang. Chúng đã không được chiến đấu để làm thay đổi các thể chế chính trị, để đưa ra các ràng buộc lên việc sử dụng quyền lực, hay để tạo ra chủ nghĩa đa nguyên, mà để chiếm quyền và làm giàu cho một nhóm với sự tổn hại của những người còn lại. Ở Angola, Burundi, Chad, Côte d’Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Liberia, Mozambique, Nigeria, Cộng hòa Congo Brazzaville, Rwanda, Somalia, Sudan, và Uganda, và tất nhiên ở Sierra Leone, như chúng ta sẽ thấy chi tiết hơn trong chương tiếp theo, những xung đột này đã biến thành các cuộc nội chiến đẫm máu và tạo ra sự đổ nát kinh tế và sự đau khổ con người không đâu sánh kịp – cũng như gây ra sự thất bại nhà nước.



TỪ ENCOMIENDA ÐẾN SỰ CHIẾM ÐOẠT ÐẤT

Ngày 14-1-1993, Ramiro De León Carpio đã tuyên thệ với tư cách tổng thống Guatemala. Ông đã bổ nhiệm Richard Aitkenhead Castillo làm bộ trưởng tài chính, và Ricardo Castillo Sinibaldi làm bộ trưởng phát triển của mình. Cả ba người này đã có cái gì đó chung: tất cả họ đều là những hậu duệ trực tiếp của các nhà chinh phục Tây Ban Nha, những người đã đến Guatemala vào đầu thế kỷ thứ mười sáu. Những dòng họ này đã kiểm soát quyền lực kinh tế và chính trị ở Guatemala từ năm 1531. Các dòng họ này đã là phần của giới elite, chỉ chiếm hơn 1 phần trăm dân cư trong các năm 1990.

Ở Guatemala, như ở phần lớn Trung Mỹ, chúng ta thấy một dạng đơn giản hơn, trần trụi hơn của vòng luẩn quẩn: những người có quyền lực kinh tế và chính trị đã sắp đặt các thể chế để bảo đảm tính liên tục của quyền lực của họ, và họ đã thành công trong việc làm như vậy. Loại này của vòng luẩn quẩn dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của các thể chế chiếm đoạt và sự tồn tại dai dẳng của các elite nắm quyền lực, cùng với sự tồn tại dai dẳng của của sự chậm phát triển.

Elite Guatemala đã xem xét Hiến pháp Cadiz với sự thù nghịch, đã khuyến khích họ để tuyên bố độc lập đúng như các elite Mexico đã làm. Tiếp sau một sự hợp nhất ngắn với Mexico và Liên hiệp Trung Mỹ, elite thuộc địa đã cai trị Guatemala dưới chế độ độc tài của Rafael Carrera từ 1839 đến 1871. Trong thời kỳ này các hậu duệ của các nhà chinh phục và elite bản xứ đã duy trì các thể chế kinh tế chiếm đoạt của thời kỳ thuộc địa phần lớn không thay đổi. Ngay cả tổ chức Consulado đã không thay đổi sau độc lập. Mặc dù đấy đã là một thể chế hoàng gia, nó đã vui vẻ tiếp tục dưới một chính phủ cộng hòa.

Sự độc lập sau đó đã đơn giản là một cuộc đảo chính bởi elite địa phương đã tồn tại từ trước, đúng như ở Mexico; họ đã tiếp tục như thường lệ với các thể chế kinh tế chiếm đoạt mà từ đó họ đã hưởng lợi rất nhiều.

Như một kết quả của sự chi phối này của elite, Guatemala đã bị mắc trong một sự sai lạc thời gian (cuộn thời gian) vào giữa thế kỷ thứ mười chín, khi phần còn lại của thế giới thay đổi nhanh chóng.

Sản xuất cà phê đã cần đến đất và lao động. Những người Liberal đã làm đến cùng việc tư nhân hóa đất đai, trên thực tế là một sự chiếm đoạt mà trong đó họ có khả năng. Mặc dù cố gắng của họ đã bị tranh cãi gay gắt, căn cứ vào các thể chế chính trị hết sức chiếm đoạt và sự tập trung của quyền lực chính trị ở Guatemala, cuối cùng elite đã thắng. Giữa 1871 và 1883 gần một triệu mẫu (acre) đất, hầu hết là đất chung của người bản xứ và đất biên cương, đã chuyển vào tay elite, và chỉ sau đó cà phê mới phát triển nhanh chóng.

Việc cưỡng bức người lao động đã chẳng bao giờ bị bãi bỏ sau độc lập, bây giờ nó được tăng về quy mô và thời gian.

Ðúng như trước 1871, elite Guatemala đã cai trị qua những người lính mạnh mẽ. Họ đã tiếp tục làm vậy sau khi đợt hưng thịnh bột phát về cà phê cất cánh. Jorge Ubico, tổng thống giữa 1931 và 1944, đã cai trị dài nhất. Ubico đã thắng cuộc bầu cử tổng thống năm 1931 không gặp sự đối lập. Sự phản đối chế độ của ông chỉ tăng lên trong năm 1944, dẫn đầu bởi các sinh viên . Ngày 24 tháng Sáu, 311 người, nhiều trong số đó từ giới elite, đã ký Memorial de los 311, một bức thư ngỏ lên án chế độ. Ubico đã từ chức ngày 1 tháng Bảy. Mặc dù tiếp sau ông đã là một chế độ dân chủ trong năm 1945, chế độ này đã bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính năm 1954, dẫn đến một cuộc nội chiến. Guatemala đã lại dân chủ hóa chỉ sau 1986.

Ở Guatemala, như ở phần lớn Trung Mỹ, theo một hình mẫu điển hình của vòng luẩn quẩn, các thể chế chính trị chiếm đoạt ủng hộ các thể chế kinh tế chiếm đoạt, mà đến lượt lại cung cấp cơ sở cho các thể chế chính trị chiếm đoạt và sự tiếp tục của quyền lực của cùng elite.



Lý do của chuyện quỹ đạo kinh tế và chính trị của miền Nam Hoa Kỳ đã chẳng thay đổi, cho dù chế độ nô lệ đã bị xóa bỏ và những người đàn ông da đen đã được trao quyền bầu cử, là bởi vì sức mạnh chính trị và sự độc lập kinh tế của những người da đen đã mỏng manh.

Các chính trị gia miền nam ở Washington cũng đã làm việc để bảo đảm rằng các thể chế chiếm đoạt  của miền Nam vẫn còn. Thí dụ, họ đã bảo đảm rằng không dự án hay công trình công cộng liên bang nào, mà đã có thể gây nguy hiểm đến sự kiểm soát của elite miền nam đối với lực lượng lao động da đen, được chấp thuận. Vì thế, miền Nam đã bước vào thế kỷ thứ hai mươi như một xã hội chủ yếu là nông thôn với mức giáo dục thấp và công nghệ lạc hậu, vẫn áp dụng lao động chân tay và sức kéo của những con la hầu như không được trợ giúp bởi các công cụ cơ giới. Mặc dù tỷ lệ dân số đô thị đã tăng lên, nó đã ít hơn ở miền Bắc rất nhiều. Thí dụ, trong năm 1900, 13,5 phần trăm dân số miền Nam sống ở đô thị, so với 60 phần trăm ở Ðông Bắc.

Xét về mọi mặt, các thể chế chiếm đoạt ở miền nam Hoa Kỳ, dựa trên quyền lực của elite sở hữu đất, nền nông nghiệp đồn điền, và lao động lương thấp, giáo dục thấp, đã tồn tại dai dẳng lâu vào thế kỷ thứ hai mươi. Các thể chế này đã bắt đầu sụp đổ chỉ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai và rồi thật sự sau phong trào các quyền dân sự đã phá hủy cơ sở chính trị của hệ thống. Và chỉ sau khi các thể chế này chết đi trong các năm 1950 và 1960 thì miền Nam mới bắt đầu quá trình hội tụ nhanh của nó với miền Bắc.



QUY LUẬT SẮT CỦA CHÍNH THỂ ÐẦU SỎ

Triều đại Solomonic ở Ethiopia đã kéo dài cho đến khi nó bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự trong năm 1974. Cuộc đảo chính đã được lãnh đạo bởi Derg, một nhóm Marxist sĩ quan quân đội. Chế độ mà Derg hất khỏi quyền lực đã trông giống như được làm đông lạnh trong thế kỷ trước nào đó với vị hoàng đế Haile Selassie và đám quần thần.

Ban đầu Derg đã được hình thành từ 108 đại diện của các đơn vị quân sự khác nhau từ khắp đất nước.Vào tháng Mười Hai, Derg đã tuyên bố rằng Ethiopia là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong năm 1975 Derg đã bắt đầu quốc hữu hóa tài sản, gồm tất cả đất đô thị và nông thôn và hầu hết các loại tài sản tư nhân. Ứng xử ngày càng độc đoán của chế độ đã châm ngòi cho sự phản đối khắp đất nước.

Trong năm 1978 chế độ đã tổ chức một cuộc kỷ niệm quốc gia đánh dấu kỷ niệm lần thứ tư sự lật đổ Haile Selassie. Vào thời gian này Mengistu đã là nhà lãnh đạo không bị thách thức của Derg. Ông đã chọn Cung điện Lớn của Selassie làm nơi ở. Tại buổi lễ kỷ niệm, ông đã ngồi trên một chiếc ghế bành mạ vàng để theo dõi cuộc duyệt binh, hệt như các hoàng đế thời xưa. Những hoạt động chính thức bây giờ lại được tiến hành ở Cung điện Lớn, với Mengistu ngồi trên ngai vàng cũ của Haile Selassie. Ðã là một sự đảo ngược hoàn toàn của các lý tưởng của Cách mạng.

Hình mẫu của vòng luẩn quẩn được mô tả bởi sự chuyển tiếp giữa Haile Selassie và Mengistu,

Tất cả đã là một trò hề, nhưng cũng đã bi thảm hơn thảm kịch ban đầu, và không chỉ vì những hy vọng đã bị tan vỡ. Stevens và Kabila, giống nhiều nhà cai trị khác ở châu Phi, đã bắt đầu giết các đối thủ của họ và rồi các công dân vô tội. Mengistu và các chính sách của Derg đã gây ra nạn đói tái diễn định kỳ cho các vùng đất màu mỡ của Ethiopia. Lịch sử đã lặp lại chính mình, nhưng trong một dạng rất bị bóp méo. Ðã có một nạn đói ở tỉnh Wollo trong năm 1973 mà đối với nó Haile Selassie đã thờ ơ một cách rõ ràng mà cuối cùng sự thờ ơ ấy đã đóng góp rất nhiều vào việc củng cố sự chống đối chế độ của ông ta. Selassie chí ít đã chỉ thờ ơ. Mengistu thay vào đó đã coi nạn đói như một công cụ chính trị để làm xói mòn sức mạnh của các đối thủ của ông. Lịch sử đã không chỉ có tính khôi hài và bi kịch, mà cũng tàn nhẫn với các công dân của Ethiopia và phần lớn của châu Phi hạ-Sahara.

Cộng đồng quốc tế đã nghĩ rằng sự độc lập Phi châu hậu thuộc địa sẽ dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình lập kế hoạch nhà nước và nuôi dưỡng khu vực tư nhân. Nhưng đã không có khu vực tư nhân ở đó – trừ ở vùng nông thôn, mà đã không có sự đại diện nào trong các chính phủ mới và như thế sẽ là con mồi đầu tiên của chúng. Có lẽ quan trọng nhất, trong hầu hết các trường hợp này, đã có lợi ích khổng lồ từ sự nắm quyền. Những lợi ích này đã thu hút những người vô lương tâm nhất, như Stevens, những người đã muốn độc quyền hóa quyền lực này, và đã làm lộ ra cái tồi nhất của họ một khi họ đã nắm quyền lực. Ðã chẳng có gì để phá vỡ vòng luẩn quẩn.



PHẢN HỒI ÂM VÀ CÁC VÒNG LUẨN QUẨN

Các quốc gia giàu phần lớn bởi vì họ đã tìm được cách để phát triển các thể chế dung hợp tại điểm nào đó trong ba trăm năm qua. Các thể chế này đã tồn tại bền bỉ thông qua một quá trình của các vòng thiện.

  Như các vòng thiện làm cho các thể chế dung hợp bền bỉ, các vòng luẩn quẩn tạo ra các lực hùng mạnh hướng tới sự tồn tại dai dẳng của các thể chế chiếm đoạt. Lịch sử không phải là định mệnh, và các vòng luẩn quẩn không phải là không thể bị phá vỡ, như chúng ta sẽ thấy thêm ở chương 14. Nhưng chúng có khả năng phục hồi nhanh. Chúng tạo ra một quá trình mạnh mẽ của phản hồi âm, với các thể chế chính trị chiếm đoạt rèn đúc các thể chế kinh tế chiếm đoạt, đến lượt lại tạo ra cơ sở cho sự dai dẳng của các thể chế chính trị chiếm đoạt. Chúng ta đã thấy điều này rõ nhất trong trường hợp của Guatemala, nơi  elite đã nắm giữ quyền lực, đầu tiên dưới sự cai trị thuộc địa, rồi ở Guatemala độc lập, trong hơn bốn thế kỷ; các thể chế chiếm đoạt làm giàu cho elite, và của cải của họ tạo thành cơ sở cho sự tiếp tục của sự thống trị của họ. Cùng quá trình của vòng luẩn quẩn cũng hiển nhiên trong sự bền bỉ của nền kinh tế đồn điền ở miền Nam Hoa Kỳ, trừ rằng nó cũng giới thiệu khả năng phục hồi nhanh rất lớn của các vòng luẩn quẩn khi đối mặt với các thách thức.

 Tất nhiên, quy luật sắt của chính thể đầu sỏ không phải là một quy luật thật, theo nghĩa các quy luật của vật lý học. Nó không vẽ ra một con đường không thể tránh khỏi, như Cách mạng Vinh quang ở nước Anh hay Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản minh họa.

Còn có một khía cạnh khác nữa, thậm chí khía cạnh còn tàn phá hơn của vòng luẩn quẩn, được lường trước bởi thảo luận của chúng ta về các thành-quốc Maya ở chương 5. Khi các thể chế chiếm đoạt tạo ra những sự bất bình đẳng khổng lồ trong xã hội và sự giàu có hết sức và quyền lực không bị kiềm chế cho những người nắm quyền kiểm soát, thì sẽ có nhiều người muốn chiến đấu để giành sự kiểm soát nhà nước và các thể chế. Các thể chế chiếm đoạt khi đó không chỉ mở đường cho chế độ tiếp theo, mà sẽ thậm chí chiếm đoạt hơn, nhưng chúng cũng gây ra sự đấu đá nội bộ liên miên và các cuộc nội chiến. Các cuộc nội chiến này rồi gây ra nhiều sự đau khổ con người và cũng phá hủy ngay cả một chút sự tập trung hóa nhà nước mà các xã hội này đã đạt được. Việc này cũng thường khởi động một quá trình sa sút thành tình trạng không có luật pháp, sự thất bại nhà nước, và hỗn loạn chính trị, nghiền nát mọi hy vọng về sự thịnh vượng kinh tế, như chương tiếp theo sẽ minh họa.



Chương 13.
VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI NGÀY NAY



LÀM THẾ NÀO ÐỂ TRÚNG XỔ SỐ Ở ZIMBABWE



Tháng Giêng 2000 tại Harare, Zimbabwe. Fallot Chawawa viên chủ Nghi lễ đã chịu trách nhiệm rút vé trúng thưởng cho xổ số quốc gia . Xổ số đã được mở cho tất cả các khách hàng đã gửi năm ngàn Zimbabwe dollar hoặc hơn trong tài khoản của họ trong tháng Mười Hai 1999. Khi Chawawa rút vé ra, ông đã lặng người đi vì sửng sốt. Như tuyên bố công khai của Zimbank diễn đạt, “Vị chủ Nghi lễ Fallot Chawawa đã hầu như không thể tin vào mắt mình khi chiếc vé rút trúng thưởng Z$100.000 được chuyển cho ông  để công bố, và ông đã thấy tên Quý Ngài RG Mugabe viết trên đó.”

Tổng thống Robert Mugabe, người đã cai trị Zimbabwe bằng trăm phương nghìn kế, và thường với bàn tay sắt, từ năm 1980, đã trúng xổ số.

Sau độc lập, Mugabe đã nhanh chóng thiết lập sự kiểm soát cá nhân của mình. Ông hoặc đã loại bỏ các đối thủ của mình một cách hung dữ hay đã kết nạp họ vào.Vào lúc độc lập, Mugabe đã tiếp quản một tập các thể chế kinh tế chiếm đoạt được tạo ra bởi chế độ da trắng.

Mô hình điều tiết và sự can thiệp vào thị trường dần dần đã trở nên không thể chịu được nữa, và một quá trình thay đổi thể chế, với sự ủng hộ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã bắt đầu trong năm 1991 sau một cuộc khủng hoảng tài khóa nghiêm trọng. Sự xấu đi của thành tích kinh tế cuối cùng đã dẫn đến sự nổi lên của một phe đối lập chính trị nghiêm túc đối với sự cai trị độc-đảng của ZANU-PF: Phong trào Thay đổi Dân chủ (Movement for Democratic Change – MDC). Tuy vậy trong cuộc bầu cử 1995 Mugabe đã thắng 93 phần trăm phiếu bầu, khi hai đối thủ của ông đã rút lại sự ứng cử của họ trước bầu cử, tố cáo sự cưỡng bức và gian lận của chính phủ.

Sau 2000, bất chấp tất cả sự tham nhũng này, sự kìm kẹp của ZANU-PF đã yếu đi. Nó đã chỉ được 49 phần trăm số phiếu bầu phổ thông, và chỉ 63 ghế. Tất cả đã đều bị tranh giành bởi MDC, những người đã được mọi ghế ở thủ đô, Harare. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2002, Mugabe đã chỉ vét được 56 phần trăm phiếu bầu. Cả hai lần bầu cử đã xảy ra theo cách tốt nhất của ZANU-PF bởi vì bạo lực và sự đe dọa, cùng với gian lận bầu cử.

Phản ứng của Mugabe đối với sự tan vỡ kiểm soát chính trị của ông đã là tăng cường cả đàn áp lẫn sử dụng các chính sách của chính phủ để mua sự ủng hộ.

Cái đã xảy ra ở Zimbabwe sau 1980 đã là chuyện tầm thường ở châu Phi hạ-Sahara từ khi độc lập. Zimbabwe đã kế thừa một tập các thể chế chính trị và kinh tế hết sức chiếm đoạt trong năm 1980. Trong thập niên rưỡi đầu tiên, các thể chế này đã được duy trì tương đối nguyên vẹn.



Các quốc gia thất bại ngày nay bởi vì các thể chế kinh tế chiếm đoạt của họ đã không tạo ra các khuyến khích cần cho người dân để tiết kiệm, đầu tư, và đổi mới. Các thể chế chính trị chiếm đoạt ủng hộ các thể chế kinh tế này bằng cách thắt chặt quyền lực của những người hưởng lợi từ sự chiếm đoạt. Trong một số trường hợp cực đoan, như ở Zimbabwe và Sierra Leone, mà chúng ta thảo luận tiếp sau, các thể chế chiếm đoạt mở đường cho sự thất bại nhà nước hoàn toàn, phá hủy không chỉ luật và trật tự mà thậm chí cả các khuyến khích kinh tế cơ bản nhất. Kết quả là sự đình trệ kinh tế và – như lịch sử gần đây của Angola, Cameroon, Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Haiti, Liberia, Nepal, Sierra Leone, Sudan, và Zimbabwe minh họa – các cuộc nội chiến, những sự dời chỗ hàng loạt, và các bệnh dịch, làm cho nhiều trong các nước này ngày nay nghèo hơn họ đã là trong các năm 1960.



MỘT CUỘC THẬP TỰ CHINH CỦA TRẺ CON?

Ngày 23 tháng Ba, 1991, một nhóm người được vũ trang dưới sự lãnh đạo của Foday Sankoh đã từ Liberia vào Sierra Leone và đã tấn công Kailahun. Nhóm của Sankok tự gọi là RUF, Revolutionary United Front (Mặt trận Thống nhất Cách mạng),  đã tuyên bố rằng họ ở đó để lật đổ chính phủ APC tham nhũng và bạo ngược.

Năm 1985, khi Stevens bị bệnh, đưa Joseph Momoh thay ông ta, nền kinh tế đang sụp đổ. Vào cuối sự cai trị của Momoh ông đã ngừng trả lương các công chức, các giáo viên và thậm chí các Thủ lĩnh Tối cao. Chính phủ trung ương đã sụp đổ, và sau đó tất nhiên đã có các cuộc xâm nhập biên giới, Sự sụp đổ của nhà nước dưới thời Momoh, một lần nữa lại là một hệ quả của vòng luẩn quẩn được tháo ra bởi các thể chế chiếm đoạt cực đoan dưới thời Stevens, có nghĩa rằng đã chẳng có gì chặn RUF vượt qua biên giới trong năm 1991.

Mặc dù Sankoh và các lãnh đạo khác của RUF đã có thể bắt đầu với những lời trách móc chính trị, và những bất bình của nhân dân chịu đau khổ dưới các thể chế chiếm đoạt của APC đã có thể khuyến khích họ để gia nhập phong trào lúc ban đầu, tình hình đã thay đổi nhanh chóng và đã tuột khỏi sự kiểm soát. “Sứ mạng” của RUF đã đẩy nước này vào sự thống khổ.

Trong năm đầu tiên của sự xâm lấn, bất cứ gốc rễ trí tuệ nào, mà RUF đã có thể có, đã hoàn toàn tiêu tan. Sankoh đã hành quyết những người phê phán trào lưu gia tăng của các hành động tàn bạo. Không lâu sau, ít người đã tự nguyện tham gia RUF. Thay vào đó họ đã chuyển sang tuyển mộ bằng vũ lực, đặc biệt tuyển mộ trẻ em. Quả thực, tất cả các bên đã làm việc này, kể cả quân đội. Nếu nội chiến Sierra Leone đã là một cuộc thập tự chinh để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, cuối cùng nó đã là một cuộc thập tự chinh của trẻ em. Cuộc xung đột đã mãnh liệt thêm với các cuộc tàn sát và những sự lạm dụng quyền con người hàng loạt, Khi RUF tiếp quản các vùng, họ cũng đã tiến hành bóc lột kinh tế. Ðã hầu như hiển nhiên trong các vùng khai mỏ kim cương, nơi họ đã ép kéo bọn người dân vào khai mỏ kim cương, nhưng cũng đã phổ biến cả ở nơi khác nữa.

Vào năm 1991 nhà nước ở Sierra Leone đã hoàn toàn thất bại.

Các thể chế chiếm đoạt đã tước đoạt và bần cùng hóa nhân dân và ngăn chặn sự phát triển kinh tế, là khá phổ biến ở châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ. Hình mẫu của các thể chế chiếm đoạt suy sụp thành nội chiến và sự thất bại nhà nước đã xảy ra tại những nơi khác ở châu Phi; thí dụ, ở Angola, Côte d’Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Mozambique, Cộng hòa Congo, Somalia, Sudan, và Uganda. Sự chiếm đoạt mở đường cho xung đột, không phải không giống xung đột mà các thể chế hết sức chiếm đoạt của các thành-quốc Maya đã gây ra gần một ngàn năm trước. Cuộc xung đột đã đẩy nhanh sự thất bại nhà nước. Cho nên một lý do khác nữa vì sao các quốc gia thất bại ngày nay là, các nhà nước của họ thất bại. Việc này, đến lượt, là một hệ quả của hàng thập niên của sự cai trị dưới các thể chế kinh tế và chính trị chiếm đoạt.



AI LÀ NHÀ NƯỚC?

Các trường hợp của Zimbabwe, Somalia, và Sierra Leone, cho dù là điển hình của các nước nghèo ở châu Phi, và có lẽ thậm chí một số trường hợp ở châu Á, có vẻ khá cực đoan. Có chắc chắn các nước Mỹ Latin không có các nhà nước thất bại? Có chắc chắn các tổng thống của họ không đủ trơ tráo để trúng xổ số?

Trong năm mươi năm vừa qua, Colombia đã được hầu hết các nhà khoa học chính trị và các chính phủ coi như một nền dân chủ. Sau một chính phủ quân sự ngắn ngủi đã chấm dứt trong năm 1958, các cuộc bầu cử đã được tổ chức thường xuyên. Năm 1974 một hiệp ước luân phiên quyền lực chính trị và chức tổng thống giữa hai đảng chính trị truyền thống, Bảo thủ và Tự do. Tuy nhiên trong khi Colombia có một lịch sử dài của các cuộc bầu cử dân chủ, nó không có các thể chế dung hợp. Thay vào đó, lịch sử của nó đã bị làm hại bởi những sự vi phạm quyền tự do dân sự, những sự hành quyết không đưa ra tòa xét xử, bạo lực chống lại thường dân, và nội chiến. Nội chiến ở Colombia gây ra nhiều thương vong hơn nhiều. Sự cai trị quân sự của các năm 1950 bản thân nó một phần đã là sự phản ứng lại đối với một cuộc nội chiến được biết đến trong tiếng Tây Ban Nha đơn giản như La Violencia, hay “Bạo lực.” Từ thời đó quả thực là một dãy các nhóm nổi dậy, hầu hết là các nhà cách mạng cộng sản, đã gây tai họa cho vùng nông thôn, bắt cóc và giết người.

Vào năm 1997 các lực lượng nửa quân sự, dưới sự lãnh đạo của anh em nhà Castaño, đã tìm được cách để thành lập một tổ chức quốc gia cho các lực lượng nửa quân sự, được gọi là Autodefensas Unidas de Colombia (AUC–Các Lực lượng Tự bảo vệ Thống nhất Colombia). AUC đã mở rộng ra các phần lớn của nước này,  AUC đã điều hành các vùng lớn của Colombia, và để ấn định ai được bầu trong các cuộc bầu cử năm 2002 cho Hạ viện và Thượng viện.

Colombia không phải là một trường hợp của một nhà nước thất bại sắp sụp đổ. Nhưng nó là một nhà nước mà không có sự tập trung hóa đủ và với quyền lực còn xa mới đầy đủ trên toàn lãnh thổ. Ðã có thể là khó để hiểu làm sao mà một tình hình giống thế này lại có thể tự duy trì trong hàng thập kỷ, thậm chí thế kỷ. Nhưng thực ra, tình hình có một logic riêng của nó, như một loại vòng luẩn quẩn. Bạo lực và sự thiếu các thể chế nhà nước được tập trung hóa thuộc loại này đã tham dự vào một mối quan hệ cộng sinh với các chính trị gia vận hành các phần chức năng của xã hội. Mối quan hệ cộng sinh nổi lên bởi vì các nhà chính trị quốc gia khai thác tính vô luật pháp của các phần ngoại vi của đất nước, trong khi các nhóm nửa quân sự được chính phủ quốc gia để cho tự tung tự tác.

Trong năm 2002 Álvaro Uribe đã thắng cuộc bầu tổng thống. Uribe đã có cái gì đó chung với anh em nhà Castaño: bố ông đã bị FARC giết. Uribe đã điều khiển một chiến dịch bác bỏ các nỗ lực của chính quyền trước để thử hòa giải với FARC. Trong năm 2006, khi ông được bầu lại, phần phiếu bầu của ông đã cao hơn 11 phần trăm

Ở Colombia nhiều khía cạnh của các thể chế kinh tế và chính trị đã trở nên dung hợp hơn theo thời gian. Nhưng các yếu tố chiếm đoạt chủ yếu nhất định vẫn còn. Tình trạng vô luật pháp và các quyền tài sản không an toàn là các căn bệnh địa phương trong các dải lớn của nước này, và đấy là một hệ quả của sự thiếu kiểm soát bởi nhà nước quốc gia ở nhiều phần của đất nước, và dạng đặc biệt của sự thiếu tập trung hóa nhà nước. Nhưng tình trạng này không phải là một kết quả không thể tránh khỏi. Bản thân nó là một hệ quả của động học phản chiếu vòng luẩn quẩn: các thể chế chính trị ở Colombia không tạo ra các khuyến khích cho các nhà chính trị để cung cấp các dịch vụ công và luật pháp và trật tự trong phần lớn của đất nước và không đặt ra đủ các ràng buộc lên họ để ngăn chặn họ tham gia vào các thỏa thuận ngầm hay tường minh với các lực lượng nửa quân sự và những kẻ ác ôn.



EL CORRALITO

Argentina đã ở trong sự o ép của một cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2001, dưới thời chính phủ Carlos Menem . Năm 1991 Menem đã neo đồng peso Argentina vào đồng USD. Theo luật, một peso bằng một dollar. Nó đã làm cho hàng xuất khẩu đắt và hàng nhập khẩu rẻ. Đã xẩy ra sự rối loạn tài chính.

Ngày 1 tháng Mười Hai, 2001, chính phủ đã đóng băng tất các các tài khoản ngân hàng,. Chỉ một khoản tiền mặt nhỏ được cho phép rút hàng tuần. Ðầu tiên là 250 pesos, vẫn có giá trị 250 $; rồi 300 pesos. Những người Argentina đã gọi tình trạng này là El Corralito, “Bãi Quây Nhỏ”: những người gửi tiền bị bao vây vào một bãi quây giống như những con bò,. Trong tháng Giêng việc phá giá cuối cùng đã được ban hành, và thay cho một peso ăn một dollar, chẳng bao lâu đã là bốn peso cho một dollar. Nhưng chính phủ sau đó đã chuyển đổi bằng vũ lực tất cả các tài khoản dollar ở ngân hàng sang peso, nhưng với tỷ giá hối đoái cũ một-ăn-một. Ai đã có khoản tiết kiệm 1.000 $ đột ngột thấy mình chỉ còn 250 $. Chính phủ đã tước đoạt ba phần tư các khoản tiết kiệm của nhân dân.

Vào khoảng thời gian của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, Argentina đã là một trong những nước giàu nhất thế giới. Sau đó nó đã bắt đầu một sự sa sút đều đặn tương đối so với các nước giàu khác ở Tây Âu và Bắc Mỹ, rồi trong các năm 1970 và 1980 đã chuyển sang một sự suy sụp tuyệt đối. Trên bề mặt của nó, thành tích kinh tế của Argentina là khó hiểu và gây bối rối, nhưng các lý do cho sự sa sút của nó trở nên rõ ràng hơn nếu được nhìn qua lăng kính của các thể chế dung hợp và chiếm đoạt.

Ðúng là trước 1914, Argentina đã trải qua khoảng năm mươi năm tăng trưởng kinh tế, nhưng đấy đã là một trường hợp kinh điển của sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt. Argentina sau đó đã bị cai trị bởi một elite hẹp đầu tư rất nhiều vào nền kinh tế xuất khẩu nông nghiệp. Nó đã không kéo theo sự phá hủy có tính  sáng tạo và sự đổi mới nào. Và nó đã không bền vững. Trước 1983, Argentina đã giao động lùi và tiến giữa chế độ độc tài và nền dân chủ và giữa các thể chế chiếm đoạt khác nhau. Ðã có sự đàn áp hàng loạt dưới sự cai trị quân sự, đỉnh điểm trong các năm 1970 với ít nhất chín ngàn người bị hành quyết và có lẽ còn nhiều người hơn đã bị hành quyết một cách bất hợp pháp. Hàng trăm ngàn người đã bị tù đày và bị tra tấn.

Các cuộc bầu cử đã không mang lại hoặc các thể chế chính trị dung hợp hay các thể chế kinh tế dung hợp là điển hình ở Mỹ Latin. Ở Colombia, các lực lượng nửa quân sự có thể cố định một phần ba các cuộc bầu cử quốc gia. Ở Venezuela ngày nay, chính phủ được bầu một cách dân chủ của Hugo Chávez tấn công các đối thủ của nó, đuổi họ khỏi các việc làm khu vực công, đóng cửa các tờ báo mà các bài xã luận nó không thích, và tước đoạt tài sản. Trong bất cứ việc gì ông ta làm, Chávez hùng mạnh hơn nhiều và ít bị kiềm chế hơn nhiều

Thay vào đó, nhiều người Argentinia và Venezuela nhận ra rằng tất cả các chính trị gia khác và các đảng của họ cho đến nay đã không để cho họ có tiếng nói, đã không cung cấp cho họ các dịch vụ công cơ bản nhất, như đường sá và giáo dục, và đã không bảo vệ họ khỏi sự bóc lột bởi các elite địa phương. Rất nhiều người Venezuela ngày nay ủng hộ các chính sách của Chávez cho dù những chính sách này đi cùng với tham nhũng và lãng phí theo cùng cách mà nhiều người Argentinia đã ủng hộ các chính sách của Perón trong các năm 1940 và 1970. Thứ hai, lại chính các thể chế chiếm đoạt cơ bản là những cái làm cho chính trị hấp dẫn đến như vậy đối với, và thiên vị đến như vậy cho, những kẻ mạnh mẽ như Perón và Chávez, hơn là một hệ thống đảng hiệu quả tạo ra các lựa chọn khả dĩ khác đáng mong mỏi về mặt xã hội. Perón, Chávez, và hàng tá những kẻ mạnh mẽ ở Mỹ Latin chỉ là một mặt, một khía cạnh khác nữa của quy luật sắt của chính thể đầu sỏ, và như cái tên gợi ý, gốc rễ của quy luật sắt này nằm trong các chế độ do elite kiểm soát nằm ở dưới.



CHÍNH THỂ CHUYÊN CHẾ MỚI

Tháng Mười Một 2009, chính phủ Bắc Triều Tiên đã thực hiện cái mà các nhà kinh tế học gọi là một cải cách tiền tệ. Những đợt lạm phát nghiêm trọng thường là lý do cho những cải cách như vậy. Ở Pháp trong tháng Giêng 1960, một cuộc cải cách tiền tệ đã đưa vào đồng franc mới bằng 100 đồng franc hiện tồn. Các đồng franc cũ vẫn tiếp tục được lưu thông và người dân thậm chí vẫn ghi giá bằng đồng tiền cũ vì sự thay đổi sang đồng franc mới đã là từ từ. Cuối cùng, các đồng franc cũ đã ngừng là đồng tiền pháp định trong tháng Giêng 2002, khi Pháp đưa vào đồng euro. Cải cách của Bắc Triều Tiên nhìn giống thế về bề ngoài của nó. Giống những người Pháp trong năm 1960, chính phủ Bắc Triều Tiên đã quyết định bỏ bớt hai số không khỏi đồng tiền. Một tờ một trăm won, đồng tiền Bắc Triều Tiên cũ, đã có giá trị một won mới. Các cá nhân đã được phép đổi tiền của của họ lấy tiền được in mới tinh, mặc dù việc này đã phải tiến hành trong một tuần lễ, hơn là bốn mươi hai năm, như trong trường hợp của Pháp. Rồi đến cú chộp: chính phủ tuyên bố rằng không ai có thể đổi nhiều hơn 100.000 won, mặc dù muộn hơn nó đã nới giới hạn này lên 500.000. Một trăm ngàn won đã là khoảng 40 $ theo giá ngoại hối chợ đen. Bằng một cú đánh, chính phủ đã quét sạch của cải riêng tư của một phần rất lớn các công dân Bắc Triều Tiên; chúng ta không biết chính xác bao nhiêu, nhưng có lẽ lớn hơn mức mà chính phủ Argentina đã tước đoạt trong năm 2002.

Chính phủ ở Bắc Triều Tiên là một chế độ độc tài cộng sản đã chống lại quyền sở hữu tư nhân và các thị trường.

. Chủ nghĩa cộng sản Nga đã dã man, đàn áp, và đẫm máu, nhưng không độc nhất. Các hậu quả kinh tế và sự đau khổ con người đã là khá điển hình của cái đã xảy ra ở nơi khác – chẳng hạn, ở Cambodia trong các năm 1970 dưới thời Khmer Ðỏ, ở Trung Quốc, và ở Bắc Triều Tiên. Trong tất cả các trường hợp chủ nghĩa cộng sản đã mang lại các chế độ độc tài tàn ác và những sự lạm dụng các quyền con người phổ biến. Vượt xa hơn sự đau khổ con người và sự chém giết, tất cả các chế độ cộng sản đã dựng lên các loại khác nhau của các thể chế chiếm đoạt. Các thể chế kinh tế, có hay không có các thị trường, đã được thiết kế để khai thác các nguồn lực từ nhân dân, và bằng cách hoàn toàn căm ghét các quyền tài sản, chúng thường đã tạo ra sự nghèo khó thay cho sự thịnh vượng. Trong trường hợp Soviet, như chúng ta đã thấy ở chương 5, hệ thống Cộng sản đầu tiên đã tạo ra sự tăng trưởng nhanh, nhưng sau đó đã loạng choạng và dẫn đến trì trệ. Các hậu quả đã tàn phá hơn rất nhiều ở Trung Quốc dưới thời Mao, ở Cambodia dưới thời Khmer Ðỏ, và ở Bắc Triều Tiên, nơi các thể chế kinh tế Cộng sản đã dẫn đến sự sụp đổ kinh tế và nạn đói.

Các thể chế kinh tế Cộng sản đến lượt đã được ủng hộ bởi các thể chế chính trị chiếm đoạt, tập trung mọi quyền lực vào tay của các Ðảng Cộng Sản và không đưa ra bất cứ sự ràng buộc nào lên việc sử dụng quyền lực này. Mặc dù về hình thức đấy đã là các thể chế chiếm đoạt khác nhau, chúng đã có các kết quả giống nhau lên kế sinh nhai của nhân dân như các thể chế  tại Zimbabwe và Sierra Leone.



VUA BÔNG

Bông chiếm khoảng 45 phần trăm xuất khẩu của Uzbekistan, làm cho nó trở thành cây trồng quan trọng nhất kể từ khi nước này xác lập sự độc lập vào lúc tan rã của Liên Xô trong năm 1991. Dưới thời chủ nghĩa cộng sản Soviet tất cả đất trồng bông ở Uzbekistan đã dưới sự kiểm soát của 2.048 nông trang do nhà nước sở hữu. Các nông trang này bị phá vỡ và đất được chia lại sau 1991.

 Bông đã quá có giá trị cho chính phủ mới của Uzbekistan, trước hết, và cho đến nay duy nhất, cho tổng thống, Ismail Karimov. Vụ thu hoạch kéo dài hai tháng. Trẻ em phải nghỉ học để tham gia thu hoạch bông. Những người hưởng lợi chính từ tất cả lao động cưỡng bức này là các elite chính trị, đứng đầu bởi Tổng thống Karimov, ông vua de facto (thực sự) của tất cả bông ở Uzbekistan.

Làm sao mà tất cả đã đến nông nỗi này? Uzbekistan, giống các Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Soviet khác, đã được cho là nhận được sự độc lập của mình sau sự sụp đổ của Liên Xô và phát triển một nền kinh tế thị trường và nền dân chủ. Như trong nhiều nước Cộng hòa Soviet, tuy vậy điều này đã không diễn ra. Tổng thống Karimov, người đã bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình trong Ðảng Cộng Sản Liên Xô cũ, leo lên đến chức bí thư thứ nhất Uzbekistan vào thời điểm may mắn của năm 1989, đúng khi Bức tường Berlin sụp đổ, đã xoay xở để tái tạo chính mình với tư cách một nhà dân tộc chủ nghĩa. Với sự ủng hộ quyết định của các lực lượng an ninh, trong tháng Mười Hai năm 1991 ông đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên chưa từng có của Uzbekistan. Sau khi nắm quyền lực, ông đã đàn áp thẳng tay phe đối lập chính trị độc lập. Các đối thủ bây giờ ở trong nhà tù hay sống lưu đày. Không có nền báo chí tự do ở Uzbekistan, và không có tổ chức phi chính phủ nào được cho phép. Ðỉnh điểm của sự tăng cường đàn áp đến vào năm 2005, khi có lẽ 750, có thể nhiều hơn, những người biểu tình bị cảnh sát và quân đội sát hại ở Andijon.

Dưới thời Karimov, Uzbekistan là một nước với các thể chế chính trị và kinh tế rất chiếm đoạt Và nó nghèo. Không phải tất cả các chỉ số phát triển là xấu. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ trẻ em đến trường là 100 phần trăm … phải, có lẽ trừ trong thời vụ hái bông. Tỷ lệ biết đọc biết viết cũng rất cao, mặc dù ngoài việc kiểm soát tất cả báo chí, chế độ cũng cấm sách và kiểm duyệt Internet. Trong khi hầu hết nhân dân được trả chỉ vài cent cho một ngày hái bông, gia đình Karimov và các cán bộ cộng sản trước kia, những người đã tái tạo bản thân mình sau 1989 như các elite kinh tế và chính trị mới của Uzbekistan, đã trở nên giàu có một cách cực kỳ thoải mái.

Uzbekistan theo nhiều cách giống một di tích từ quá khứ, một thời đại đã bị bỏ quên. Một nước tiều tụy dưới chính thể chuyên chế của một gia đình duy nhất và những cánh hẩu xung quanh họ, với một nền kinh tế dựa trên lao động cưỡng bức – thực ra, lao động cưỡng bức của các trẻ em. Trừ điểm đó nó đã không phải là [di tích]. Phần của nó của miếng khảm (mosaic) của các xã hội thất bại dưới các thể chế chiếm đoạt, và đáng tiếc nó có nhiều nét chung với các nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Soviet trước kia, trải từ Armenia và Azerbaijan đến Kyrgyzstan, Tajikistan, và Turkmenistan, và nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, các thể chế kinh tế và chính trị chiếm đoạt có thể khoác một dạng tàn bạo vô liêm sỉ.



GIỮ SÂN CHƠI NGHIÊNG

Các năm 1990 đã là một thời kỳ cải cách ở Ai Cập. Từ cuộc đảo chính quân sự xóa bỏ nền quân chủ trong năm 1954, Ai Cập đã được vận hành như một xã hội nửa-xã hội chủ nghĩa trong đó chính phủ đã đóng một vai trò trung tâm trong nền kinh tế. Thế nhưng đấy đã không là các thị trường dung hợp, mà là các thị trường được kiểm soát bởi nhà nước và một nhúm nhỏ các nhà kinh doanh liên minh với Ðảng Dân chủ Dân tộc (National Democratic Party – NDP),

. Các doanh nhân có mối quan hệ với chế độ đã có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện chương trình tư nhân hóa của Ai Cập, sao cho nó ưu ái cho elite kinh doanh giàu có – hay “những con cá voi,” như họ được biết đến ở địa phương. Vào lúc tư nhân hóa bắt đầu, nền kinh tế đã bị chi phối bởi ba mươi hai trong số cá voi này.

Ai Cập ngày nay là một quốc gia nghèo – không nghèo như hầu hết các nước ở phía nam, ở châu Phi hạ-Sahara, nhưng vẫn là một quốc gia nghèo nơi khoảng 40 phần trăm dân số là rất nghèo và sống với ít hơn hai dollar một ngày. Các thể chế kinh tế chiếm đoạt đã lại được ủng hộ bởi các thể chế chính trị chiếm đoạt.

Kết quả không thể tránh khỏi, mà đã đến trong triều đại của Mubarak, đã là các thể chế kinh tế trở nên chiếm đoạt hơn, phản ánh sự phân bố quyền lực chính trị trong xã hội. Theo nghĩa nào đó Mùa Xuân Arab đã là một phản ứng với việc này. Ðiều này đã đúng không chỉ ở Ai Cập mà cũng ở Tunisia. Ba thập niên của sự tăng trưởng Tunisia dưới các thể chế chính trị chiếm đoạt đã bắt đầu quay ngược khi Tổng thống Ben Ali và gia đình ông đã bắt đầu cướp bóc nền kinh tế nhiều hơn và mạnh  hơn.



VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI

Các quốc gia thất bại về kinh tế bởi vì các thể chế chiếm đoạt. Các thể chế này giữ các nước nghèo ở trạng thái nghèo và ngăn cản chúng bước lên con đường đến tăng trưởng kinh tế. Ðiều này đúng ngày nay ở châu Phi, ở các nơi như Zimbabwe và Sierra Leone; ở Nam Mỹ, trong các nước như Colombia và Argentina; ở châu Á, trong các nước như Bắc Triều Tiên và Uzbekistan; và ở Trung Ðông, trong các quốc gia như Ai Cập. Có những sự khác biệt đáng kể giữa các nước này. Một số là các nước nhiệt đới, một số trong các vùng ôn đới. Một số đã là các thuộc địa của Anh; số khác đã là thuộc địa của Nhật Bản, Tây Ban Nha, và Nga. Chúng có các lịch sử, ngôn ngữ, và văn hóa rất khác nhau. Cái tất cả chúng cùng chia sẻ là các thể chế chiếm đoạt. Trong tất cả các trường hợp này cơ sở của các thể chế này là một giới elite những người thiết kế các thể chế kinh tế để làm giàu cho bản thân họ và làm cho quyền lực của họ là vĩnh viễn gây tổn hại cho tuyệt đại đa số người dân trong xã hội. Lịch sử và cấu trúc xã hội khác nhau của các nước dẫn đến những sự khác biệt về bản chất của các elite và về chi tiết của các thể chế chiếm đoạt. Nhưng lý do vì sao các thể chế tồn tại dai dẳng luôn luôn liên quan đến vòng luẩn quẩn, và những hệ lụy của các thể chế này về mặt bần cùng hóa các công dân của chúng là giống nhau – cho dù cường độ của chúng khác nhau.

Ðúng như lịch sử và các cấu trúc khác nhau có nghĩa rằng bản sắc của các elite và những chi tiết của các thể chế chính trị chiếm đoạt là khác nhau, các chi tiết của các thể chế kinh tế chiếm đoạt mà các elite dựng lên cũng thế.

Mức độ chiếm đoạt trong các nước khác nhau rõ ràng thay đổi và có những hệ quả quan trọng cho sự thịnh vượng. Tại Argentina, chẳng hạn, hiến pháp và các cuộc bầu cử dân chủ không hoạt động tốt để thúc đẩy chủ nghĩa đa nguyên, nhưng chúng có hoạt động tốt hơn nhiều so với ở Colombia. Chí ít nhà nước có thể xác nhận mình có độc quyền về bạo lực ở Argentina. Một phần như một hệ quả, thu nhập trên đầu người ở Argentina gấp đôi thu nhập đầu người của Colombia. Các thể chế chính trị của cả hai nước làm công việc tốt hơn nhiều để kiềm chế các elite so với các thể chế chính trị ở Zimbabwe và Sierra Leone, và như một kết quả, Zimbabwe và Sierra Leone nghèo hơn Argentina và Colombia rất nhiều.

.
Giải pháp cho sự thất bại kinh tế và chính trị của các quốc gia ngày nay là biến đổi các thể chế chiếm đoạt của họ hướng về các thể chế dung hợp. Vòng luẩn quẩn có nghĩa rằng việc này không dễ. Nhưng không phải là không thể, và quy luật sắt của chính thể đầu sỏ không phải là không thể tránh khỏi. Hoặc một số yếu tố bao gồm tồn tại từ trước trong các thể chế, hay sự hiện diện của các liên minh rộng dẫn đến cuộc đấu tranh chống chế độ hiện tồn, hay đơn thuần bản chất tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử, có thể phá vỡ các vòng luẩn quẩn. Hệt như nội chiến tại Sierra Leone, Cách mạng Vinh quang năm 1688 đã là một cuộc đấu tranh vì quyền lực. Nhưng nó đã là một cuộc đấu tranh có bản chất rất khác với nội chiến ở Sierra Leone. Có thể hiểu được rằng một số người trong Quốc hội chiến đấu để loại bỏ James II theo sau Cách mạng Vinh quang đã tưởng tượng mình đóng vai trò của nhà chuyên chế mới, như Oliver Cromwell đã đóng sau Nội Chiến Anh. Nhưng sự thực rằng quốc hội đã hùng mạnh rồi và đã cấu thành từ một liên minh rộng của các lợi ích kinh tế khác nhau và các quan điểm khác nhau đã làm cho quy luật sắt của chính thể đầu sỏ ít có khả năng áp dụng trong năm 1688. Và nó đã được giúp đỡ bởi sự thực rằng sự may mắn đã ở bên của Quốc hội chống lại James II. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy các thí dụ khác nữa về các nước đã tìm được cách để phá vỡ vòng kim cô và biến đổi các thể chế của họ cho cái tốt đẹp hơn, thậm chí sau một lịch sử dài của các thể chế chiếm đoạt. ( còn tiếp)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire