Trang

25/04/2019

CÔNG AN LŨNG LOẠN LÃNH ĐẠO, CHÍNH QUYỀN KHÔNG CHỈ VỤ TRỊNH VĨNH BÌNH


Nguyễn Đình Ấm


Sau khi doanh nhân Hà Lan gốc Việt Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện chính phủ Việt Nam lần thứ hai có nhiều ý kiến nêu lên nguyên nhân một chính phủ bị một cá nhân cho chính phủ “phơi áo” là do sự lộng hành của trung tá công an hình sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ngô Chí Đan(Stt của nhà báo Nguyễn Công Khế, bài của tác giả Nguyễn Quang Duy...).
Với nhiều người thì có thể không hiểu nổi, không thể tin tại sao chỉ một trung tá CA ở tỉnh “lẻ” mà lại khuynh đảo được cả chủ tịch tỉnh, thủ tướng, bộ chính trị... nhưng với tôi thì tin luôn.
Tại sao công an có quyền uy lớn?


Mọi sức mạnh, quyền uy đều dựa trên cơ sở “vật chất” của nó, theo đó, ở bất kỳ chế độ độc tài nào thì công an đều đứng hàng đầu về quyền uy. Bởi vì:
-Nhà cầm quyên độc tài không do dân bàu nên chủ yếu dựa vào công an, lực lượng vũ trang để tồn tại nên công an thành “kiêu binh” là tất yếu.
- Công an có chức năng và phương tiện đầy đủ nhất để phát hiện, điều tra, phán xét mọi sai trái, tội phạm. Trong khi đó,chế độ độc tài là môi trường lý tưởng nhất để sai phạm, tham nhũng hoành hành.
- Tham nhũng thuộc bộ máy quan chức, quyền lực nên luôn phải sợ “thế lực” có chức năng, phương tiện để biết, phán xét tham nhũng.Ở thời buổi mà tham nhũng “nhìn đâu cũng thấy, sờ dâu cũng có”(lời ông TBT đảng CS, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng) thì công an với chức năng, phương tiện nắm thông tin của bất kỳ quan chức nào nên quyền uy vô cùng lớn, đúng với quy luật: “Ai nắm được nhiều thông tin của đối thủ hơn thì làm chủ”.Vì vậy việc một cá nhân hay tổ chức của công an khuynh loát được quan chức, chính quyền không là chuyện lạ.Tôi chỉ nêu một ví dụ:

Chính phủ, ban tư tưởng văn hóa trung ương từng bị một trung tá công an khuynh loát như thế nào?
Những năm 1990 là thời điểm bản lề ngành Hàng không VN(HKVN) chuyển đổi phương tiện từ máy bay của Liên Xô sang máy bay của phương tây và xẩy ra nhiều vụ tham nhũng trắng trợn mà điển hình là vụ mua 2 máy bay Fokker 70 của Hà Lan. Năm 1994-1995 hãng Fokker bị phá sản tồn đọng nhiều máy bay bị khách hàng từ chối nhận hàng.Thế nhưng HKVN vẫn quyết định mua hai máy bay Fokker để làm “chuyên cơ”. Dư luận, nhất là giới kỹ thuật, phi công phản đối việc mua hai chiếc máy bay này do thiết kế của nó lạc hậu, hãng chế tạo phá sản, khai thác không hiệu quả, nguy hiểm...
Tôi nắm được nhiều thông tin tiêu cực trong vụ này nên tìm mọi cách đưa ra ánh sáng.Tôi đem bản thảo bài viết đi nhiều tờ báo ở Hà Nội có đồng nghiệp quen gạ gẫm nhưng không tờ báo nào dám đăng.Họ thừa biết, việc mua máy bay phải được chính phủ, bộ kế hoạch, tài chính phê duyệt, bộ nội vụ (nay là bộ công an) “cho ý kiến” và các đại diện cơ quan trên thường “có phần”...nên việc phanh phui phi vụ sẽ rất nguy hiểm.Cuối cùng, tôi tìm được chỗ dám đăng, đó là tờ Hà Nội Mới chủ nhật(HNMCN) do nhà báo Nguyễn Triều làm trưởng ban.Đến nay tôi vẫn chưa hiểu tại sao ngày đó anh Hồ Xuân Sơn TBT báo HNM lại dám cho đăng vụ này.Ngày 23/3/1996 tôi đưa bản thảo thì 24/3 báo HNMCN đăng bài “Đừng nói gì đến chì và chài, đến người rồi cũng mất nốt”. Bản thảo của tôi là “Mất cả chì lẫn chài” tức nói việc mua hai máy bay này sẽ vô cùng tai hại, mất tất cả vì vừa đắt tiền(mỗi chiếc giá gần 30 triệu USD chỉ chở được 70 khách) khai thác không hiệu quả, phải mua phụ tùng “gia công”, đặc biệt việc bảo dưỡng, cung ứng vật tư, kỹ thật, bảo đảm an toàn sẽ rất khó khăn, cực kỳ nguy hiểm nếu tai nạn xẩy ra...Tôi viết dè dặt chỉ đưa vào 30% tư liệu vì sợ “đao to, búa lớn” báo sẽ ngại đăng. Nhà báo Nguyễn Triều đã biên tập theo ý mình và đăng luôn hôm sau.
Sau khi báo đăng,dư luận ngành HKVN xôn xao, nhiều người phẫn nộ, lo lắng, ngành HK cử người sang báo HNM dò xét, “đặt hàng” một số phóng viên quen biết tìm hiểu kẻ nào cung cấp thông tin cho báo HNM...Theo các đồng nghiệp báo HNM thì luôn có nhân viên an ninh theo rõi mọi động thái ở tòa báo.Riêng trung tá công an kinh tế (A 17) bộ nội vụ(nay là bộ công an) Lê Thạc Ngoan “nằm vùng” ở ngành HKVN nổi tiếng “giàu nhanh từ ngày theo dõi HK” thì ráo riết bàn bạc với lãnh đạo HKVN tìm cách “dập” vụ này đồng thời trừng trị người gây ra vụ việc và xác định chắc chắn tôi là thủ phạm (theo thông tin cộng tác viên của tôi ở văn phòng cục HKVN).
Ngày 30/3/1996, ông Ngoan gửi văn bản tới lãnh đạo cục an ninh kinh tế( A17),bộ nội vụ, các cơ quan chức năng...quy cho báo HNM đủ thứ tội : “Làm lộ bí mật quốc gia...làm phương hại uy tín và hoạt động của ngành HK nói chung và lãnh đạo ngành HK nói riêng...” và “đề nghị điều tra, truy xét làm rõ động cơ, mục đích vu khống của tác giả và đường dây cung cấp tin tức nội bộ, bí mật quốc gia để có hướng xử lý nghiêm trước pháp luật” . Ngày hôm sau 31/3/1996 ông cục trưởng HKVN cũng làm công văn gửi thủ tướng chính phủ cùng 18 cơ quan quyền lực, chức năng nêu tội báo HNM như văn bản của ông Lê Thạc Ngoan, chỉ thêm “gây phương hại đến hợp tác quốc tế” và yêu cầu “giao cho cơ quan chức năng xử lý nghiêm người cung cấp thông tin tài liệu đó”.
Ngày 5/4/1996 chủ nhiệm văn phòng chính phủ Lê Xuân Trinh ký công văn 1538 gửi bộ nội vụ yêu cầu “làm rõ vụ việc báo nêu”(nhưng công an không hề đả động việc sai trái trong vụ mua máy bay Fokker mà chỉ truy xét ai cung cấp thông tin cho báo HNM),thông báo tuần ngày 8/4/1996 của ban tư tưởng văn hóa TW(nay là ban tuyên giáo) cũng yêu cầu làm rõ vụ việc và các báo “tạm dừng đăng về việc này”...Sau đó báo HNM bị khởi tố, điều tra, một số phóng viên HNMCN bị thẩm vấn, đặc biệt tra xét “ai cung cấp tài liệu để đăng bài báo”. Cuối cùng cơ quan điều ra không thể làm báo HNM khai thủ phạm cung cấp thông tin và báo HNM chứng minh được bài báo không làm lộ bí mật quốc gia(Tôi đã sưu tầm được bài báo nói về việc HKVN mua 2 máy bay Fokker với những thông tin mà công an cho là bí mật đăng cách đó 3 tháng cho các đồng nghiệp). Không “nặn bóp” được báo HNM cung tôi ra, ngày 12/6/1996 cơ quan an ninh điều tra (A24) bộ nội vụ triệu tập tôi tra xét vớ vẩn về cái đơn tôi tố cáo lãnh đạo HKVN, ông Trần Mai Hạnh (lãnh đạo hội nhà báo VN) từ những năm trước( nhưng không ai giải quyết) để lấy cớ ngày 24/9/1996 khởi tố khám xét nhà cửa hòng đưa tôi vào tù.Trong vụ này viện KSND tối cao có vẻ bị lừa.
Sau này một cán bộ VKSNDTC nói với tôi, họ được “bên công an” báo cáo “vụ án làm lộ bí mật quốc gia rất nghiêm trọng”.Trong quá trình điều tra, A24 thể hiện quá rõ thái độ bao che, bảo vệ cho tham nhũng một cách trơ tráo.A24 gọi việc này là “vụ án Nguyễn Đình Ấm vu khống ông Nguyễn Hồng Nhị” (cục trưởng cục HKVN) một sự hết sức vô liêm sỉ!. Năm trước tôi tố cáo ông NHN nhưng không ai xem xét bị đơn mà lại tra xét kẻ tố cáo! Tôi biết rất nhiều quan chức ở bộ nội vụ hưởng nhiều lợi ích ở ngành này.Riêng ông Nguyễn Khánh Toàn, tổng cục trưởng TC an ninh bộ nội vụ mới được ngành HK nhận vợ là bà Pham Gia Liên vào làm cán bộ ở công ty dịch vụ HK...Năm 1998 hàng chục vụ tham nhũng khổng lồ bị tôi phát hiện như lập quỹ đen chia nhau 14 tỷ đ, thuê 10 máy bay A 320 làm thất thoát hàng trăm triệu USD, mua máy bay IL 18 làm mất gần 20.000 USD...đăng trên báo Thanh Niên mà họ gọi vụ tôi tố cáo mấy vụ lẻ tẻ từ trước là “vụ án vu khống lãnh đạo HK”.
Thế nhưng, do tôi đoán biết việc họ điều tra báo HNM trước đó cũng chỉ là nhằm vào tôi nên khi họ khám nhà không thu được gì để kết tội tôi.Cuối cùng đến 26 tháng 2 năm 1997 sau 4 tháng hành hạ tôi, viện KSNDTC đình chỉ “vụ án” và A24 đình chỉ điều tra.Thực chất họ lợi dụng quyền hành để bảo kê tham nhũng một cách mọi rợ, huy động biết bao tiền của nhân nhân vào việc "đánh thuê" cho tham nhũng..
Tôi không bị tù trong vụ này nhưng HKVN sử dụng hai chiếc Fokker kia trong hoàn cảnh khốn nạn: Phải mua phụ tùng mà hãng Fokker service(Sau khi phá sản họ lập xưởng để SX vật tư cho số máy bay đang còn khai thác) gia công với giá cao, mỗi hỏng hóc phải chờ vật tư từ Hà Lan gửi sang, phải nuôi một kỹ sư Hà Lan suốt hơn 20 năm (đến mức anh này biết ăn thịt chó mắm tôm thành thạo) với mức lương hơn chục ngàn USD/tháng chỉ để anh ta giám sát kỹ thuật rồi ký vào mỗi chuyến bay để HKVN “vững dạ”...bay!
Rất may. “hồng phúc” của dân VN trong quá trình bay hai chiếc Fokker không bị tai nạn.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire