Phạm
Trần
Cuộc khủng hoảng lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam đã
bắt đầu từ khi có tin Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bị tai biến
mạch máu não, tuy nhẹ, nhưng phải cấp cứu tại bệnh viện trong chuyến thăm Kiên
Giang trong hai ngày 13 và 14/04/2019.
Đảng và chính phủ Việt Nam không chính thức xác nhận mà cũng không phủ nhận tin ông Trọng bất ngờ ngả bệnh lúc đang chỉ đạo các lãnh đạo và cán bộ Tỉnh Kiên Giang, nhưng các mạng Xã hội ở Việt Nam đã mau chóng vào cuộc đưa tin chi tiết chưa bao giờ nhanh như thế.
Đảng và chính phủ Việt Nam không chính thức xác nhận mà cũng không phủ nhận tin ông Trọng bất ngờ ngả bệnh lúc đang chỉ đạo các lãnh đạo và cán bộ Tỉnh Kiên Giang, nhưng các mạng Xã hội ở Việt Nam đã mau chóng vào cuộc đưa tin chi tiết chưa bao giờ nhanh như thế.
Các Nhà báo tự do đã kể chuyện các Bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn được triệu hồi khẩn cấp xuống Kiên Giang chẩn bệnh, trước khi đồng ý để chiếc Trực thăng đặc biệt chở ông về bệnh viện Chỡ Rẫy chữa tiếp qua đêm 15/04 (2019). Sau đó, với sự đồng ý của đội Bác sỹ của Ban Bảo vệ sức khỏe lãnh đạo từ Hà Nội vào chăm sóc, ông Trọng đã được máy bay chở về Hà Nội ngày 16/4 (2019) để các Bác sỹ theo dõi tiếp.
Lý do tin lớn này bị Ban Tuyên giáo che kín vì Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (Luật số 29/2018/QH14) , ban hành ngay 15/11/2018, có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với “Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.”
Vì vậy, nhiều người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã đổ xô đi tìm “tin ông Trọng bệnh thật hay không bệnh” trên các báo “lề Dân” nên không khí hoang mang đã lên cao trong dự luận.
Tuy nhiên, đứng trước “tin sét đánh” này, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng (người con cưng ngoại vi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt), có tin nói, đã khẩn cấp bay vào Sài Gòn thăm sức khỏe ông Trọng, đồng thời chỉ thị kiểm soát thông tin để không bị lộ ra ngoài.
GIẤU MÀ HỞ
Tuy nhiên, trong khi ông Trọng đã kết thúc bất ngờ chuyến thăm và làm việc tại Kiên Giang, và đang nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 15/4 (2019) thì báo-đài nhà nước, quan trọng nhất là báo điện tử của Trung ương đảng, báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, VietNamNet , VNExpress, TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV (Voice of Vietnam), Thanh Niên v.v… tiếp tục đăng lại bản tin của các phóng viên tường thuật các hoạt động trong hai ngày (13 và 14/04/2019) của ông Trọng tai Kiên Giang.
Tỷ dụ như TTXVN viết:”Trong hai ngày (13-14/4), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thăm, làm việc tại tỉnh Kiên Giang, về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh đến nay, trọng tâm là năm 2018 và ba tháng đầu năm 2019; phương hướng nhiệm vụ từ nay đến hết nhiệm kỳ.
Sáng 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang; nghe Ủy viên Trung ương Đảng,
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm
vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay….”
Thống tấn xã của Chính phủ viết tiếp:” Trước đó,
chiều 13/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc
tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang như Công
ty cổ phần gỗ MDF VRG Kiên Giang (thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam)
tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành; Công ty Trung Sơn (thuộc Công
ty cổ phần thực phẩm Trung Sơn), tại xã Trung Hóa, huyện Kiên Lương.
Tiếp đó, sau khi thăm thực địa khu nuôi tôm công
nghiệp quy mô lớn, thăm nhà máy chế biến thực phẩm của Công ty Trung Sơn tại xã
Trung Hóa, huyện Kiên Lượng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã làm
việc với ban lãnh đạo, nghe báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
(Tường thuật của
Nguyễn Sự-Huy Hải (TTXVN/Vietnam)
Như vậy là đã có một “khoảng trống thông tin”
giữa cuộc họp “làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang” của
ông Trọng vào buổi sáng ngày 14/04 cho đến sáng ngày 16/04 (2019) là khi chuyên
cơ chở ông Trọng, được nói rời Sài Gòn về Hà Nội.
Điều này cho thấy, nếu ông Trọng vẫn mạnh khỏe sau buổi làm việc với cán bộ Tỉnh Kiên Giang thì ông đã về Hà Nội từ chiều 14/4 (2019), hay thăm đâu đó chứ không có chuyện báo chí nhà nước lại im hơi lặng tiếng như thế.
Điều này cho thấy, nếu ông Trọng vẫn mạnh khỏe sau buổi làm việc với cán bộ Tỉnh Kiên Giang thì ông đã về Hà Nội từ chiều 14/4 (2019), hay thăm đâu đó chứ không có chuyện báo chí nhà nước lại im hơi lặng tiếng như thế.
Ngoài ra, cũng ngạc nhiên như “đổ thêm dầu vào
lửa” cho chuyện ông Nguyễn Phú Trọng cháy to lên khi báo đài nhà nước được
lệnh, từ ngày 15/4 (2019) đồng loạt đăng toàn bộ chùm ảnh “Tổng bí thư, Chủ
tịch nước làm việc tại Kiên Giang” .
Càng thấy lạ khi việc đăng ảnh này kéo dài cho đến ít
nhất ngày 16/04 trên một số báo, hai ngày sau khi ông Trọng đã rời khỏi Kiên
Giang. Đây là một việc làm “rất không bình thường”, so với các chuyến đi
thăm các cơ sở và địa phương của người đứng đầu đảng và nhà nước.
Vì vậy việc làm này không ngoài mục đích “cải chính” tin của “báo lề dân” nói rằng ông Trọng ngã bệnh bất ngờ khi thăm Kiên Giang, nhưng ngược lại cũng không khỏi gây nghi ngờ “nếu không có lửa thì làm sao có khói” ?
CHUYỆN TRƯỚC MẮT
Dù đúng hay chưa được xác nhận sức khỏe ông Trọng 75 tuổi có vấn đề, nhưng nó xẩy ra vào lúc ông tập trung trí tuệ làm hai việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị cuối đời của ông.
Vì vậy việc làm này không ngoài mục đích “cải chính” tin của “báo lề dân” nói rằng ông Trọng ngã bệnh bất ngờ khi thăm Kiên Giang, nhưng ngược lại cũng không khỏi gây nghi ngờ “nếu không có lửa thì làm sao có khói” ?
CHUYỆN TRƯỚC MẮT
Dù đúng hay chưa được xác nhận sức khỏe ông Trọng 75 tuổi có vấn đề, nhưng nó xẩy ra vào lúc ông tập trung trí tuệ làm hai việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị cuối đời của ông.
Đó là: chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ lịch sử của ông
đã được dự trù trong năm nay, theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.
Có nhiều đồn đoán ông Trọng muốn hoàn tất 3 việc với
ông Trump:
- Đạt thỏa thuận “Hợp tác chiến lược” với Mỹ để bảo đảm an ninh và sự thịnh vượng bền vững cho Việt Nam, tăng lên từ “Hợp tác toàn diện”, phần lớn đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế-thương mại.
- Đạt thỏa thuận “Hợp tác chiến lược” với Mỹ để bảo đảm an ninh và sự thịnh vượng bền vững cho Việt Nam, tăng lên từ “Hợp tác toàn diện”, phần lớn đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế-thương mại.
-Muốn Mỹ nhìn nhận Việt Nam có “nền kinh tế thị
trường” để được hưởng ưu tiên thuế nhẹ cho các mặt hàng Việt Nam xuất cảng sang
Mỹ.
-Mua vũ khí, máy bay và tầu chiến của Mỹ với những ưu
đãi đặc biệt đối với vị trí chiến lược ở Biển Đông của Việt Nam và bàn cờ chiến
lược Quốc phòng của Mỹ ở Á Châu và Ấn Độ Dương.
Nhưng quan trọng hơn, đối với ông Trọng là làm sao tổ chức thành công Đại hội đảng XIII, dự trù tháng 01/2021, trong đó có việc tìm người kế nhiệm, nếu thật sự ông không muốn thay Điều lệ đảng để được ứng cử nhiệm kỳ thứ 3 như đang có tin truyền miệng trong đảng.
Nhưng quan trọng hơn, đối với ông Trọng là làm sao tổ chức thành công Đại hội đảng XIII, dự trù tháng 01/2021, trong đó có việc tìm người kế nhiệm, nếu thật sự ông không muốn thay Điều lệ đảng để được ứng cử nhiệm kỳ thứ 3 như đang có tin truyền miệng trong đảng.
Sở dĩ có lời đồn đoán này vì Điều lệ đảng không cho
phép một Tổng Bí thư giữ ghế hơn hai nhiệm kỳ (10 năm), nhưng lại rục
rịch có chuyện sửa đổi Điều lệ đảng được bàn tán nơi này nơi kia từ một năm
qua.
CÓ AI KHÁC SÁNG GIÁ ?
Nhưng liệu với số tuổi 75 và mới có “tin đồn bị tai biến mạch máu não” ở Kiên Giang ngày 14/04/2019, ông Trọng có khả năng hồi phục để ra ứng cử hay nhận đề cử ?
Vì theo Quy định 89-QĐ/TW ngày 04/08/2017 thì ông Trọng phải có “đủ sức khỏe”.
Nhưng liệu với số tuổi 75 và mới có “tin đồn bị tai biến mạch máu não” ở Kiên Giang ngày 14/04/2019, ông Trọng có khả năng hồi phục để ra ứng cử hay nhận đề cử ?
Vì theo Quy định 89-QĐ/TW ngày 04/08/2017 thì ông Trọng phải có “đủ sức khỏe”.
Như vậy, sau ông Trọng có ai sáng giá để thay ông, khi
ông quyết định nghỉ hưu ?
Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và ông
Đinh La Thăng vào tù, Bộ Chính trị khóa XII còn lại 17 người, nhưng lại có thêm
ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư bị ốm dài hạn, dù vẫn giữ ghế nhưng
đã thôi làm việc từ vài năm qua, nên chỉ còn lại 16 người.
Trong số này, nổi trội nhất có 3 Ủy viên gồm:
Trong số này, nổi trội nhất có 3 Ủy viên gồm:
- Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng, sinh ngày 20/07/1954
tại Quảng Nam.
-Phạm Minh Chính, sinh ngày 10/02/1958 tại Thanh Hóa,
Trung tướng Công an, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
-Trần Quốc Vượng, sinh ngày 05/02/1953 tại Thái Bình,
Thường trực Ban Bí thư (người thay Đinh Thế Huynh)
Người thứ tư, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), sinh ngày 12/06/1953 tại Trà Vinh, là người ôn hòa, được nói là hiền lành nhưng thiếu cương quyết và được coi như thân Tây phương, và là người “của mọi người” nên khó được chọn.
Vậy liệu thành phần nhận sự 4 người đang được xầm xì to nhỏ, sau tin ông Trọng lâm bệnh, có cơ may gỡ rối cho bàn cờ chính trị khỏi bị rơi vào khủng hoảng hay không thì còn phải chờ, vì Ủy ban Văn kiện Đảng khóa XIII vẫn chưa hoàn tất nhiệm vụ lấy ý kiến các địa phương.
Người thứ tư, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), sinh ngày 12/06/1953 tại Trà Vinh, là người ôn hòa, được nói là hiền lành nhưng thiếu cương quyết và được coi như thân Tây phương, và là người “của mọi người” nên khó được chọn.
Vậy liệu thành phần nhận sự 4 người đang được xầm xì to nhỏ, sau tin ông Trọng lâm bệnh, có cơ may gỡ rối cho bàn cờ chính trị khỏi bị rơi vào khủng hoảng hay không thì còn phải chờ, vì Ủy ban Văn kiện Đảng khóa XIII vẫn chưa hoàn tất nhiệm vụ lấy ý kiến các địa phương.
Dù sao thì gánh nặng lo cho Đại hội đảng XIII vẫn
thuộc về ông Trọng, dù ông có muốn hay không. Nhưng tương Việt Nam lại không thuộc về ông mà của người
dân đang muốn thoát ra khỏi gông kìm Cộng sản.
Vì vậy, căn bệnh hiểm nghèo nếu có của ông Trọng mà
gây ra cuộc khủng hoảng chính trị để làm lợi cho âm mưu đánh chiếm Việt Nam của
Trung Quốc thì ông sẽ là người bị lên án trước toàn dân. -/-
Phạm Trần
(04/019)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire